Con trai cố ký giả Đạm Phong: 'Bố tôi làm cho CIA'

19 Tháng Ba 20176:16 CH(Xem: 13414)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  20  MAR  2017


Con trai cố ký giả Đạm Phong: 'Bố tôi làm cho CIA'


Quốc Phương BBC Tiếng Việt


image005Image caption Ông Nguyễn Thanh Tú (trái) và nhà báo Trần Nhật Phong trả lời phỏng vấn của BBC hôm 17/3/2017 từ Nam California, Hoa Kỳ.


Con trai của cố ký giả Đạm Phong, người bị sát hại ở Houston, Texas, Hoa Kỳ 35 năm trước nói với BBC cha ông từng làm việc cho CIA, Cục Tình báo Trung ương Mỹ, trong thời của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.


Trong cuộc phỏng vấn ngay sau cuộc họp báo với cộng đồng báo chí tiếng Việt tại Nam California hôm 17/3, mà ông Nguyễn Thanh Tú thực hiện nhằm công bố 'một số thông tin mới' mà ông thu thập được liên quan tới cái chết của ký giả Đạm Phong, cố chủ biên báo Tự Do, ông nói với BBC:


Bố tôi làm việc cho CIA lúc thời Việt Nam Cộng Hòa, nhưng khi qua bên Mỹ không còn làm cho CIA nữa, nhưng vẫn giữ tình bạn của những người đồng nghiệp ngày xưa ở Mỹ. Còn chuyện tại sao không bảo vệ, chuyện đó không có, bởi vì lúc đó CIA biết những người giết bố tôi và đưa những cái tên đó cho FBI Ông Nguyễn Thanh Tú


"Bố tôi ngày xưa, thời Việt Nam Cộng Hòa, làm cho tình báo CIA, rồi qua bên đây (Hoa Kỳ)... nhưng tình bạn với những người CIA Mỹ ở bên đây, vẫn tiếp tục giữ tình bạn đó."


Trước câu hỏi nếu đúng cố ký giả Đạm Phong là cựu nhân viên của cơ quan trên, thì ông có được bảo vệ hay không và như thế nào ở Mỹ, ông Nguyễn Thanh Tú giải thích thêm:


"Bố tôi làm việc cho CIA lúc thời Việt Nam Cộng Hòa, nhưng khi qua bên Mỹ không còn làm cho CIA nữa, nhưng vẫn giữ tình bạn của những người đồng nghiệp ngày xưa ở Mỹ.


"Còn chuyện tại sao không bảo vệ, chuyện đó không có, bởi vì lúc đó CIA biết những người giết bố tôi và đưa những cái tên đó cho FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ).


"Cái người mà không bảo vệ không phải là CIA mà là FBI thì đúng hơn," ông Tú đưa ra quan điểm riêng của ông.


image006

Bản quyền hình ảnh Phuong Ngo Image caption Nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận với BBC hôm 19/3 về các thông tin mới mà ông Nguyễn Thanh Tú mới công bố với truyền thông về người cha của ông, cố Ký giả Đạm Phong.


Bình luận với BBC hôm 19/3 về một số 'thông tin mới' con trai Ký giả Đạm Phong loan bố mới đây với truyền thông tiếng Việt ở Nam California, từ Nhật Bản, nhà báo Đỗ Thông Minh, người tự giới thiệu với BBC là một trong ba thành viên sáng lập tổ chức Mặt Trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, nói:


"Trong cuộc họp báo mà anh Tú cho hay là sẽ có nhiều thông tin sau một thời gian dài anh ấy thu thập, mà những thông tin 'mới', nhưng mà những gì anh nói trong cuộc họp báo này, chúng tôi thấy nó liên quan một số tổ chức, một số cá nhân có thể đã từng liên quan trong quá khứ hoặc một vài cá nhân có những ý kiến không tán đồng lắm về cuốn phim 'Terror in Little Saigon'.


Tuy nhiên, mỗi điều anh đưa ra, mỗi điều anh đều nhắc tới, thì nói nửa chừng. Nửa chừng có nghĩa là sau đó chuyện đi về đâu, có một kết luận cụ thể nào thì không rõNhà báo Đỗ Thông Minh


"Tuy nhiên, mỗi điều anh đưa ra, mỗi điều anh đều nhắc tới, thì nói nửa chừng. Nửa chừng có nghĩa là sau đó chuyện đi về đâu, có một kết luận cụ thể nào thì không rõ," ông Đỗ Thông Minh nhận xét.


Khi được hỏi liệu có thể biết ai là thủ phạm gây ra vụ sát hại cố Ký giả Đạm Phong 35 năm về trước, cựu thành viên sáng lập Mặt Trận Thống nhất Giải phóng Việt Nam, tiền thân của tổ chức Việt Tân, nói:


"Đây là một vấn đề rất khó, những người điều tra, kể cả ông cảnh sát, anh Thanh Tú, hoặc là anh AC Thompson (nhà sản xuất bộ phim 'Terror in Little Saigon') suốt một năm trời kể cả (ở) đất Mỹ và qua tận Thái Lan, kể cả phỏng vấn một số nhân vật Thái Lan v.v..., thì cũng đã không có kết luận, thì cá nhân chúng tôi, thứ nhất là đã rời Mặt Trận từ đầu năm 1985, và đồng thời K9, nếu là một 'tổ chức ám sát', tất cả những chuyện bí mật, thì chúng tôi, nói thật không thể trả lời được là ai là thủ phạm.


"Mặc dù ba nhân vật mà chúng tôi nói, có thể coi như là cái đích để có thể bị tấn công, đều là những người viết những bài luận thuyết đả kích Mặt Trận thời bấy giờ, thành ra ai cũng nghĩ rằng Mặt Trận đã làm việc đó, nhưng bây giờ điều mong muốn nhất là người ta đi tìm chứng cớ, thì vẫn chưa có ai đưa ra một chứng cớ cụ thể," ông Đỗ Thông Minh nêu quan điểm riêng của mình.


Lý do họp báo


image007

Bản quyền hình ảnh Nguyen Anh Tu Image caption Cố ký giả Đạm Phong (phải) từng là chủ biên của tờ báo 'Tự Do' trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên ba thập niên về trước.


Chia sẻ với BBC lý do vì sao có cuộc họp báo của ông Nguyễn Thanh Tú ở Nam California vào thời điểm sau một thời gian khá dài bộ phim 'Nỗi kinh hoàng ở Little Sài Gòn' (The terror in the Little Saigon) được công bố có liên quan tới cố ký giả Đam Phong, nhà báo Trần Nhật Phong, người hiện diện tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu nói với BBC:


"Ngày 17/3, anh Tú có mặt tại California để mở ra một cuộc họp báo để tường trình với mọi người thứ nhất về mục tiêu của anh đi là tìm hiểu cái chết của cha anh, ai là người giết.


"Thứ hai, là thực hiện chí nguyện của cha anh là tiếp tục làm sao cho cộng đồng được khỏe mạnh, được trong sạch hơn và làm rõ hơn những chuyện ở trong quá khứ... và do đó anh đã có cuộc họp báo.


Ở đây, tôi không muốn nói ra những tổ chức nào, trên diễn đàn của BBC do vấn đề pháp lý mà chúng ta cũng phải tôi trọng...Nhà báo Trần Nhật Phong


"Và điều thứ ba là anh cho biết tiến trình anh đi tìm công lý cho cha anh đã đến mức độ nào, đó là ý nghĩa của cuộc họp báo."


Về phản ứng tại chỗ của giới truyền thông người Việt ở cuộc họp báo, nhà báo Trần Nhật Phong nói thêm:


"Theo ghi nhận của cá nhân tôi, tôi thấy là họ đến họ nghe nhiều hơn, họ nghe những thông tin mới từ phía anh Tú nhiều hơn.


"Đương nhiên cũng có một số nhà báo đặt câu hỏi liên quan đến tổ chức mà anh Tú trình bày...


"Và họ cũng đòi hỏi anh Tú cung cấp thêm những thông tin mà anh Tú cho rằng còn một số cơ quan truyền thông khác Việt ngữ 'cũng có liên hệ' tới tổ chức này' và có người của tổ chức này hoặc cảm tình viên của tổ chức này, thì họ cũng đặt ra một số câu hỏi.


"Ở đây, tôi không muốn nói ra những tổ chức nào, trên diễn đàn của BBC do vấn đề pháp lý mà chúng ta cũng phải tôi trọng...," nhà báo Trần Nhật Phong chia sẻ với BBC từ quan điểm riêng của ông.


Được biết, nhà báo Đạm Phong, tên đầy đủ là Nguyễn Đạm Phong từng là chủ biên của tờ báo Tự Do, một tờ báo địa phương trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ gần bốn thập niên về trước. Ông bị sát hại năm 1982 tại nhà riêng ở Houston, Texas.


image008

Bản quyền hình ảnh Frontline/ProPublica Image caption Ông Nguyễn Anh Tú xuất hiện trong bộ phim 'Nỗi Kinh hoàng ở Little Saigon'


Vụ việc của ông đã được chính quyền Mỹ điều tra, tuy nhiên hồ sơ đã được khép lại mà theo phản ánh của truyền thông Mỹ là do 'chưa đủ chứng cớ' đối với các cơ quan, tổ chức nghi can.


Sự việc đã được làm nóng trở lại sau khi chương trình phóng sự điều tra Front Line và hãng truyền thông ProPublica công bố bộ phim 'Nỗi kinh hoàng ở Little Sài Gòn' sau hàng chục năm sự việc 'lắng xuống'.


Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc trao đổi của BBC với ông Nguyễn Thanh Tú và nhà báo Trần Nhật Phong và bình luận của Nhà báo Đỗ Thông Minh, một trong những người tham gia sáng lập Mặt Trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng VN về K9, cố Ký giả Đạm Phong và thông tin mới về ký giả này. /( BBC 18 tháng 3 2017)


BBC cũng đang tìm cách liên hệ với một số tổ chức, cá nhân được nhắc tới trong cuộc trao đổi hôm 17/3, từ ý kiến riêng của các khách mời, với hy vọng có thể có thêm phản hồi, thông tin từ các cá nhân, tổ chức đó, phục vụ sự tham khảo của các khán, thính và độc giả và mở rộng đường dư luận.

12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16259)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13534)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13606)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14146)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14790)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16334)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13865)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13170)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13673)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15769)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14128)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12916)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14897)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.