Biển Đông: Giữ không nổi à? Các nước phải đóng góp đầy đủ với Mỹ!

05 Tháng Sáu 20176:34 CH(Xem: 12162)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG -  THỨ  BA  06  JUNE  2017


Biển Đông: Giữ không nổi à? Các nước phải đóng góp đầy đủ với Mỹ!


image001

Sau lưng ông Phúc là đại kỳ danh dự quốc gia của 3 đại đơn vị quân lực Hoa Kỳ, một hình ảnh hiếm có ở phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc; hình ảnh hiếm có thứ hai là không thấy nụ cười thường trực của ông Phúc. Reuters


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "lật bài ngửa" về Biển Đông


Đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump "lật bài ngửa" trong chính sách an ninh đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương qua phát biểu của ông James Mattis tại Đối thoại An ninh Shangri-la.


Về Biển Đông, tướng James Mattis nhắc lại những tuyên bố lên án Trung Quốc quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo, đe dọa an ninh và tự do hàng hải - hàng không trên Biển Đông, phá vỡ luật pháp quốc tế...


Ngoài những nội dung và thông điệp quen thuộc vẫn thấy lâu nay, nhắc lại cam kết duy trì trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông, ông chủ Lầu Năm Góc còn lưu ý:


Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một ưu tiên của Mỹ.


Nỗ lực chính của Washington là xây dựng liên minh, tuy nhiên "các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ". [2]


Nói cách khác, trên Biển Đông Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích và vị thế của chính mình liên quan đến tự do và an ninh hàng hải - hàng không, trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


image003

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, ảnh: Reuters / SCMP


Đó là lợi ích sát sườn của Mỹ, nhưng đồng thời cũng là lợi ích chung của cả khu vực.


Mỹ không quan tâm đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các bên, mà chỉ quan tâm đến các yêu sách hàng hải quá mức do giải thích, áp dụng sai Công ước có thể hạn chế tự do - an ninh hàng hải và lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ.


Vấn đề đặt ra ở đây là, nên hiểu như thế nào về thông điệp "các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ"?


Người viết cho rằng, "đóng góp đầy đủ" trong trường hợp này có thể hiểu theo 2 nghĩa. 


Thứ nhất, thân ai người nấy lo, của ai người nấy giữ. Mỹ không làm những việc "bao đồng", nhất là các vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.


Thứ hai, nếu muốn Mỹ cung cấp chiếc ô an ninh, thì đồng minh hoặc đối tác của Hoa Kỳ phải có nghĩa vụ chi trả, đóng góp đầy đủ.


Ví dụ Nhật Bản và Hàn Quốc đều phải bỏ tiền nuôi lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại 2 quốc gia này để giúp họ đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên.


Nhật Bản "đóng góp đầy đủ" thì chính quyền Mỹ công khai tuyên bố, Senkaku / Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh song phương.


Nói cách khác, nếu Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo này, Mỹ có trách nhiệm can thiệp.


Cũng là đồng minh hiệp ước, nhưng Philippines "đóng góp không đầy đủ", thậm chí còn phải trông chờ viện trợ từ Hoa Kỳ, nên năm 2012 Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Scarborough, Mỹ không can thiệp.


Nhìn nhận vấn đề theo hướng tiếp cận này, thì có thể lý giải một phần lý do tại sao Hạm đội 7 làm ngơ cho Trung Quốc chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đóng giữ theo Hiệp định Geneva 1954, cho dù Mỹ là đồng minh.


Đó là chưa kể đến cục diện quan hệ quốc tế thời kỳ đó, Mỹ - Trung đang tìm cách bắt tay nhau cùng đối phó với Liên Xô sau chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972.


Chỉ một sự làm ngơ đó thôi, đã là lễ vật hậu hĩnh Nhà Trắng dành cho Trung Nam Hải.


Như vậy, các nước ven Biển Đông hiện nay chỉ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình khỏi âm mưu bành trướng của Trung Quốc theo 2 cách.


Một là tự lực tự cường, nâng cao khả năng phòng thủ đồng thời tìm cách hợp tác song phương, đa phương để bảo vệ hòa bình, ổn định và duy trì hiện trạng ở Biển Đông, cho dù hiện trạng đã bị Trung Quốc thay đổi nhiều.


Trong phương án này, phối hợp chặt chẽ với sự hiện diện của Hoa Kỳ, Nhật Bản trong khu vực, thắt chặt hợp tác trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các quốc gia, tổ chức khác hết sức có ý nghĩa.


Đặc biệt là phải lưu ý đến việc xử lý các tranh chấp, bất đồng đựa vào luật pháp quốc tế, trên cơ sở bảo vệ hòa bình và hợp tác, thì hợp tác với Trung Quốc có vai trò quan trọng.


Bởi lẽ, Mỹ còn phải tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn đấu tranh xử lý các mâu thuẫn, thì không lý do gì để các nước nhỏ trong khu vực tự tin tách đấu tranh khỏi hợp tác.


Hai là chấp nhận "đóng góp đầy đủ" để thuê Mỹ bảo vệ an ninh, như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang làm.


Với những gì đang diễn ra, phương án thứ nhất dường như là ưu tiên và lựa chọn của gần như tất cả các nước ven Biển Đông, bởi không ai muốn mình rơi vào thế kẹt: trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.


Bởi lẽ đã có quá nhiều bài học cho các nước nhỏ khi trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường.


Hơn nữa, cục diện bán đảo Triều Tiên nói riêng, Đông Bắc Á nói chung chính là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, là hệ quả của cuộc đấu tranh giữa 2 luồng ý thức hệ.


Cục diện ngày nay đã khác xưa, nó không còn là đối đầu và lật đổ một mất một còn, mà thế giới ngày nay đã chuyển hướng hợp tác và cạnh tranh cùng thắng. 


Tình thế ngày nay đã khác xưa, cho dù ai đó muốn thuê Mỹ bảo đảm an ninh, đã chắc gì Hoa Kỳ nhận lời?


Donald Trump sẽ phải đưa tất cả lên bàn cân kinh tế.


Một bên là túi tiền và thị trường Trung Quốc không thể bỏ qua, một bên là một hay một vài nước nhỏ muốn dựa vào Mỹ để cân bằng với Trung Quốc.


Câu trả lời như thế nào chỉ có người Mỹ mới biết. (theo Hồng Thủy)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13602)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 20935)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15427)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13251)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19212)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30016)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13180)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 13379)
Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, một khuôn mặt lớn trong nền văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ trước năm 1975 đến nay, là người thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vừa qua đời tại Quận Cam, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào lúc 2 giờ chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017, hưởng thọ 87 tuổi. (Tin Việt Báo - Xem thêm: E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian - Lê Diễm Chi Huệ: Minh Đức Hoài Trinh - Cánh Hoa Rụng Giữa Trời Man Man)
11 Tháng Sáu 2017(Xem: 11011)
Việt Nam - Indonesia làm hòa