Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?

21 Tháng Năm 20178:26 CH(Xem: 13397)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ HAI 21  MAY 2017


Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?


20/05/2017


TTO - Các tờ báo chuyên về vũ khí cho rằng sản phẩm súng chống người nhái của Bắc Kinh, một lần nữa, lại là hàng sao chép của nước khác.


image005

Hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc (trái) là một bản sao hoàn hảo của hệ thống DP-65 của Nga (phải) - Ảnh: IHS Jane's


Ngày 17-5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa?


Sản phẩm sao chép từ Nga


Theo Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc, loại súng chống người nhái nói trên được xác định là CS/AR-1 do Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất. Nó được trình làng lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) năm 2014.


Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc khi đó đã lên tiếng dọa dẫm, nhấn mạnh CS/AR-1 sẽ là thứ vũ khí làm khiếp sợ những nước có ý đồ gây rắc rối với Bắc Kinh trên Biển Đông.


Theo nhà sản xuất Norinco, CS/AR-1 có thể được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Một hệ thống CS/AR-1 hoàn chỉnh gồm 10 ống phóng và thiết bị điều khiển.


DP-65 của Nga thực hành bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển - Nguồn: Youtube


Trang web của Norinco cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Trung không có dòng nào nhắc đến hay mô tả chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của CS/AR-1.


Nhưng theo thông tin được nhà sản xuất cung cấp tại triển lãm năm 2014, hệ thống CS/AR-1 có khả năng xoay vòng 360 độ, góc bắn từ -30 đến 70 độ. 


Hệ thống này được thiết kế theo dạng mô-đun, tức là có thể tháo lắp và thay thế từng thành phần riêng biệt trong trường hợp cần di tản hoặc bảo trì, sửa chữa.


Phía Norinco quảng cáo toàn bộ hệ thống CS/AR-1 được điều khiển thông qua bảng điều khiển kỹ thuật số nhằm tăng tính chính xác và tốc độ phản ứng. Không rõ hệ thống này có được tích hợp trang bị cảm biến hay hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) hay không.


CS/AR-1 có thể bắn được loại đạn mang đầu nổ mạnh (HE) cỡ 55 ly, tầm bắn tối đa khoảng 500m. Loại đầu đạn này khi được bắn xuống nước có thể tạo ra một vụ nổ, có thể làm bị thương thậm chí giết chết người nhái nằm trong bán kính nổ của nó.


Nhà sản xuất từ chối cho biết quá trình phát triển CS/AR-1, chỉ nói nó đã được thiết kế trong một vài năm gần đây. 


image006

Hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo, nhìn từ phía sau. DP-65 chủ yếu được lắp trên các tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Tuy nhiên, dựa theo hình dáng bên ngoài và cơ chế hoạt động, CS/AR-1 là một bản sao “hoàn hảo” của hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo.


DP-65A được phát triển và sản xuất bởi nhà máy V.A. Degtyarev của Nga kể từ năm 1991. Hệ thống này được triển khai trên tàu chiến và các công trình phòng thủ ven biển, chống lại sự xâm nhập của người nhái.


Điểm khác biệt duy nhất giữa DP-65 và CS/AR-1, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, có lẽ là góc xoay và loại đạn được sử dụng. Trung Quốc đã sao chép và cải tiến để CS/AR-1 có góc xoay rộng hơn so với phiên bản gốc.


Cũng theo IHS Jane’s, Trung Quốc đã mua các hệ thống DP-65A từ Nga và lắp đặt nó trên một số tàu chiến. Năm 2012, DP-65 được nhìn thấy trên một tàu chiến của Trung Quốc gần khu vực đá Chữ Thập của Việt Nam.


Chỉ hiệu quả ở vùng nước cạn


Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà nghiên cứu vũ khí nhận định bất kỳ loại vũ khí nào, dù hiện đại đến đâu cũng có điểm yếu và cách khắc chế. 


image007

Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ chi tiết nào về hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc, nhưng có thể suy đoán dựa trên bản gốc của nó là DP-65.


Cần hiểu là góc bắn sẽ ảnh hưởng đến tầm xa của đạn. CS/AR-1 và DP-65 có góc bắn tương tự nhau (DP-65A: -38 đến 48 độ; CS/AR-1: -30 đến 70 độ) nên tầm bắn tối đa và tối thiểu sẽ khá tương đương nhau.


Với giới hạn góc bắn như vậy, phiên bản gốc DP-65 có tầm bắn từ 50 - 500m, nên có thể suy đoán giới hạn tầm bắn của bản sao chép CS/AR-1 cũng nằm trong phạm vi tương tự.


Điều đó cũng có nghĩa, nếu người nhái vượt qua an toàn khỏi tầm bắn tối thiếu của CS/AR-1 (tức dưới 50m), hệ thống này sẽ không phát huy tác dụng.


Tạp chí IHS Jane’s bình luận: hiệu quả tác chiến của CS/AR-1 vẫn còn là một dấu chấm hỏi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và điều kiện mặt nước. 


CS/AR-1 sẽ chỉ hữu dụng tại các vùng nước nông, nơi môi trường hoạt động của người nhái bị hạn chế đáng kể và đầu đạn HE có thể phát huy tối đa sức công phá.


Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá khách quan, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa biết chính xác Trung Quốc sử dụng đầu đạn HE loại gì cho CS/AR-1. Điều này là quan trọng, bởi loại đạn được sử dụng sẽ quyết định độ sâu và phạm vi sát thương.


Lấy DP-65 của Nga làm ví dụ. Hệ thống này có thể bắn được các loại đạn RG-55M và RGS-55. Riêng đối với đạn RG-55M, nó có thể tiêu diệt người nhái lặn ở độ sâu 40m, bán kính sát thương 16m.


Hệ thống DP-65 của Nga sử dụng thiết bị định vị âm thanh dưới nước (sonar) ANAPA-ME để tự động phát hiện mục tiêu là các người nhái hay thiết bị phá hoại của kẻ thù. Loại sonar này sẽ chỉ đường cho hệ thống khai hỏa vào khu vực có mục tiêu. Không có thông tin về loại sonar được Trung Quốc sử dụng hay cách thức CS/AR-1 phát hiện mục tiêu.


DUY LINH


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Trung Quốc đưa súng chống người nhái ra Trường Sa

17/05/2017


TTO - Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc loan tin Bắc Kinh đã triển khai hệ thống súng xoay vòng chống người nhái ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


 

image008

Dàn súng rốc-két chống người nhái CS/AR-1 được Trung Quốc triển khai trái phép ở Trường Sa - Ảnh: IHS Jane's


Hãng tin Reuters dẫn lại bài viết của tờ này cho biết dàn súng rốc-két được triển khai trái phép ở đá Chữ Thập là loại Norinco CS/AR-1 55 ly do Trung Quốc tự phát triển. Đây là diễn biến mới nhất liên quan tới các động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.


Tờ báo của Trung Quốc không nói rõ loại vũ khí này đã được đưa trái phép tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi nào nhưng nói rõ đây là một phần trong nỗ lực chống lại lực lượng đặc công của Việt Nam kể từ tháng 5-2014.


Lâu nay, chính quyền Bắc Kinh nhiều lần ngụy biện cho hành động quân sự hóa của mình ở các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng vỏ bọc "phục vụ cho dân sự".


Thế nhưng, các hình ảnh vệ tinh của nước ngoài đã được giới chuyên gia phân tích cho thấy những điều ngược lại. Trung Quốc cho xây dựng các nhà chứa máy bay cùng nhiều công trình phòng thủ, radar kiên cố, âm mưu biến các thực thể nhân tạo trái phép của họ thành tiền đồn quân sự.


Theo Tạp chí về quân sự IHS Jane's, dàn súng rốc-két Norinco CS/AR-1 55 ly lần đầu được giới thiệu tại Triển lãm hàng không Châu Hải của Trung Quốc năm 2014. Hệ thống súng xoay nòng này do Tập đoàn công nghiệp phương bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất.


Các thông số kỹ thuật chi tiết của CS/AR-1 không được tiết lộ. Theo quan sát của IHS Jane's, hệ thống này có bề ngang khoảng 1m, cao 1,6m; bao gồm 10 ống phóng có khả năng xoay 360 độ và bắn được đạn cỡ 55 ly. Tầm bắn tối đa khoảng 500m với đầu đạn nổ mạnh (HE). 


Trong quân đội Trung Quốc, hệ thống CS/AR-1 chủ yếu phục vụ trong lực lượng hải quân. BẢO DU
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14984)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13659)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14433)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13723)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13311)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13863)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14540)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17311)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16938)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21881)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16038)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16167)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13494)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13552)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14107)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14757)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?