Bắc Kinh: 7 căn cứ hỏa lực chiến lược giữa Biển Đông xong rồi cần gì thêm nữa!

17 Tháng Tám 20176:17 CH(Xem: 12724)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  THỨ  SÁU  18  AUGUST  2017


Bắc Kinh: 7 căn cứ hỏa lực chiến lược giữa Biển Đông xong rồi cần gì thêm nữa!


VĂN HÓA


17/8/2017


BÀI 8


image002

Vị trí căn cứ hỏa lực Chữ Thập trung tâm biển Trường Sa cách Cam Ranh và Sàigon khoảng 500km.(Số liệu này chưa chính xác).


Sau khi hoàn tất 7 đảo nhân tạo thực chất là 7 căn cứ hỏa lực ở giữa Biển Đông (Văn Hóa đã mô tả nhiều lần bằng hải đồ), Bắc Kinh một lần nữa lại "lên giọng đạo đức giả" trong lúc Đại tướng Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đến Bắc Kinh.


Giọng đạo đức giả của Bắc Kinh nói rằng (theo truyền thông) sẽ "không chiếm thêm cấu trúc thực thể nguyên trạng nào nữa ở Biển Đông" xem ra có nhiều ý nghĩa.


Ngày 16/8/2017: Đại tướng Joseph Dunford Chủ tịch Hội đồng Liên quân,Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoa tuyên bố trong cuộcc họp báo ở Bắc Kinh cho biết mục đích chuyến đi của ông đến Bắc Kinh là "ký một hiệp định khung về cơ chế đối thoại giữa bộ tổng tham mưu hai nước".(theo RFI)


Không có thêm chi tiết nào về cuộc gặp gỡ quân sự cấp quốc gia giữa hai cường quốc trên thế giới hiện nay.


Giới quan sát chính trị cho rằng: Một là Bắc Kinh trấn an ông Đại tướng Mỹ về tình hình Châu á Thái bình dương; Hai là 7 vị trí đảo nhân tạo chiến lược mà Bắc Kinh đổ ra hàng tỉ đô la bồi đắp xây dựng giữa Biển Đông đủ sức giữ gìn "an ninh và hòa bình" rồi cần gì chiếm thêm nữa cho mang tiếng; Ba là thôi các ông khỏi mất công "tuần tra tự do hàng hải" nữa cho mệt, tuần tra mà pháo súng vẫn bịt kín thì ai cũng biết các ông chu du an toàn theo luật hàng hải; Bốn là bản Hiệp định khung (COC) do tôi (Bắc Kinh) đã ký với 10 nước ASEAN xong xuôi; Năm là trang sử Biển Đông đã lật qua thời kỳ "Hậu ASEAN 50"; Sáu là hai nước chúng ta (Mỹ - Hoa) nên "ký một hiệp định khung về cơ chế đối thoại giữa bộ tổng tham mưu hai nước" để ngăn ngừa những tai biến bất ngờ; Bẩy là Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương là mục tiêu chúng ta nên bàn tới thì cụ thể hơn.


Câu hỏi đặt ra là "Hiệp định khung về cơ chế đối thoại giữa bộ tổng tham mưu hai nước" là hiệp định gì? Họa chăng có trời mới biết được câu chuyện an ninh và trật tự vùng Châu á Thái bình dương giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, trong đó có thể bao gồm cả việc tên lửa Bắc Hàn dọa dẫm vớ vẩn chỉ là bàn lừa thế giới mà thôi. 


May ra các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy rõ bàn cờ "Mặt trận Biển Đông diễn biến vô lường" nên ra sức củng cố những tài nguyên thực thể nào mình có được. Những hoạt động gần đây của chính phủ Việt Nam bắt đầu vận động cho vị trí của Việt Nam thời kỳ "Hậu ASEAN 50". Chuyến đi 3 ngày của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Bangkok gặp Thủ tướng Thái Lan hé lộ chính sách mới của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á.


Vị trí của ông Phúc đáng kể sau chuyến đi hội kiến với TT Trump ở Bạch Cung hôm 31/5/2017. Thành quả về "đối tác chiến lược" Mỹ-Việt hầu như đã nâng uy tín ông Phúc lên hàng thứ hai sau TBT Nguyễn Phú Trọng.


Ngay từ đầu tháng 8, Việt Nam chuẩn bị thật kỹ lưỡng và rầm rộ APEC 2017 tại Đà Nẵng đón Tổng Thống Trump, cũng là cách "chào hàng" hào nhoáng cho ông Trump đánh giá về một quốc gia viễn đông lần đầu tiên ông bước chân tới./(lkt)       


image001image003

Bắc Kinh tổ chức "Đại lễ" khánh thành đảo nhân tạo Chữ Thập trên mặt  sân bay bê tông dài hơn 3000m đủ sức cho máy bay dân sự và chiến đấu cơ lên xuống hôm 6/1/2016.


7 đảo nhân tạo hay 7 căn cứ hỏa lực giữa Biển Đông?


Ảnh vệ tinh mới nhất về đảo nhân tạo của TQ ở Trường Sa / Thế giới bó tay?


11 Tháng Năm 201512:08 SA(Xem: 4792)


"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 11 MAY 2015
Ảnh vệ tinh mới nhất về đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa
17/02/2015 8:20
 
 (Tin Nóng) Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.


image004
 Từ trái sang: Ảnh vệ tinh của Airbus Defense chụp đá Gaven ngày 30.3.2014, 7.8.2014, và 30.1.2015 cho thấy việc xây đảo nhân tạo ở bãi đá này đã mở rộng nhanh chóng. Đến ngày 30.1.2015 một công trình tồn tại trước đó đã được nối vào đảo nhân tạo mới và ít nhất một bãi đáp trực thăng đã được xây dựng

Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2.

Các ảnh của Airbus Defense cũng cho thấy tiến độ xây các đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma, đá Gaven.

IHS Jane's so sánh ảnh vệ tinh DigitalGlobe chụp đá Tư Nghĩa ngày 1.2.2014 trước khi việc đổ đất xây đảo diễn ra, đá này chỉ có công trình bê tông 380 m2. Đến ngày 14.8.2014, việc cải tạo đất xây đảo nhân tạo đã diễn ra ồ ạt. Và đến ngày 24.1.2015 đảo nhân tạo đã rộng đến 75.000 m2, và các công trình kiên cố lớn đang được xây, theo ảnh vệ tinh của Airbus Defense.

Đá Gạc Ma cách đá Tư Nghĩa 30 km về phía tây nam cũng được xây cất rầm rộ, tương tự là ở đá Gaven.

Ảnh vệ tinh chụp đá Gạc Ma ngày 24.1.2015 cho thấy một công trình lớn đang gần hoàn tất.


image005
 Không ảnh chụp cảnh Trung Quốc xây cất đảo nhân tạo ở đá Gaven ngày 4.10.2014 – Nguồn: Asahi Shimbun

Còn việc xây đảo nhân tạo ở đá Gaven bắt đầu từ sau ngày 30.3.2014, đến ngày 7.8.2014 ảnh vệ tinh cho thấy đảo nhân tạo đang sắp hoàn tất. Ảnh vệ tinh của Airbus Defense chụp đá Gaven ngày 30.1.2015 cho thấy đảo nhân tạo đã hoàn chỉnh, có cả 1 bãi đáp trực thăng.

Các tòa nhà trên đảo nhân tạo ở đá Tư Nghĩa và Gaven đều có cấu trúc giống hệt nhau, đó là một tòa nhà hình vuông với kiến trúc ở mỗi góc dường như là một tháp để bố trí hoả lực chống máy bay hoặc mái che radar. Điều này cho thấy Trung Quốc đã chuẩn hóa thiết kế của các kiến trúc trọng điểm và bố trí ra các đảo nhân tạo mới xây, theo IHS Jane's.
image006
 Một tàu trông như là tàu container ở tại khu vực Trung Quốc đổ đất xây đảo nhân tạo tại đá Châu Viên ngày 4.10.2014 - Nguồn: Asahi Shimbun. (Anh Sơn)

Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thế giới ‘bó tay’ ?

20/02/2015 10:46
 
(Tin Nóng) Việc Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa để tạo một chuỗi pháo đài có thể khống chế đường không và đường biển cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng lãnh thổ, và thế giới có rất ít lựa chọn để ngăn chặn, theo Wall Street Journal ngày 18.2.15


image007

 Đá Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1988, sau khi cải tạo đất và xây dựng năm 2014 nay đã trở thành đảo nhân tạo nối với cơ sở ban đầu của bãi đá này, có cả 1 sân bay trực thăng và 1 trạm xi măng - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Những hình ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy sự mở rộng đáng kể trong việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi đá tranh chấp ở Trường Sa làm gia tăng mối lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Các hình ảnh vệ tinh này cung cấp các bằng chứng được nhìn thấy lần đầu tiên là Trung Quốc đã xây dựng ở đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam một hòn đảo nhân tạo 75.000 m2, bằng khoảng 14 sân bóng đá, bao gồm hai cầu tàu, 1 nhà máy xi măng và một sân bay trực thăng. Bãi đá này chỉ nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp, nằm cách Philippines 340 km và cách Trung Quốc đến 1.062 km.

Những hình ảnh này được bộ phận vệ tinh thương mại của Tập đoàn Airbus chụp, và được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Mỹ) đăng tải, cũng cho thấy Trung Quốc đã gần như hoàn tất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương tự ở hai nơi khác là đá Gạc Ma và đá Gaven chiếm của Việt Nam.

Trung Quốc được cho là xây dựng một mạng lưới các pháo đài đảo để kiểm soát hầu hết Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, và có khả năng kiểm soát cả vùng trời trên Biển Đông, theo các chuyên gia đã nghiên cứu các hình ảnh nói trên.

Tốc độ và quy mô của việc xây đảo ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh, dù gần đây đã kiềm chế lời nói và tránh những cuộc đối đầu trên biển và trên không, vẫn không từ bỏ tham vọng triển khai sức mạnh trong khu vực.

"Trung Quốc đã cải tạo đất và xây dựng ở Biển Đông trong năm 2014 là chưa từng có từ trước đến nay", một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả mức độ của việc xây đảo này.


image008

 Cảnh Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các công trình quân sự, dân sự trên đá Gạc Ma (chiếm đóng của Việt Nam từ 14.3.1988). Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung Quốc còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Giữa đảo tập trung nhiều máy xúc, máy ủi. Ảnh chụp tháng 11.2014 - Ảnh: Mai Thanh Hải

Những hình ảnh từ Google Earth và những nguồn khác tiết lộ việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo ở cả bốn bãi đá tại Trường Sa bắt đầu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Việc xây dựng tại hai trong số 4 bãi đá này bắt đầu trong năm 2014, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng và do vậy làm ấm lên mối quan hệ quân sự của các nước này với Washington.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc cải tạo đất và xây đảo, nhưng không có kết quả. Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đã nêu mối quan ngại của Mỹ về các vấn đề trên trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tháng 2.2015.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Russel đã từ chối thảo luận về các chi tiết cụ thể của cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, nhưng nói rằng Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ ngừng công việc cải tạo đất và xây đảo.

"Việc đó gây bất ổn và mâu thuẫn với các cam kết của Trung Quốc với các thành viên ASEAN”, ông Russel nói.

Trung Quốc đã ký một thỏa thuận không ràng buộc với ASEAN, cam kết tránh các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông, như đưa người cư trú ở các bãi đá và đảo trước đây bỏ hoang.

"Diện tích tuyệt đối của các khu vực cải tạo đất để xây đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành trong 2-3 năm qua vượt xa nhiều lần mọi thứ mà các bên tranh chấp khác đã làm", ông Russel nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận về các hình ảnh vệ tinh mới nhất này, nhưng dẫn lại các thông báo trước đó rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với khu vực đang xây dựng và công việc đó được thiết kế để cải thiện cuộc sống của những người làm việc ở đó.


image009
 Cơ sở trú đóng ban đầu của Trung Quốc ở Đá Tư Nghĩa chiếm của Việt Nam, ảnh chụp năm 2004, diện tích chỉ 380 m2; nay đã trở thành đảo nhân tạo rộng đến 75.000 m2 - Ảnh: Google.


image010

Việc cải tạo đất và xây đảo diễn ra ở Đá Tư Nghĩa vào tháng 8.2014


image011


Đá Tư Nghĩa đã trở thành đảo nhân tạo rộng đến 75.000 m2, ảnh vệ tinh Airbus chụp cuối tháng 1.2015 - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Các bãi đá trong những hình ảnh vệ tinh mới nhất này là một phần của quần đảo Trường Sa, nằm trong cái gọi là đường chín đoạn (đường lưỡi bò) mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra để tuyên bố yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông gây xung đột với các nước trong khu vực có chủ quyền ở đây, như Malaysia, Việt Nam, Brunei, Philippines (nước có hiệp ước đồng minh với Mỹ), và nhiều nước trong số này đã củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ trong những năm gần đây để đối phó những hành vi quyết liệt của Trung Quốc về yêu sách lãnh thổ.

Theo các quan chức Mỹ và các chuyên gia trong khu vực, vài nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, như Việt Nam đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo và đá ngầm đang kiểm soát, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều.

Chính phủ Philippines mới đây trong tháng 2.2015 đã chính thức phản đối việc Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất và xây đảo tại đá Vành Khăn ở Trường Sa (Philippines gọi là Mischief Reef). Philippines từ chối bình luận về những hình ảnh vệ tinh mới nhất về việc Trung Quốc xây đảo ở Trường Sa, và chính quyền Việt Nam chưa đưa ra bình luận nào.

Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nói rằng các cơ sở hạ tầng Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa rõ ràng là dùng cho mục đích quân sự, trong khi một số hành động gần đây của nước này trong việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ thì được thực hiện bằng lực lượng hải cảnh và kiểm ngư.

Ông James Hardy, biên tập khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí chuyên về quân sự IHS Jane’s Defence Weekly, nhận xét: "Từ chỗ chỉ có một số cơ sở nhỏ bằng bê tông, bây giờ Trung Quốc đã có các đảo đầy đủ với sân bay trực thăng, đường băng, cảng và các phương tiện để hỗ trợ số lượng lớn binh lính".

Theo ông Hardy, các cơ sở hạ tầng như vậy cho phép Trung Quốc thực hiện đường lưỡi bò một cách mạnh mẽ hơn. Ông cho biết Trung Quốc đã cải tạo đất ít nhất thêm một rạn san hô khác trong khu vực, nhưng hình ảnh vệ tinh đã không cho thấy.

"Chúng ta có thể thấy rằng đây là một chiến dịch có phương pháp, được lên kế hoạch chi tiết để tạo ra một chuỗi pháo đài có khả năng kiểm soát đường không và đường biển dọc trung tâm của quần đảo Trường Sa", ông Hardy nói.

image012

Một cơ sở của Trung Quốc tại đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1988, ảnh chụp vào tháng 2.2006 - Nguồn: Google
image013
 Đá Gạc Ma vào tháng 6.2014 khi việc đổ đất xây đảo nhân tạo diễn ra ồ ạt - Ảnh: Google


image007

 Đá Gạc Ma đã trở thành đảo nhân tạo nối với cơ sở ban đầu của bãi đá này, có cả 1 sân bay trực thăng và 1 trạm xi măng - Ảnh: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Một số quan chức Mỹ và khu vực gợi ý rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng mới để lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tương tự ADIZ nước này lập vào cuối năm 2013 trên vùng biển Hoa Đông, nơi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc chồng lấn với Nhật Bản. Trung Quốc đã cho biết sẽ thành lập thêm ADIZ nhưng chưa có kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông.

Hồi tháng 11.2014, các hình ảnh do tạp chí Jane’s công bố cho thấy Trung Quốc đang xây đảo ở bãi đá thứ tư là đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam, nơi theo các chuyên gia phân tích quân sự và các học giả cho là đủ rộng để xây một đường băng.

Máy bay Trung Quốc có thể tuần tra biển Hoa Đông tương đối dễ dàng từ các căn cứ ở miền đông Trung Quốc, nhưng không thể hoạt động hiệu quả trên các quần đảo Trường Sa và các vùng xa xôi khác của Biển Đông nếu không được tiếp nhiên liệu và có sự hỗ trợ từ mặt đất.

Các cơ sở đang xây ở đá Chữ Thập có thể phù hợp cho việc này, theo một số chuyên gia. Một khả năng khác là Trung Quốc sẽ sử dụng đường băng ở đá Chữ Thập như là nơi hỗ trợ cho các hoạt động trong tương lai của tàu sân bay Liêu Ninh từng xuống Biển Đông luyện tập.

Trong tương lai gần, các cơ sở hạ tầng ở các đảo nhân tạo này có thể được sử dụng nhiều hơn để tăng cường tầm bao phủ của radar, hỗ trợ một lượng nhỏ đơn vị quân đội và cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các tàu tuần tra đi xa hơn xuống phía nam Biển Đông, theo một số chuyên gia.

Chuyên gia Ian Storey, nghiên cứu về Biển Đông, tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết các cơ sở này có khả năng sẽ được sử dụng để "thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, và gia tăng áp lực đối với các tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển của các nước tranh chấp khác".

"Điều này cho thấy mặc dù gần đây Bắc Kinh nói đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, chính sách của nước này về thực hiện cái gọi là đường lưỡi bò cơ bản vẫn không thay đổi", theo ông Ian Storey.


image015


Đá Chữ Thập chụp từ vệ tinh vào tháng 7.2014 khi chưa có hoạt động xây cất nào - Nguồn: Google.


image016


Ảnh vệ tinh cho thấy có 1 tàu hộ vệ và các kiến trúc khác đang được Trung Quốc ồ ạt xây ở Đá Chữ Thập, tháng 8.2014 - Nguồn: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s.


image017


Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14.11.2014 cho thấy Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng), dài đến gần 3 km đủ lớn để xây đường băng và trở thành một trung tâm điều hành và chỉ huy của quân đội Trung Quốc ở khu vực này - Ảnh: CNES/HIS


image004


Còn đây là việc cải tạo đất ở Đá Gaven của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng. Từ trái sang: Ảnh vệ tinh Airbus Defense chụp đá Gaven ngày 30.3.2014, 7.8.2014, và 30.1.2015 cho thấy việc xây đảo nhân tạo ở bãi đá này đã mở rộng nhanh chóng. Đến ngày 30.1.2015 một công trình tồn tại trước đó đã được nối vào đảo nhân tạo mới và ít nhất một bãi đáp trực thăng đã được xây dựng - Nguồn: Airbus Defence & Space/IHS Jane’s

Ông Storey và các chuyên gia khác, cũng như các quan chức Mỹ, cho rằng các hoạt động xây đảo của Trung Quốc sẽ không làm tăng tính hợp pháp về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đó là chỉ có đất được hình thành một cách tự nhiên mới cho phép một quốc gia tuyên bố quyền hàng hải trong vùng nước lân cận.

Một tòa án Liên Hợp Quốc đang mở phiên điều trần vụ kiện do Philippines khởi kiện việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc được cho là sẽ bác bỏ phán quyết của tòa án; và Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình có rất ít lựa chọn để ngăn chặn Bắc Kinh tiếp tục cải tạo đất và xây dựng công trình trên đảo nhân tạo.

Thậm chí giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc nhận xét bi quan rằng "Mỹ và các đồng minh cùng đối tác chỉ có thể đưa ra phản kháng rằng Trung Quốc nên ngừng các hoạt động của mình và tự kiềm chế. Nhưng Trung Quốc sẽ làm ngơ trước các phản kháng này. Việc sử dụng các tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ làm tình hình căng thẳng thêm leo thang và mang lại nhiều rủi ro".


image018

Sơ đồ của Wall Street Journal thể hiện vị trí 4 bãi đá của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo, hình thành chuỗi pháo đài khống chế Biển Đông.


Mê hồn trận biển Đông:"7 cái cầy đặt trước con trâu!"


18 Tháng Sáu 201511:11 CH(Xem: 4409)


"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 19 JUNE 2015

Mê hồn trận biển Đông:"7 cái cầy đặt trước con trâu!"


image019
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map

TQ hoàn thành giai đoạn một và tiếp tục giai đoạn hai tân tạo 7 bãi đá Trường Sa của VN

Văn Hóa tổng hợp

1/ Đá Xu Bi ( Subi Reef )


image020

2/ Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef)


image021image022

Đảo Chữ Thập sau khi bồi đắp hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ hình thành một đường băng trên 3km đủ dài cho tất cả máy bay quân sự hiện đại của Trung Quốc.


image023

3/ Đá Gạc Ma ( Johnson Souht Reef )


image024image025

4/ Đá Vành Khăn ( Mischief Reef )
 
Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải, dẫn bài viết của tờ Thời báo Hoàn Cầu. Cờ của tàu có số 999, cho thấy đây là tàu Jinggang Shan, một tàu vận tải đổ bộ lớp Yuzhao Type 071.

5/ Đá Châu Viên ( Cuarteron Reef )


image026


6/ Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef )


image027

7/ Cụm Đá Gaven ( Gaven Reef )


image028

+++++++++++++++++++++++++++++++

Những hình ảnh dưới đây do CSIS, AFP, EPA, CNN, Reuters công bố


image029

Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông. (Ảnh: CSIS)
image030
Hàng loạt tàu thuyền của Trung Quốc tại bãi Vành Khăn thuộc Trường Sa (Ảnh: AFP)
image031
Trung Quốc đang cấp tập xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: EPA)


image032image033

Hôm 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở khu vực quần đảo Trường Sa. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.

Cho đến nay, Máy bay Mỹ vẫn chưa bay vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo! Sự việc này khiến nhiều ý kiến cho rằng Mỹ mặc nhiên "tôn trọng" hoặc "công nhận" 12 hải lý quanh các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp; nếu dựa trên Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. 12 hải lý "kiểu này" quốc tế nào công nhận?

Chiến hạm Jinggang Shan lớp Yuzhao Type 071 lớn nhất của TQ ngang ngược đậu ở Vành Khăn

17/06/2015
image034
 Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải, dẫn bài viết của tờ Thời báo Hoàn Cầu. Cờ của tàu có số 999, cho thấy đây là tàu Jinggang Shan, một tàu vận tải đổ bộ lớp Yuzhao Type 071. Ảnh: Google
image035
Trung Quốc ngang ngược đưa tàu đổ bộ tới Đá Vành Khăn

Các quan chức quân đội Mỹ từng cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ triển khai nhiều loại tàu chiến và máy bay tiêm kích tới các đảo nhân tạo trái phép. Trước đó một số nước cũng cảnh báo khả năng Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

Quân đội Trung Quốc vừa ngang nhiên triển khai một tàu chiến tới Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một động thái cho thấy Bắc Kinh đang quân sự hóa biển Đông.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, ảnh vệ tinh do trang Google Maps cung cấp cho thấy một tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang neo đậu tại Đá Vành Khăn. Đây là một trong những địa điểm Trung Quốc lấn biển, xây đảo nhân tạo trái phép.

Nhiều khả năng đây là tàu đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn.

Hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ sớm hoàn tất hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố dù một số cơ sở trên các đảo nhân tạo mang tính chất quân sự nhưng nhìn chung các đảo nhân tạo phục vụ mục tiêu dân sự.

Trước đó Bộ Quốc phòng Mỹ từng tố cáo Trung Quốc triển khai pháo cối tới một đảo nhân tạo. Trung Quốc đang quân sự hóa biển Đông, biến các đảo nhân tạo trái phép thành những tiền đồn quân sự để thực hiện giấc mơ độc chiếm biển Đông như giới chuyên gia nhận định./

18-06-2015 08:54 - Theo: tuoitre.vn

"Hồi cuối tháng 3/2013, một hạm đội gồm bốn tàu do tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn dẫn dầu đã đến bãi cạn James, cách Malaysia 80 km, cách Brunei chưa đầy 200 km và cách lục địa Trung Quốc 1.800 km.

Tin tức về sự xuất hiện của Tỉnh Cương Sơn ở ngoài khơi bãi cạn James nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận của giới chức quân sự khu vực. Việc triển khai tàu đổ bộ lớn nhất này cho thấy Trung Quốc quyết tâm trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và gửi thông điệp mạnh đến khu vực Đông Nam Á."

(Theo Kiến Thức)

Mỹ phản ứng ra sao trước tuyên bố "bồi lấp sắp xong" của Trung Quốc?

(GDVN) - Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng hay hỗ trợ cho sự ra đời các giải pháp ngoại giao và hòa bình mà chỉ củng cố yêu sách tranh chấp (vô lý, phi pháp).


image036

Hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam được Bắc Kinh tuyên bố "sắp xong", ảnh: EPA/SCMP.

Reuters ngày 16/6 đưa tin, Hoa Kỳ đang "lưu ý" tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc nước này "sắp hoàn thành" việc bồi lấp xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo trên 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và đang chuẩn bị cho giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu "phòng thủ quân sự" và dân sự. Washington lo ngại về kế hoạch tiếp theo của Bắc Kinh, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phòng thủ quân sự.

"Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng hay hỗ trợ cho sự ra đời các giải pháp ngoại giao và hòa bình mà chỉ củng cố yêu sách tranh chấp (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Mira Rapp Hooper, một chuyên gia về Biển Đông từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tại Washington nói với Reuters, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc sắp kết thúc hoạt động bồi lấp, xây dựng có thể được hẹn giờ với mục đích làm giảm bầu không khí căng thẳng (do chính Trung Quốc chủ động tạo ra - PV) trước Đối thoại Chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ ngày 22 đến 24/6, nhưng tuyên bố này không cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách (bành trướng) của Trung Quốc.

Bình luận về động thái này của Bắc Kinh, học giả Huang Jing từ trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đại học Quốc gia Singapore nói với tờ The Wall Street Journal rằng: "Trung Quốc đơn phương bồi lấp và xây dựng (bất hợp pháp), và bây giờ họ đơn phương chấm dứt nó. Trung Quốc đang cho thấy rằng một quyền lực chính trị có thể kiểm soát sự leo thang, và họ có thể làm những gì họ cho là phù hợp với lợi ích của mình".

Có lẽ học giả này đã không đọc kỹ tuyên bố của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Không phải Trung Quốc "dừng lại" như ông Huang Jing nghĩ, mà họ "sắp bồi lấp, xây dựng xong" đảo nhân tạo bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Đây không phải hành động xuống thang, mà là chuẩn bị cho một bước leo thang mới - xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, PV.

Các học giả Trung Quốc thì ra sức ca ngợi tuyên bố này của Lục Khảng nhằm ru ngủ các bên liên quan, đánh lạc hướng dư luận quốc tế để né tránh chỉ trích, rảnh tay tiếp tục leo thang. Nguyễn Tông Trạch từ Viện Nghiên cứu Quốc tế từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc nói trên truyền hình quốc gia CCTV rằng, tuyên bố của Lục Khảng cho thấy Trung Quốc đang làm đúng lịch trình (bành trướng) đã định.

Ông Trạch gọi đây là sự minh bạch, nhưng cần lưu ý rằng đó là sự công khai, trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa - PV.

Vương Hàn Linh từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Bắc Kinh muốn nói với các phương tiện truyền thông phương Tây cũng như các nước châu Á rằng, đừng khuấy động các vấn đề bồi lấp xây đảo nữa, vì kích thước các đảo sẽ sớm được cố định"?!
Thật nực cười, nói như Vương Hàn Linh có nghĩa là pháo đài Trung Quốc xây trên lãnh thổ Việt Nam đã sắp xong rồi, không xây to hơn nữa nên đừng phản đối?! Đời thủa nào lại có thứ lập luận vớ vẩn như vậy! PV.

Lý Kiệt, một chuyên gia về hải quân Trung Quốc từ Bắc Kinh cũng nói với South China Morning Post y như Nguyễn Tông Trạch rằng Trung Quốc "minh bạch". Nhưng thực chất, cái học giả Trung Quốc gọi là "minh bạch" này lại là sự công khai thách thức luật pháp quốc tế, trơ trẽn xâm phạm chủ quyền nước khác mà cụ thể là Việt Nam. Họ đang cố tình đánh tráo khái niệm, thay tên đổi họ để che giấu cho hành vi của kẻ cướp mà thôi - PV.

Hồng Thủy 17/06/15

Ts Trần Công Trục: Trung Quốc tuyên bố sắp kết thúc bồi lấp bản chất là gì?

Ts Trần Công Trục

17/06/15 07:30

 (GDVN) - Tuyên bố tưởng chừng vô thưởng vô phạt, thậm chí có người cho là "xuống nước" thực chất lại là một bước leo thang mới lắt léo và vô cùng nguy hại.

LTS: Xung quanh việc ngày 16/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hoạt động bồi lấp xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo của họ ở Trường Sa sắp kết thúc, Tiến sĩ Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.


image037

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Ngày 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đột ngột tuyên bố với báo giới rằng, hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc trên 7 bãi đá, rặng san hô mà họ xâm lược, chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay "sắp hoàn thành trong thời gian tới" và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định".

Trước động thái ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa này, dư luận cũng như giới truyền thông đang có nhiều băn khoăn, nhận thức khác nhau.

Thậm chí không ít người thở phào tin rằng đây là một bước xuống thang của Trung Quốc trước áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Nghĩ như vậy là ngây thơ, trúng bẫy ngôn từ - pháp lý hết sức nguy hiểm mà Trung Quốc đang giăng ra bẫy chúng ta.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố tưởng chừng vô thưởng vô phạt, thậm chí có người cho là "xuống nước" thực chất lại là một bước leo thang mới lắt léo và vô cùng nguy hại, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Cái nguy hại đầu tiên là Trung Quốc đang chia rẽ, phân hóa nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt là Việt Nam về mặt nhận thức để ru ngủ người Việt về mặt chủ quyền lãnh thổ và chuẩn bị cho bước leo thang mới nguy hiểm hơn - quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa.

Cú lừa ngôn từ và tâm lý không giấu nổi dã tâm bành trướng

Thứ nhất, tuyên bố của Lục Khảng rất rõ ràng, đó là Trung Quốc "sắp bồi lấp, xây dựng xong" đảo nhân tạo bất hợp pháp trên lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2, xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa, cài đặt vũ khí khí tài ở đó, một bước leo thang mới.

Đây hoàn toàn không phải là Trung Quốc dừng vô điều kiện các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất chấp phản ứng mạnh mẽ của các bên liên quan, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Thứ hai, Trung Quốc bắt đầu các hoạt động bồi lấp xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo trên 7 bãi đá ở Trường Sa từ năm ngoái và bị truyền thông quốc tế phát hiện.

Để che dấu âm mưu và đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận về hoạt động này cũng như phản đối của các nước liên mà chủ yếu là Việt Nam, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông.

Tất cả dư luận khi đó dường như đều đổ dồn về vụ giàn khoan 981 mà không biết rằng đây là kế nghi binh, điệu hổ ly sơn của Trung Quốc dù đã có cảnh báo từ các học giả và truyền thông quốc tế cũng như cá nhân tôi.

Giàn khoan thì nay họ cắm mai họ rút, nhưng khi một pháo đài quân sự, một đảo nổi nhân tạo mọc lên thì khó có thể ép Trung Quốc trả lại nguyên trạng nếu không muốn nói là không thể.

Thứ ba, chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây Trung Quốc đêm ngày bồi lấp hết khả năng có thể đã tạo ra 75% trong số hơn 800 héc ta tổng diện tích các đảo nổi nhân tạo.

Truyền thông nhà nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ mới bắt đầu úp úp mở mở về hoạt động bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa khi hình ảnh sân bay trên đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khổng lồ đã không thể giấu được ai nữa.
image038
Phóng viên CNN theo máy bay trinh sát hải quân Mỹ công bố sự thật những việc làm leo thang, sai trái của Trung Quốc ở Trường Sa. Ảnh: Reuters.

Các bên liên quan lo ngại, Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng phản đối, thậm chí cho máy bay trinh sát bay sát đảo nhân tạo và đưa phóng viên CNN lên ghi hình, công bố cho toàn thế giới thấy sự thật. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ bay vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp này.

Đúng lúc căng thẳng Trung - Mỹ bị Trung Quốc đẩy lên đỉnh điểm, gần như bên bờ vực xung đột thì Lục Khảng với tư cách đại diện chính phủ Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành bồi lấp xây dựng" khiến một số người hiểu lầm rằng Bắc Kinh "dừng lại, xuống thang".

Nhưng thực chất đọc kỹ tuyên bố của Lục Khảng là thấy rõ, Trung Quốc đã "bồi lấp xong" chứ không phải họ đang làm mà phải ngừng vô điều kiện!

Thứ tư, bản thân sự thừa nhận công khai của Lục Khảng với tư cách người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc "Bắc Kinh sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu quân sự và dân sự đã định" cho thấy: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công khai thừa nhận hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với tư cách là một nhà nước!

Đây mới là điều thực sự nguy hiểm và đáng nói. Lâu nay họ chỉ làm không nói, mặc dư luận chỉ trích, thậm chí là gây áp lực, đe dọa, giờ thì họ công khai tuyên bố, xác nhận.

Bẫy Việt Nam, bẫy cả Hoa Kỳ

Sở dĩ nói là bẫy Việt Nam vì như phân tích ở trên, nhà nước Trung Quốc công khai xác nhận hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bằng cụm từ "sắp kết thúc".

Cũng chính cụm từ này lại đang khiến nhiều người ngây thơ tin rằng, à Trung Quốc đã phải xuống thang trước áp lực Hoa Kỳ. Tin tưởng như vậy là đang bị Bắc Kinh xỏ mũi.

Họ ngang nhiên xác nhận với tư cách nhà nước rằng Trung Quốc xây dựng, bồi lấp trên lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam mà lại cho rằng Trung Quốc đang xuống thang, "thiện chí" để không phản đối, tức là ta thừa nhận các hoạt động của Trung Quốc.

Xin lưu ý, lâu nay Trung Quốc vẫn chỉ úp úp mở mở làm nóng dư luận, đến khi làm xong cũng là lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm họ mới tuyên bố "sắp xong" để người ta hiểu lầm thành "sắp dừng lại" hay Trung Quốc xuống thang, thiện chí nên "không nỡ phản đối".

Vì vậy lúc này hơn bao giờ hết, Việt Nam cần phải hết sức tỉnh táo, chính thức phản đối về mặt nhà nước với các hoạt động sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà phía Trung Quốc đã, đang và sẽ tiến hành.

Ít nhất cũng phải tương đương với cấp độ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Nếu chúng ta không nói, sau này chính Trung Quốc sẽ vặn lại chúng ta rằng chúng ta đã "mặc nhiên thừa nhận" khi không phản đối gì lúc họ chính thức tuyên bố, xác nhận việc bồi lấp và xây dựng.

Với dư luận quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ ngụy biện rằng: Đấy, chúng tôi đã "thiện chí" giảm căng thẳng bằng việc "ngừng" hoạt động bồi lấp và xây dựng, các anh không có cớ gì để leo thang!

Nếu Mỹ tiếp tục cho máy bay, tàu quân sự tiến vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trái phép như đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ lập tức lu loa rằng người Mỹ "leo thang" ở Biển Đông?!


image039

Phạm Trường Long vừa bất ngờ thăm Mỹ, chỉ mấy ngày sau Trung Quốc tuyên bố "sắp bồi lấp xong, chuẩn bị xây dựng".

Đây là một đòn nghi binh, né tránh chỉ trích của dư luận và các biện pháp ngăn chặn của các bên liên quan, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ không có các biện pháp phản ứng cứng rắn và quyết liệt, rõ ràng đã trúng "lỡm" của Bắc Kinh.

Đó là lý do tại sao ông Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long bất ngờ được phái sang Mỹ và chỉ vài ngày sau họ tuyên bố công khai, sắp bồi lấp xong, sắp dừng lại, vậy là Mỹ "không còn cớ gì" để nói họ!

Thủ đoạn này chỉ là ảo thuật ngôn từ của các nhà ngoại giao Trung Quốc để thực hiện bằng được âm mưu bành trướng Biển Đông. Nó cũng chính là "nghệ thuật" điều khiển dư luận của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn thường thấy trong các sự vụ leo thang căng thẳng trên Biển Đông bằng cách "cứ làm, không nói bất chấp phản đối".

Đến khi gần xong ngoài thực địa, đạt mục đích kế hoạch đề ra cũng là lúc dư luận bị đẩy lên đỉnh điểm, Trung Quốc đột ngột tuyên bố dừng, mà thực chất là họ đã làm xong cái cần làm và bắt đầu xì hơi quả bóng dư luận, tâm lý bức xúc do chính họ chủ động tạo ra.

Ngay cả cái kế nghi binh giàn khoan 981 năm ngoái cũng không ngoại lệ.

Chắc chắn trong Đối thoại Chiến lược và kinh tế thường niên Trung - Mỹ sắp tới, Trung Quốc sẽ nói với Mỹ rằng "chúng tôi đã thiện chí, xuống thang" và đề nghị Hoa Kỳ cũng phải "thiện chí".

Lập luận của Bắc Kinh sẽ là: "Chúng tôi đã dừng hoạt động bồi lấp xây dựng để giảm căng thẳng ở Biển Đông thì các ngài cũng phải dừng ngay các hoạt động giám sát, không tiến vào 12 hải lý giới hạn đỏ của Trung Quốc ở Trường Sa!"

Lúc này Mỹ tiếp tục các biện pháp cứng rắn thì sẽ bị Trung Quốc chụp mũ rằng Mỹ "phá hoại hòa bình, ổn định" ở Biển Đông, phá hoại hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình - Obama tháng 9 tới!

Chuẩn bị cho bước leo thang mới nguy hiểm hơn, quân sự hóa đảo nhân tạo

Bằng việc công khai xác nhận rằng sắp bồi lấp xây dựng xong, Trung Quốc sẽ xây dựng "cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích dân sự và quân sự đã định", Bắc Kinh đã khẳng định họ sẽ tiếp tục làm tới.

Cái gọi là "cơ sở hạ tầng" phục vụ mục đích dân sự chỉ là cái vỏ ngụy trang đánh lừa dư luận, phục vụ mục đích quân sự mới là cái chính.
image040
Công sự, nhà nổi cùng ụ súng, pháo đài Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam sau khi xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988.

Trước đây khi xâm lược, đánh chiếm 6 bãi đá ngầm và rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 hay chiếm bãi Vành Khăn năm 1995, Trung Quốc đều tuyên bố họ chỉ xây dựng điểm trú ẩn cho ngư dân tránh bão.

Nhưng sau đó là một loạt công sự nhà nổi kiên cố, súng ống trang bị đầy đủ mọc lên thành pháo đài lừng lững. Lần này họ cũng làm vậy, không có gì khác.

Đây thực sự là một bài toán đau đầu đối với các bên liên quan trực tiếp, đặc biệt là Việt Nam khi chủ quyền hợp pháp của chúng ta đang bị Trung Quốc xâm hại nghiêm trọng.

Nó cũng là thách thức Trung Quốc công khai đặt ra với dư luận, luật pháp và trật tự quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ. Nếu để Trung Quốc "xây dựng cơ sở hạ tầng" xong thì chả còn gì để nói, lúc đó đi qua vùng biển, vùng trời quốc tế ở Trường Sa mà "không xin phép Bắc Kinh" có lẽ chỉ còn nước đối đầu!

Bài học lịch sử xương máu cũng nhắc chúng ta nhớ rằng, để thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ Trung Quốc sẽ không từ thủ đoạn nào. Họ không chỉ tìm cách chia rẽ, phân hóa nhận thức trong nội bộ ta, mà còn phân hóa dư luận của khu vực ASEAN.

Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiền, viện trợ vũ khí để thao túng?

Chúng ta cần hết sức lưu ý điều này, cảnh giác bối cảnh toàn cục để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

Đã đến lúc người Việt cần cho Trung Quốc thấy rõ, Việt Nam sẽ có cách bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại.

Vì vậy nếu tin rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là biểu hiện "xuống thang" là điều hết sức ngây thơ, nguy hại và mắc mưu họ.

Ts Trần Công Trục


Vợ con lính Trung Quốc nhởn nhơ trên Đá Chữ Thập


Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 4:28 PM - 20/01/2016


Like page ở đây


Các chuyến bay chở du khách Trung Quốc ra Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), mang theo vợ con binh lính Trung Quốc.


Trang mạng sina.com đưa hình ảnh này ngày 15/1/2016 hình ảnh các chuyến bay chở du khách cùng vợ con binh lính Trung Quốc ra Đá Chữ Thập. Các gia đình này tự do nhởn nhơ chụp ảnh ngay trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


image041image042image043image044image045image046image047image048image049

16 Tháng Hai 2016(Xem: 14150)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15337)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16204)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17965)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17719)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18264)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17252)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23147)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15527)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17274)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15952)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17899)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20065)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20376)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71164)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23269)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17559)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16222)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"