Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc!

21 Tháng Ba 20176:06 CH(Xem: 13350)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  MAR  2017


Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc!


Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành


image002Bản quyền hình ảnh Facebook Trung Quan Do Image caption Nhà thơ Đỗ Trung Quân


Trước việc 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 gồm "Cánh thiệp đầu xuân", "Rừng xưa", "Chuyện buồn ngày xuân", "Con đường xưa em đi" và "Đừng gọi anh bằng chú" vừa bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Cục NTBD) yêu cầu tạm dừng lưu hành hôm 15/3, nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ cũng như dư luận Việt Nam có phản ứng trái chiều.


Trong khi có nhà phê bình cho rằng quyết định này là "đúng" và "có cơ sở", thì nhiều người lại phản đối đối chuyện "chà đạp, cấm đoán" các bài hát, bất kể là của dòng nhạc nào.


Trả lời BBC qua điện thoại từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ, nhạc sỹ Đỗ Trung Quân cho rằng 5 ca khúc này "không phải là các ca khúc đặc sắc nhất [của dòng nhạc Bolero] để trở thành vấn đề, đến mức chúng ta phải cấm hay nghe".


"Với tư cách là người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả," ông Quân nói. "Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán."


Nghệ thuật "không có đúng và sai"?


  • Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê
  • Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi
  • Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
  • Chiến trường anh bước đi
  • Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe... Hỏi còn ai cố tri
  • Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
  • Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
  • Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
  • Dâng hoa, dâng hết ân tình
  • Tình đến bao giờ
  • Hỏi đường xưa mà nhớ con đường xưa em đi
  • Thời gian có quên gì
  • Đá mòn kia vẫn ghi, ghi một đêm trăng thanh
  • Quán bên đường vắng tênh
  • Chỉ còn em với anh


Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên tờ VTC News hôm 16/3 rằng theo ông, 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng".


"Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc." ông Lưu nói


"Chúng ta không căm thù, không khinh ghét những bước chân ấy, nhưng tốt nhất, chúng ta nên khép lại, coi đó là nỗi đau của lịch sử. Đây là lúc chúng ta nên nắm tay nhau, cùng nhau đi con đường mới, xây dựng đất nước chứ không phải là tìm lại "những bước chân xưa".


Cùng đồng tình với quan điểm này, Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha nói "việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn tạm dừng lưu hành 5 tác phẩm trên là đúng và dễ hiểu. Đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 - chế độ đã không còn hiện diện."


"Bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có những chính sách, những biện pháp và công cụ để bảo vệ sự tồn tại của mình."


Bình luận về quan điểm cho rằng nhiều ca khúc cách mạng không được nhắc đến trong khi những ca khúc nói trên lại được bênh vực, ông Đỗ Trung Quân nói với BBC:


"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."


"Âm nhạc rất giống với cũng như ẩm thực, mình ăn món gì thì mình sẽ chỉ ăn mãi món đó thôi, món khác mình không chịu được," ông nói tiếp.


"Nhưng thực sự mà nói, những người am hiểu về nghệ thuật đều biết rằng nghệ thuật chỉ có hay và đẹp, chứ không có đúng và sai".


Có những ca khúc cách mạng một thời rất hay, rất đẹp tôi cũng rất thích nhưng khi qua giai đoạn đó, họ đã xong nhiệm vụ của họ, thì nó phải trở về đúng vị trí của nó. Để cho nó ngủ yên đi, có cố gằng đào nó dậy để cho nó sống lại cũng không được đâu," nhà thơ chia sẻ.


Sức sống của dòng nhạc Bolero


Có ý kiến cho rằng dòng nhạc Bolero gần đây thịnh hành hơn trước, thậm chí là 'bùng nổ', 'lên ngôi' với việc có cả một game show "Thần tượng Bolero" cho thể loại nhạc này.


image003

Bản quyền hình ảnh Facebook Thần tượng Bolero Image caption Game show "Thần tượng Bolero" trên truyền hình được nhiều người theo dõi


Ông Nguyễn Thụy Kha được tờ VTC News dẫn lời:


"Bùng nổ là đúng thôi, bởi Bolero là những ca khúc bình dân. Nó rất phù hợp với tâm lý của phần lớn công chúng. Nó giúp họ giãi bày tâm trạng, an ủi họ trong những lúc buồn và dỗ dành người ta trong những lúc chán nản."


Trao đổi với BBC, nhà thơ Đỗ Trung Quân lại cho rằng "dòng nhạc Bolero vẫn sống bình thường hàng chục năm nay trong dòng chảy của người yêu nhạc".


"Ở nước ngoài, ai thích dòng nhạc nào thì là quyền chọn lựa của họ", ông Quân nói.


"Nhưng ở đây, có chuyện người ta cứ buộc người nghe phải nghe dòng này mà không nghe dòng kia."


"Với tư cách là một người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả. Dòng nhạc nào hay, đúng với nhân bản, đúng với tâm tư con người thì nó tồn tại thôi. Còn anh thích nó hay không lại là vấn đề khác."


"Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán. Cũng như có những ca khúc "nhạc đỏ" tôi thích nghe trước đây vì nó hay. Còn nếu nó tuyên truyền thì nó tiêu là chuyện của nó.


image004

Bản quyền hình ảnh Three Lions/Getty Images Image caption Một hình ảnh cô gái Sài Gòn năm 1956 - ảnh tư liệu của Three Lions/Getty


"Nhạc Bolero không phải là nhạc đương đại nhưng nó vẫn tồn tại. Vì sao nó còn tồn tại đến giờ phút này, mỗi người hãy tìm câu trả lời của chính mình, còn tôi đã tìm được câu trả lời của tôi: vì nó nhân văn. Cái gì không dính dáng đến con người, cái đó không tồn tại," ông Quân khẳng định. /(theo BBC 20/3/2017)

14 Tháng Tám 2016(Xem: 14763)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14746)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 16002)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15372)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15110)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14439)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13487)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12738)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13646)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14907)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13148)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14286)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18727)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14395)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15700)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14976)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13436)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)