Trump nói Obama đứng sau biểu tình và rò rỉ an ninh / bổ sung quốc phòng 54 tỷ đô

01 Tháng Ba 20175:02 CH(Xem: 11672)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Trump nói Obama đứng sau biểu tình và rò rỉ an ninh / bổ sung quốc phòng 54 tỷ đô


image002

Bản quyền hình ảnh REUTERS/J. Scott Applewhite/Pool Image caption Ông Trump và ông Obama trong ngày ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông tin rằng ông Barack Obama đứng sau các cuộc biểu tình chống các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, và các vụ rò rỉ tin tức an ninh quốc gia.


Ông cho hãng Fox News hay: "Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đứng đằng sau [các vụ này] vì những người ủng hộ ông ta chắc chắn đứng đằng sau chúng". Ông nói thêm: "Tôi cũng nghĩ rằng đó chỉ là chính trị mà thôi."


Ông Trump không đưa ra bằng chứng nào cho những lời tuyên bố của mình. Người tiền nhiệm của ông ở Nhà Trắng chưa có bình luận gì.


Ông Trump cũng nói về các kế hoạch ngân sách của mình cũng như các vấn đề khác.


Sau đây là tóm tắt những điều ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn dàn trải với chương trình Fox & Friends:


  • Ông tự cho mình điểm 'C' về đưa các thông điệp của mình cho công chúng, nhưng điểm 'A' cho thành tích và 'A+' cho nỗ lực
  • Kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ USD của ông sẽ được chi trả nhờ "một nền kinh tế tăng tốc'.
  • Ông sẽ là "kẻ đạo đức giả" nếu ông tham dự Tiệc Phóng viên Nhà Trắng sau khi đã nói nhiều về "tin giả".

Cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump được phát vài tiếng trước khi ông có bài phát biểu đầu tiên tại kỳ họp chung của Thượng viện. Trong bài phát biểu này, ông Trump sẽ giải thích thêm chi tiết về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và đẩy mạnh nền kinh tế.


Ông còn được hỏi về các cuộc biểu tình mà một số chính trị gia Cộng hòa phải đối mặt khi họ gặp mặt dân cử trên toàn nước Mỹ, chứ không phải biểu tình phản đối lệnh cấm người dân một số nước Hồi giáo vào Mỹ như các hãng tin đã đưa trước đây.


Ông nói ông chắc chắn rằng những người ủng hộ Obama đứng sau các cuộc biểu tình này cũng như rò rỉ các nguồn tin từ Nhà Trắng. "Về chuyện ông ấy đứng đằng sau các vụ đó, đấy là chính trị. Và chuyện này có thể sẽ còn tiếp tục," ông nói.


Ông được yêu cầu cho biết thêm chi tiết ông sẽ lấy tiền ở đâu để trả cho khoản tăng chi tiêu quân sự 10% mà ông đề nghị cho năm 2008. Cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác có lẽ là không đủ để trả cho khoản tăng chi phí quân sự này.


Ông Trump nói ông sẽ dùng "đúng đồng tiền bát gạo" khi mua các thiết bị quân sự và sẽ yêu cầu các nước có sử dụng quân đội Mỹ "bù lại bằng hình thức nào đó".


Nhưng ông nói mục tiêu chính của ông là phát triển nền kinh tế.


"Chi phí quân sự của chúng ta có lẽ là chỉ trên 1% GDP một chút nhưng nếu tôi đưa con số đó lên được 3% hay hơn nữa, chúng ta sẽ có một cuộc chơi hoàn toàn khác," ông nói trên chương trình này.


image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Mỹ chi cho quốc phòng nhiều hơn bất kỳ nước nào, ở mức 600 tỷ đôla hàng năm


Phân tích của Anthony Zurcher, Phóng viên Bắc Mỹ của BBC News


Giữ cả hai cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử - tăng cường quân sự và bảo vệ phúc lợi - sẽ đặt vị tổng thống vào thế khó.


Nếu ông Trump muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỷ USD mà không làm tăng thâm hụt ngân sách, khoản tiền này sẽ phải được tìm từ nơi khác - và các khoản chi tiêu bắt buộc về phúc lợi và trả lãi suất các khoản nợ đã chiếm tới gần 70% ngân sách của Mỹ.


Một số nguồn tin cho rằng Cơ quan Bảo vệ Môi trường sẽ chịu cắt giảm mạnh, nhưng toàn bộ ngân sách hàng năm của cơ quan này cũng chỉ có hơn 8 tỷ USD - chỉ là muối bỏ bể.


Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được cho là một nguồn cắt giảm để tìm nguồn tiền cần thiết, và ngân sách 50 tỷ USD hàng năm (kể cả 22 tỷ USD viện trợ trực tiếp) khiến bộ này là một mục tiêu hấp dẫn hơn.


Tuy nhiên, phần lớn tiền viện trợ nhân đạo được chi cho các nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và chữa bệnh Aids ở các nước châu Phi vùng cận Sahara nên khó mà cắt được. Một khoản khác cũng khó cắt được là khoản hỗ trợ quân sự, chủ yếu là 3,1 tỷ USD hàng năm cho Israel.


Có lý do tại sao chính quyền Trump tuyên bố tăng ngân sách quân sự trước khi nói rõ tiền sẽ từ đâu ra. Chi tiêu thì dễ mà cắt giảm thì khó.


Nhà Trắng gửi dự thảo ngân sách năm 2018 của ông Trump (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10) đến các cơ quan liên bang hôm thứ Hai.


Các cơ quan sẽ xem xét dự thảo và đề nghị sửa đổi khi Nhà Trắng chuẩn bị đàm phán với Thượng viện.


Thượng viện, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, phải phê chuẩn các khoản chi tiêu của liên bang.


Dự thảo của ông Trump được cho là sẽ gặp phản đối của các nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa vì kế hoạch cắt giảm một số chương trình trong nước Mỹ. (BBC 28/2/17)
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14763)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14746)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 16007)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15373)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15110)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14439)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13487)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12738)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13646)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14907)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13148)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14286)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18727)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14395)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15700)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14976)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13436)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)