Hai bản tin về ASEAN 50 ở Manila

06 Tháng Tám 20178:45 CH(Xem: 12808)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


Hai bản tin về ASEAN 50 ở Manila


VOA: ASEAN, TQ thông qua khung quy tắc ứng xử trên Biển Đông


image002

Ngoaị trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp báo chí khi dự hội nghị với khối ASEAN, 6/8/2017

Chia sẻ


Các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc hôm 6/8 thông qua văn kiện khung về đàm phán một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Họ ca ngợi động thái này là một tiến bộ, nhưng những người chỉ trích cho rằng đây là một chiến thuật câu giờ của Trung Quốc để nước này củng cố sức mạnh trên biển của mình.


Văn kiện khung nhắm đến việc thúc đẩy Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, gọi tắc là DOC, đã được đưa ra hồi năm 2002.


Hầu như các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều lờ đi DOC, nhất là Trung Quốc. Nước này đã xây 7 đảo nhân tạo ở vùng biển có tranh chấp.


Các bên nói văn kiện khung chỉ là một bản khái quát về cách thức bộ quy tắc ứng xử sẽ được thiết lập. Nhưng những người chỉ trích nói việc không nêu khái quát về mục tiêu ban đầu, sự cần thiết phải làm cho bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý và có thể cưỡng hành, hay có một cơ chế giải quyết tranh chấp là những điều gây nghi ngờ về mức độ hiệu lực của bộ quy tắc.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói việc thông qua văn kiện khung tạo ra cơ sở vững chắc để đàm phán có thể bắt đầu trong năm nay.


Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền về toàn bộ hoặc từng phần Biển Đông.


Một số nhà ngoại giao và những người chỉ trích tin rằng việc Trung Quốc đột nhiên quan tâm đến bộ quy tắc sau 15 năm trì hoãn là có mục đích kéo dài quá trình đàm phán để câu giờ cho việc hoàn thành những mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông.


Một số người cho rằng bộ quy tắc được thúc đẩy vào lúc Mỹ, nước lâu nay được coi là có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản những đòi hỏi hàng hải của Trung Quốc, đang bị phân tán vì các vấn đề khác và không đưa ra quan điểm rõ ràng về chiến lược an ninh của Mỹ ở châu Á, vì vậy làm suy yếu vị thế đàm phán của ASEAN.


Văn kiện khung chưa được công bố, nhưng một văn bản dài 2 trang mà Reuters tiếp cận được cho thấy nó khá khái quát và có nhiều điểm dẫn đến bất đồng.


Ví dụ, nó kêu gọi các bên cam kết với “các mục đích và nguyên tắc” của Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng không quy định việc tuân thủ.


Một số nước ASEAN, kể cả Việt Nam và Philippines, lâu nay nói họ vẫn muốn làm cho bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý, điều mà theo các chuyên gia sẽ ít có cơ hội được Trung Quốc chấp nhận.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ông không cố tiên liệu về nội dung bộ quy tắc, nhưng ông cũng nói bất cứ điều gì được ký kết cũng phải được tuân theo.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước chủ nhà Philippines Robespierre Bolivar nói việc thông qua văn kiện khung là biểu tượng của cam kết tạo ra một bộ quy tắc “thực chất và có hiệu lực”./( VOA 06/08/2017 theo Reuters)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


RFI: ASEAN không ra được thông cáo chung cứng rắn với Bắc Kinh

 image003

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano chào đón bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 50 Manila, Philippines, ngày 05/08/2017.Reuters


Cam Bốt quyết liệt bảo vệ lập trường của Trung Quốc tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN. Cho đến trưa chủ nhật 06/08/2017, các nước Đông Nam Á họp tại Manila vẫn không tìm được một thái độ chung trước chính sách bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.


Các nguồn tin ngoại giao xác nhận với AFP là 10 ngoại trưởng ASEAN không thể công bố một bản thông báo chung như dự kiến sau cuộc họp ngày thứ Bảy 05/08/2017. Cuộc đàm phán vào sáng Chủ Nhật cũng không đả thông được tình trạng bế tắc và chia rẽ nội bộ.


Trong khi Bắc Kinh tranh đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông lấn sâu đến tận duyên hải của bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, thì một lần nữa thành viên ASEAN Cam Bốt bênh vực Trung Quốc, cản trở các nước nạn nhân lên tiếng phản đối.


Theo các nguồn tin này, bản thân Việt Nam « không dám kích động », nước chủ nhà Philippines cố tìm « thỏa hiệp », còn Cam Bốt của thủ tướng Hun Sen thì tận lực « đạp thắng chân lẫn kéo thắng tay ».


Cũng theo AFP, quan chức cao cấp của các phái đoàn ASEAN tiếp tục thảo luận về hồ sơ Biển Đông vào trưa hôm nay (06/08) trong khi các ngoại trưởng tham gia một loạt cuộc tiếp xúc với các đồng cấp Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.


Tiếp theo sẽ là Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) với sự tham dự của nhiều nước trong đó đặc biệt có Mỹ, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố sẽ được đưa ra bàn luận.


Còn theo Reuters, trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tình hình « biển Nam Hải có tiến triển » và 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến trình « thương lượng một bản quy tắc giao thông hàng hải ngay từ năm nay »./(Tú Anh RFI 06-08-2017)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 11897)
- Ts. Hà Anh Tuấn: Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra. - Biển Đông sẽ là nơi giao lưu "Con đường Tơ Lụa" và "Dự án Gió Mùa"? -Thủ tướng TQ mang sáng kiến ‘Một vòng đai và Một Con đường' đến Châu Mỹ La Tinh.
16 Tháng Năm 2017(Xem: 13580)
- Một Giáo sư Việt Nam hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI phản bác dữ dội. - Giới sinh viên "vinh thân phì gia" nghĩ sao về vụ này?
14 Tháng Năm 2017(Xem: 13669)
Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12629)
Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 13504)
Nếu những ai là dân hay là quân đội đã từng công tác, làm việc hay sinh sống ở tỉnh Quảng Đức, Thị xã Gia Nghĩa, quận Khiêm Đức, quận Kiến Đức, quận Đức Xuyên, quận Đức Lập, không ai là không biết đến cha Cường, cha Tuyên úy Công Giáo.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 11609)
Dư luận cho rằng, ông nhà văn Đức An tuy có lòng tốt nhưng việc làm của ông vô tình làm cho tinh thần vô úy vô vị lợi của Du Ca nam Califorrnia càng thêm sáng giá...
10 Tháng Năm 2017(Xem: 12432)
Gia đình nên yêu cầu Đại biểu Quốc Hội, trước hết Đại biểu Quốc Hội tỉnh Vĩnh Long gồm Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, giám sát việc khởi tố vụ án hình sự. LS Hà Nguyễn .
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12081)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12371)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12406)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11944)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12261)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.