Một bài báo: 27 triệu đô đi đoong!

15 Tháng Tám 20176:12 CH(Xem: 14646)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  TƯ  16  AUGUST  2017


Một bài báo: 27 triệu đô đi đoong!


image002

Tàu thăm dò của Repsol có mặt ở địa điểm mới


image003Bản quyền hình ảnh Bloomberg Image caption Một quan chức của Repsol hôm 2/8 xác nhận việc đình chỉ hoạt động khoan dầu tại Việt Nam


Tàu khoan thăm dò dầu khí Deepsea Metro I hiện đã tới vùng biển ngoài khơi cảng Labuan của Malaysia, theo dữ liệu của hãng Thomson Reuters Eikon thể hiện vào hôm thứ Hai 14/8/2017.


Tàu nằm trong tâm điểm cuộc tranh cãi giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh các hoạt động thăm dò tìm kiếm dầu khí ở Lô 136-3, vị trí mà Việt Nam nói là hoàn toàn nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế của mình, còn Trung Quốc cho rằng nằm trong phần biển thuộc đường lưỡi bò của Trung Quốc.


Hoạt động khoan thăm dò của tàu Deepsea Metro I theo hợp đồng k‎ý với nhà thầu dầu khí Repsol của Tây Ban Nha tại Lô 136-3 đã bị tạm ngưng hồi tháng trước do áp lực từ phía Trung Quốc.


Tàu Deepsea Metro I do hãng Odfjell Drilling Ltd của Na Uy khai thác, đã có mặt tại Labuan vào lúc 9.17 sáng giờ địa phương (01.17GMT) hôm thứ Hai, theo dữ liệu đi lại của tàu bè tại Thomson Reuters Eikon.


image004

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Đến nay, Repsol đã chi 27 triệu cho giếng khoan tại Khu 136/3 của Việt Nam


Lần cuối cùng tàu này được ghi nhận hiện diện tại địa điểm thuộc Lô 136-3 là ngày 30/7, Reuters nói.


Repsol hồi tháng trước nói việc khoan thăm dò đã tạm ngưng sau khi hãng chi 27 triệu đô la cho các hoạt động tại địa điểm này. Các đối tác cùng khai thác với Repsol tại Lô 136-3 có PetroVietnam, và Mubadala Development Co của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.


Trung Quốc đã thúc giục việc ngưng ngay hoạt động dầu khí tại địa điểm trên.


Việt Nam chưa bao giờ xác nhận việc có hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên hay không, cũng như việc có chuyện tạm ngưng hay không.


Tuy nhiên, hồi tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trong một buổi họp báo định kỳ nói rằng Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động khai thác trong khu vực.


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông


Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới tranh chấp biển dâng cao từ năm 2014, khi Trung Quốc từ đầu tháng Năm hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực nằm sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cách đảo L‎ý Sơn chừng 119 hải l‎ý (221km).


Trên bản đồ dầu khí của Việt Nam, vị trí hạ đặt giàn khoan Trung Quốc thuộc Lô 143.


Tại Việt Nam đã nổ ra các làn sóng biểu tình kéo dài chống Trung Quốc. Một số cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc hoặc có vốn Trung Quốc tại Bình Dương, Đồng Nai và một số nơi khác đã bị đốt phá.


Làn sóng biểu tình khi đó cũng lan rộng ra các cộng đồng người Việt ở nước ngoài./ (theo BBC 14/8/17)

23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12768)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13147)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14862)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14458)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13662)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21003)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15481)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13301)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19352)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30138)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13354)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."