Cãi Lệnh Tổng Thống, Cách Chức Ngay Lệnh Cấm Nhập Cảnh Của Tổng Thống Trump Có Hợp Pháp?

03 Tháng Hai 20171:23 CH(Xem: 13325)

image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Sally Yates bị sa thải khỏi chức quyền bộ trưởng tư pháp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh.

Ông Dana Boente, chưởng lý Quận Đông Virginia, sẽ thay thế bà để thực thi sắc lệnh tổng thống.

Mặc dù có các luật sư của chính phủ bên mình, quyền uy tổng thống về các vấn đề nhập cư tuy rộng lớn nhưng cũng có giới hạn.

Những giới hạn đó được hệ thống tư pháp Mỹ diễn dịch và thi hành. Trong trường hợp về sắc lệnh cấm nhập cảnh, điều đó đang xảy ra.

Sau khi ông Trump ký sắc lệnh tổng thống, các thẩm phán liên bang ở bốn tiểu bang đã tạm thời chấp nhận yêu cầu của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU), tạm chưa trục xuất những người bị giữ ở phi trường Mỹ.

Mặc dù các phán quyết này được xem là thắng lợi cho người chống ông Trump, nhưng nó chỉ tạm thời và có giới hạn.

Chiều thứ Hai, tiểu bang Washington có thách thức lớn, được các công ty công nghệ như Amazon và Expedia ủng hộ.

Bộ trưởng tư pháp bang Washington Bob Ferguson tuyên bố: "Chung cuộc, hoặc anh tuân thủ Hiến pháp hoặc không."

"Theo chúng tôi, tổng thống đang không tuân thủ hiến pháp trong việc này."

Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo (CAIR) cũng đã nộp đơn kiện chống lại "Mệnh lệnh loại bỏ Hồi giáo", đại diện cho một nhóm người Hồi giáo Mỹ và các công dân thuộc các nước trong lệnh cấm.

ACLU cũng đang định kiện chống lại cả sắc lệnh tổng thống.

CAIR và các nhóm khác cho rằng ông Trump đã âm thầm nhắm tới người Hồi giáo và vì thế sắc lệnh của ông giống như xây dựng một tôn giáo nhà nước, vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp.

Những người chống ông Trump cũng cho rằng hành động này vi phạm Tu chính án Năm và 14 bảo đảm "quy trình luật pháp đầy đủ".

Nhưng luận điểm phản bác thì rất rõ. Theo đó, các công dân nước ngoài ở nước ngoài không được phép đòi hiến pháp Mỹ bảo vệ. Dan McLaughlin viết trên National Review: "Người nước ngoài không có quyền, theo Hiến pháp của chúng ta, để đòi vào Mỹ hay thách thức nguyên do chúng ta có để cấm họ."

image004

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Donald Trump

Luật liên bang

Trong sắc lệnh, ông Trump dẫn ra luật nhập cư năm 1952 cho phép tổng thống được tạm thời cấm người vào Mỹ khi xem có hại cho lợi ích quốc gia.

Nhưng sửa đổi luật này năm 1965 lại nói công dân không thể bị phân biệt trong việc cấp visa nhập cảnh vì "chủng tộc, giới tính, quốc tịch, nơi sinh, nơi sống".

David J Beir, từ Viện Cato, cho rằng ngôn ngữ của luật nghĩa là phân biệt người nhập cư theo nguồn gốc quốc gia là phi pháp.

Tuy vậy, ông cũng ghi nhận ngôn ngữ của luật chỉ áp dụng cho người nhập cư. Du khách, sinh viên và người ở tạm thời vẫn có thể bị cấm vào.

Dẫu thế, quan điểm của ông Beir cũng bị phản bác. Andrew McCarthy, viết trên National Review, nói rằng quyền lực tổng thống trong trường hợp này cao hơn luật của quốc hội.

"Trọng tâm là vấn đề liên quan hành xử ngoại giao - thuộc hàng quan trọng nhất vì nó liên quan đe dọa của nước ngoài cho an ninh quốc gia."

"Nếu ở đây có xung đột, thì quyền hạn hiến pháp rõ rệt của tổng thống để bảo vệ Hoa Kỳ đứng cao hơn quyền hạn mơ hồ của Quốc hội để hạn chế việc cấm công dân nước ngoài của tổng thống."

Ông này cũng cho rằng trước đây khi Quốc hội Mỹ thông qua và có chữ k‎ý của Tổng thống Barack Obama nhằm loại những ai đã thăm 7 nước liên quan ra khỏi Chương trình Miễn Visa, thì thực ra nó đã cho phép phân biệt công dân dựa theo nguồn gốc quốc gia, ít nhất là với 7 nước kia.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi gọi điện cho Tổng thống Trump, thì nói rằng lệnh của ông có thể vi phạm cam kết quốc tế.

Người phát ngôn của bà Merkel cho biết công ước Geneva về người tị nạn yêu cầu quốc tế chấp nhận người tị nạn chiến tranh.

Cho đến nay, chưa có đơn kiện nào nói về điểm này.

image006

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump ở phi trường JFK, New York

theo BBC 31 tháng 1 2017

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12463)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12066)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12390)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14597)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 13070)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12625)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12600)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11444)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.