Ông Trump Đang Nhường Sân Chơi Cho Trung Quốc

03 Tháng Hai 20171:23 CH(Xem: 13093)

image003

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp tại văn phòng của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: Reuters

TTO - Tư tưởng "Người Mỹ trên hết" và chống toàn cầu hóa của Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos hồi tháng 1 năm nay mang theo một thông điệp quan trọng. Đó là lần đầu tiên một Chủ tịch nước Trung Quốc tham dự WEF, là chỉ dấu cho thấy một Trung Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh một nước Mỹ đang muốn thoát khỏi vũ đài quốc tế.

Xông vào châu Phi

“Sẽ không ai giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”, ông Tập đã khẳng định như thế trong bài phát biểu tại WEF.

Điều đó không hoàn toàn đúng. Khi nước Mỹ “gây hấn” với Mexico bằng một bức tường dọc biên giới và thuế, khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cùng tuyên bố sẽ mang việc làm trở lại nước Mỹ, Trung Quốc đã đặt một chân vào vũ môn ở những nơi mà nước Mỹ đã và sẽ thất bại trong việc phát huy đúng tầm ảnh hưởng của nó.

Châu Phi, một lục địa giàu tài nguyên khoáng sản, nơi tồn tại của những quốc gia dân chủ - hòa bình và kém dân chủ - chiến tranh, nơi mà nước Mỹ trong hơn một thập kỷ đã không đoái hoài, là một ví dụ điển hình.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của lục địa này phải kể đến là dầu mỏ và đất hiếm - thành phần chính hiện hữu gần như trong tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động, xe hơi đến vũ khí công nghệ cao.

Mỹ - quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới - khó lòng thoát khỏi nhu cầu về nguồn nguyên liệu này.

Thế mà Trung Quốc hiện là quốc gia khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Trung Quốc lại có "bài tẩy" là láng giềng CHDCND Triều Tiên - quốc gia đối đầu với Mỹ và là nước có trữ lượng đất hiếm nhiều nhất thế giới.

Hẳn nhiên nước Mỹ có các giá trị dân chủ của riêng mình và chính điều đó đã ngăn cản Washington hiện diện quá nhiều ở châu Phi, đây lại là cơ hội cho Bắc Kinh.

Hàng chục tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào những dự án đường sắt, cảng biển, đường cao tốc ở lục địa đen. Chúng không những làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng của nhiều nước, mà quan trọng hơn cả đã tạo dựng được những nền tảng cho sự hiện diện lâu dài những ảnh hưởng của Trung Quốc.

Lấn đến Mỹ Latin

Mỹ Latin - một khu vực từng bị xem là “sân sau” của Washington, đã bắt đầu mở cửa đón những luồng gió mới từ bên ngoài. Như một mệnh đề đối nghịch, nước Mỹ của ông Trump càng khép chặt cánh cửa bao nhiêu, Mỹ Latin sẽ càng rộng cửa đón mời những nước khác, bao gồm cả Trung Quốc và Nga.

Đẩy Mexico ra xa, Mỹ mất nhiều hơn là được và người được nhiều nhất là Trung Quốc. Mexico, một quốc gia láng giềng nhiều tiềm năng, đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy, giờ đang tìm cách “thoát Mỹ” và Trung Quốc nổi lên như một lựa chọn tiềm năng.

Các ngành công nghiệp ôtô, máy tính và lọc dầu của Mexico là miếng bánh ngọt cho các nhà đầu tư Trung Quốc - những người giờ đã có nhiều cơ hội hơn để chen chân vào các khoảng trống bị bỏ lại bởi các công ty Mỹ dưới sức ép của chính quyền mới phải rút về nước.

Quan trọng hơn, Bắc Kinh có thể sử dụng Mỹ Latin cho các mục tiêu chiến lược khác. Tham vọng của Trung Quốc về việc xây dựng một siêu kênh đào ở Nicaragua để cạnh tranh với kênh đào Panama đã dần lụi tàn trong thời gian gần đây.

Nhưng một Mexico thân thiện với Trung Quốc có thể thổi bùng lên một tham vọng khác: xây dựng một kênh đào khác ở eo đất Tehuantepec hoặc làm sống lại giấc mơ của người Mexico những năm 1990 về một tuyến đường sắt ngang dọc đất nước nối hai bờ đại dương.

Tất nhiên, sẽ mất một thời gian dài nữa để Trung Quốc có thể choáng hết những chỗ trống mà nước Mỹ sẽ rời đi.

Các định chế toàn cầu mà nước Mỹ tạo dựng như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới sẽ không thể vì mất đi Mỹ mà sụp đổ nhanh chóng. Tương tự, những sáng kiến thúc đẩy vai trò toàn cầu của Trung Quốc sẽ không thể ngày một ngày hai mà thành công.

Người phương Tây có một câu rất hay “Thành Rome không thể xây trong một ngày”, ý mượn sự hoành tráng của thành Rome dưới đế chế La Mã khi xưa mà muốn nhắc nhở rằng việc gì cũng cần có thời gian để hoàn tất.

Người ta hẳn phải nên dành sự kiên nhẫn về thời gian đối với một chính quyền mới, nhưng hãy nhìn cách mà thế giới và người Mỹ phản ứng khi chỉ sau 10 ngày ông Trump nhậm chức. Đó chắc chắn không phải là sự biểu hiện của cái gọi là sự kiên nhẫn.

Những gì mà nước Mỹ có bây giờ cũng như thành Rome ngày trước, là thành tựu của hàng chục năm kiến thiết và bây giờ Trung Quốc đang bắt đầu xây dựng thành Rome của chính họ.

Thế giới đã bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, thời mà Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất của các nước khác. 

01 Tháng Ba 2017(Xem: 13406)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13442)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12464)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13303)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13080)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12043)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12916)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12193)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 13262)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13076)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13542)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14256)
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14174)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.