Chưa chắc Giáo Hoàng thăm Việt Nam

13 Tháng Mười Hai 20168:28 CH(Xem: 19071)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  14   DEC  2016


Việt Nam-Vatican: Cải thiện quan hệ, nhưng chưa tái lập bang giao


 image011


Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 23/11/2016.Reuters


Ngày 23/11/2016, đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican, một bước mới trên tiến trình hai quốc gia xích lại gần nhau. Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2007, một lãnh đạo của Việt Nam gặp lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Thế nhưng, thông cáo của Tòa Thánh về cuộc gặp gỡ này vẫn chưa nhắc đến khả năng tái lập bang giao giữa Vatican với Hà Nội.


Chế độ Cộng sản Việt Nam đã cắt đứt bang giao với Vatican vào năm 1975, nhưng hai bên đã tiến tới hòa giải kể từ năm 2007 và đến năm 2009 đã lập “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”. Phiên họp gần đây nhất, phiên thứ sáu, của nhóm làm việc này đã diễn ra từ ngày 24 đến 26/10 năm nay. “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”sẽ tiếp tục họp vào năm tới.


Đặc biệt kể từ năm 2011, Tòa Thánh có một “đại diện không thường trú” ở Việt Nam, đó là Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa Thánh tại Singapore. Nhiều phái đoàn của Vatican cũng đã thường xuyên đến thăm và làm việc tại Việt Nam.


Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong những năm gần đây đã đến hội kiến đức giáo hoàng tại Vatican, như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp giáo hoàng Benedicto 16 vào năm 2007. Cũng chính giáo hoàng Benedicto đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào năm 2009, và tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013. Trước ông Trần Đại Quang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 03/2014. Sau đó, nhân chuyến công du châu Âu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ghé qua Vatican để hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 10/2014. Tóm lại, chế độ Hà Nội có bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất thì giáo hoàng đều đã gặp hết.


Tuy quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội tiếp tục được cải thiện như vậy, căng thẳng vẫn tồn tại giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo Việt Nam, chủ yếu do tranh chấp đất đai. Ấy là chưa kể vấn đề bổ nhiệm các giám mục vẫn thường xuyên gây bất hòa giữa chính quyền Hà Nội với Tòa Thánh.


Đức Giáo hoàng Phanxicô rất chú trọng đến việc phát triển Công giáo ở châu Á ( hiện chỉ chiếm thiểu số 3% dân số ). Từ khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Ngài đã đến các nước Hàn Quốc, Srilanka và Philippines. Giáo hoàng Phanxicô hiện cũng đang chuẩn bị cho việc xích gần lại Trung Quốc, qua việc công nhận các giám mục do chế độ Bắc Kinh bổ nhiệm. Nếu được Hà Nội mời, chắc là Ngài sẽ rất vui lòng đến thăm Việt Nam, một quốc gia mà người Công giáo chỉ chiếm 7%, nhưng Giáo hội có ảnh hưởng đáng kể trong xã hội. Nhưng do hai bên chưa tái lập bang giao, một chuyến viếng thăm của lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ vẫn là một viễn cảnh xa vời. Việt Nam hiện là một trong số 15 quốc gia mà Vatican chưa có bang giao.


Cuộc họp lần thứ 6 ( từ 24 đến 26/10/2016 ) của "Nhóm Làm Việc chung Việt Nam – Vatican" dường như vẫn chưa đạt kết quả nào mang tính đột phá. Thông báo của Tòa Thánh chỉ cho biết hai bên đã “ trao đổi sâu rộng quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, kể cả những vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam”. Hai bên cũng đã “nhìn nhận sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh”, trong đó có việc “ trao đổi các phái đoàn cấp cao, và những cuộc viếng thăm thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Tòa Thánh và Đặc Phái Viên không thường trú, Đức TGM Leopoldo Girelli”. Thông báo cũng Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng giáo hoàng Phanxicô rất quan tâm đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, hàm ý rằng Ngài rất muốn hai bên tiến tới bình thường hóa.


Trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/12 vừa qua, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng cho biết là hiện chưa thông tin gì mới về quan hệ Vatican - Việt Nam sau cuộc gặp gỡ giữa giữa giáo hoàng Phanxicô với chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đức cha Hợp tuy vậy ghi nhận một điểm tích cực là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam, Tổng giám mục Leopoldo Girelli trong thời gian qua đã được đi nhiều nơi ở Việt Nam, giúp Vatican nắm rõ hơn tình hình hiện nay./ (theoThanh Phương


12/12/2016)

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12466)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12068)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12391)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14597)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 13070)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12626)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12603)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11445)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.