Quan hệ Việt-Mỹ dưới trào đảng Cộng Hòa cầm quyền sẽ ra sao?

23 Tháng Năm 20179:26 CH(Xem: 12975)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ  TƯ  24 MAY 2017


Cộng đồng sẽ "dàn chào" ông Phúc từ trong tòa Bạch Ốc đến Lafayette?


Ông Phúc sẽ nói gì với ông Trump?


image005

Biểu tình ngoài công viên Lafayette. Ảnh minh họa


QUẬN CAM - Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/5/17, ra thông cáo cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến 31 tháng 5, 2017.


Một nguồn tin khả tín cho Văn Hóa biết cộng đồng Việt Nam đang có nhiều hoạt động chuẩn bị "đón" ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ cuối tháng này.


Một số tiểu bang gần Hoa Thịnh Đốn huy động xe buýt đưa đón dân đến tập trung ở Lafayette.


Dường như có hai luồng về cuộc "dàn chào" ông Phúc. Hai luồng này tìm cách "lobby" với Bộ Ngoại giao để cố gắng lọt vào tòa Bạch Ốc.


Tuy nhiên, năm nay nước Mỹ đã thay đổi đảng cầm quyền, các nhân vật hoạt động Việt Nam thân đảng Dân Chủ và được yểm trợ bởi một số nghị sĩ Dân Chủ ít có khả năng lọt vào. 


Luồng thứ hai không hẳn là đảng viên hoặc có mối liên hệ mật thiết với đảng Cộng Hòa, do sinh hoạt trống vắng với đảng Cộng Hòa mất đi 8 năm, nay tìm cách tạo ảnh hưởng với bộ tham mưu mới xem ra cũng khó khăn đến với tòa Bạch Ốc.


Vả lại, Tổng thống Trump từ khi nhậm chức đến nay ít đề cập đến Việt Nam, chính sách của Mỹ hiện còn rất mù mờ và cộng đồng Việt-Mỹ cũng chưa nắm rõ được TT Trump muốn gì ở VN.


Các bên tỏ ra đều chờ đợi kết quả cuộc họp giữa ông Trump và ông Phúc.   


Một luồng thứ ba không tìm cách để lọt vào Bạch Ốc nhưng đang huy động cộng đồng Việt đến Lafayette biểu tình để "nhắc" TT Trump. Lafayette là một công viên chính trị ngay trước cửa tòa Bạch Ốc, đứng ở hàng rào nhìn qua khuôn viên dinh Tổng thống Mỹ có thể thấy nhìn rõ nồn nột  cửa ra vào.


Người ta còn nhớ lần TT Phan Văn Khải đến thăm tòa Bạch Ốc, TT Bush chỉ tay ra ngoài cho ông Khải thấy cộng đồng Việt đang biểu tình phản đối. Cũng là cách "nhắc" TT Khải sớm ra luật biểu tình.


Người ta tin rằng TT Trump sẽ đón ông Phúc bên trong phòng bầu dục. Ngoài Thủ tướng Nhật Abe Shinze gặp ông Trump ở Trump Tower Manhattan New York trước khi ông Trump tuyê n thệ, nhưng ngay trong 100 ngày đầu TT Trump đã tiếp khá nhiều các nguyên thủ trên thế giới ở phòng bầu dục.


Thủ tướng Phúc sẽ nói gì với TT Trump?


TT Phúc nhân vật thứ ba trong Bộ Chính trị, một trong 3 đầu não Quân ủy Trung ương. Ông sẽ lót đường chuẩn bị bước sắp tới cho tân tổng bí thư đảng CSVN hay chủ tịch nước đến tiếp xúc với TT Trump ở Bạch Ốc? Ông sẽ thăm dò Mỹ về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) và phản ứng của của Mỹ về COC biển nam Trung Hoa / biển Đông?


Qua chuyến đi của ông Phúc, mối quan hệ và đường lối chính trị của Việt Nam bắt đầu "cọ xát" với chính sách Mỹ-Cộng Hòa sẽ ở mức độ nào. Thế nhưng có sự khác biệt nào dưới thời TT Obama-Dân Chủ và nay TT Trump-Cộng Hòa?   


Người ta hy vọng chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của TT Phúc sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ Cộng Hòa trong lúc Việt Nam hiện phải chịu "gắn sâu" vào thế lực Trung Quốc


Hôm 15/5/17, Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang vừa mới ký kết ở Bắc Kinh chiến lược thế kỷ "Một Vành đai và Con đường tơ lụa mới". Hai bên ra Thông cáo chung "Kiểm soát bất đồng trên biển". Phải chăng dấu hiệu chuyển đổi địa chính trị, địa an ninh, địa kinh tế khu vực Đông Nam Á đang chuyển biến nghiêng về phía Trung Quốc?


Hôm 22/5/17, Đại sứ Ted Osius đích thân đến chủ tọa lễ trao tặng sáu tàu tuần duyên Metal Shark cho Cảnh sát Biển tỉnh Quảng Nam. Đây là một món quà chào hàng đẹp mắt của Mỹ đối với Việt Nam sau bản Thông cáo chung Bắc Kinh.


Quảng Nam là quê hương của Tt Nguyễn Xuân Phúc.


Sáu tầu tuần duyên không phải là chiến hạm hoạt động xa bờ.


Nhưng giới quan sát cho rằng sáu tầu tuần duyên trao cho Quảng Nam là tín hiệu gởi cho ông Phúc trước khi ông lên đường Mỹ du, có nghĩa là chiến lược an ninh - kinh tế của Mỹ đối với biển Đông vẫn không thay đổi (tự do lưu thông hàng hải hàng không).


Đại sứ Ted nói trong lễ trao tầu: "Sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào môi trường hàng hải ổn định và bình yên. (…) Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng được hưởng lợi từ sự ổn định trong khu vực".


Người ta có thể hiểu ngược lại: Nếu môi trường hàng hải mà không ổn định và không bình yên thì sao?


image006

Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang tiếp xúc với Tổng thống Obama ở tòa Bạch Ốc 25/7/2013. Google


image007
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với Tổng thống Obama hôm 7/72015 tại tòa Bạch Ốc. AP


Một vài động tác ngoại giao tiếp cận


Ngày 14/12/2016, ngay sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã có cuộc điện đàm với TT Phúc.


Ngày 20-21/4/2017, trong chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, Mỹ đã chuyển thư mời chính thức của TT Trump tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nắm bắt ngay cơ hội, ông Phạm Bình Minh đã trao thư mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống Trump tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 và thăm chính thức Việt Nam.


TT Trump chưa trả lời chính thức về lời mời.


Thông tin truyền thông trong nước nhắc lại mối quan hệ Việt - Mỹ trước khi ông Phúc đặt chân đến Mỹ, nhấn mạnh đến APEC 2017 sắp diễn ra vào tháng 11.


Về đầu tư, Mỹ hiện đứng thứ 7/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả các dòng vốn đầu tư qua nước thứ ba, con số này chắc chắn lớn hơn nhiều. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có những dự án đầu tư sang Mỹ.


Về hợp tác giáo dục giữa hai nước: Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ đạt gần 29,000 du sinh và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.


Về Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam: Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC (lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà APEC 2006). Dự kiến trong năm 2017, Việt Nam tổ chức khoảng 200 hội nghị, cuộc họp lớn nhỏ, trong đó có 20 hội nghị cấp SOM trở lên (Senior Officials' Meeting) và tuần lễ cấp cao.


Các sự kiện chính của năm APEC 2017 bao gồm:


Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao (SOM 1) và các cuộc họp liên quan (18/2-3/3/17) SOM 2 và các cuộc họp liên quan (9-18/5). SOM 3 và các cuộc họp liên quan (15-30/8). Tuần lễ cấp cao APEC (6-11/11/17). Ngoài ra còn có rất nhiều hội nghị bàn về thương mại, tài chính, an ninh lương thực, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý thiên tai v.v... Các nội dung và hoạt động cụ thể được đăng tải trên website: www.apec2017.vn


Chủ đề của APEC 2017 là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung- creating new dynamism, fostering a shared future".


Tuy nhiên, cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ lần thứ 21 vừa diễn ra tại Hà Nội hôm 23/5/17, Thông cáo do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phát đi cho hay: "Việc thúc đẩy nhân quyền là phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là khía cạnh chủ chốt trong cuộc đối thoại liên quan đến chiến lược hợp tác toàn diện Việt - Mỹ".


Cũng không thể bỏ qua việc Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ có buổi điều trần về "tình trạng vi phạm tự do tôn giáo" ở Việt Nam. Buổi điều trần sẽ bắt đầu lúc 12:30pm trưa ngày Thứ Năm 25 tháng 5 tới đây tại Phòng 2172 Rayburn House Office Building.


Tổng thống Donald Trump có lắng nghe hay tác động của hai sự kiện trên có trở thành vấn đề lớn trong cuộc họp giữa ông Trump và ông Phúc ra sao chưa thể biết được. (lkt)
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13609)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14133)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14666)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15303)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17064)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14617)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15528)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14457)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20580)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16782)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18725)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16627)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16216)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14840)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21578)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17243)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15689)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15551)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".