TT Donald Trump: Tâm điểm của APEC 2017-Đà Nẵng

20 Tháng Tám 20176:33 CH(Xem: 13155)

TT Donald Trump: Tâm điểm của APEC 2017-Đà Nẵng


image001

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

21/8/2017

BÀI 9


Diễn đàn khu vực ASEAN 50 - Manlila bế mạc hôm 8/82017 để lại không ít vấn đề có thể làm cho bộ mặt khu vực Đông Nam Á đổi màu đặc biệt là Biển Đông.


Mặc dù những tranh chấp chủ quyền biển đảo vẫn diễn ra ngấm ngầm giữa ba bên: Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhưng các cuộc đàm phán qua lại về khai thác vàng đen dầu khí có vẻ như đang trên đường đi tới song phương cùng có lợi, cùng thắng. Đáng kể nhất vẫn là chuyện làm ăn giữa Việt Nam và Mỹ, Philippines và Trung Quốc.


Thế nhưng tin tức mới nhất về chuyện "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ" ở Biển Đông do vệ tinh phát hiện tàu bè Trung Quốc đang âm thầm lảng vảng tới một bãi cát (Sandy Cay) kế bên đảo Thị Tứ của Philippines. Bãi cát này có chứa "vàng đen" dưới đó không mà nó nổi cộm lên từ khi USS Lassen của Mỹ đảo quanh 12 hải lý tuần tra đảo nhân tạo Subi và vùng biển chung quanh?


Thực ra bấy lâu nay người ta luôn nghi ngờ về cái khẩu hiệu "Gác tranh chấp cùng khai thác" do Bắc Kinh đưa ra - nay có lẽ phải đổi lại là "Cùng tranh chấp Cùng khai thác".


Hóa ra cái vụ kiện tụng ở La Haye cũng chẳng đi tới đâu, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều phớt lờ PCA để cùng khai thác. Nhưng khai thác ở chỗ nào, trữ lượng lớn tới bao nhiêu và có đụng chạm tới quyền chủ quyền của Việt Nam không?


Tổng thống Philippines Duterte từng tuyên bố sẽ tham khảo ASEAN khi mở rộng khai thác.   


Ngày 14/08/2017 vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ không tiếp tục bành trướng tại Biển Đông", tức là không mang quân mang tàu đi chiếm đoạt thêm đảo, đá, bãi nữa, trong lúc ngoại trưởng Philippines tái khẳng định việc Manila đang đàm phán với Bắc Kinh về kế hoạch khai thác chung dầu khí tại các vùng biển tranh chấp.


Tuy nhiên, một số nhà quan sát lo ngại khả năng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị một chiến dịch lấn chiếm mới tại khu vực quanh một đảo lớn do Philippines kiểm soát. (theo RFI)


image003

Số 2: Bãi cát Sandy Cay sát cạnh đảo Thị Tứ của Philippines.


Việt Nam có vẻ thuận lợi do các mỏ dầu khí nằm tiềm tàng trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ), Philippines khó khăn hơn do các mỏ phát hiện lại rơi vào các khu vực tranh chấp chủ quyền.


Vụ biến động ở Lô 136/03 ở khu vực bãi Tư Chính Nam Côn Sơn khiến có nhiều điều khó hiểu và rồi nó sẽ đi vào quên lãng. Repsol lẳng lặng đi làm ăn chỗ khác. Người ta đâm ra hoài nghi về chuyện ông tướng Phạm Tường Long đòi VN phải cho Repsol đi chỗ khác chơi trong khi bà Lê Thu Hằng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng vùng biển chỗ ấy là của VN.


Có vẻ như đạt được một số thắng lợi như ý chứ không ở vài đòi hỏi cứng rắn về ngôn từ cứng rắn của ông Phạm Bình Minh trong bản Thông cáo chung COC ASEAN + Trung Quốc. Ngay trong ngày bế mạc ở Manila, Hà Nội và Sàigon đã long trọng tổ chức kỷ niệm ASEAN-50 và tiếp tân với tất cả sự hân hoan, bên cạnh đó là những hoạt động náo nhiệt chuẩn bị cho APEC-2017.


image005

Thủ tướng Phúc bắt tay với đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN trong buổi tiếp tân tại Hà Nội tối 8/8/2017. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Chỉ sau ASEAN-50 và hiệp định khung COC mới có mươi ngày, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tuyên bố hôm thứ Năm 17/8/17, Nhật Bản sẽ viện trợ 500 triệu USD từ năm nay đến năm 2019 cho Việt Nam và Phillipines để tăng cường năng lực an ninh hàng hải.


Hóa ra cả Việt Nam lẫn Philippines đều hưởng lợi từ cái chuyện hung hăng của Trung Nam Hải ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về lòng hào hiệp chính trị của Nhật Bản?


Cả trăm chiếc xe mới toanh Audi A6 bóng lộn trưng bày ở Dinh Độc Lập cũ bây giờ là Dinh Thống Nhất sẵn sàng lăn bánh phục vụ cho hàng ngàn nhân vật quốc tế và truyền thông đến tham dự hội nghị cấp cao APEC 2017 (AELW) diễn ra ở Đà Nẵng từ 05-11/11/2017, với sự hiện diện lần đầu tiên của Tổng thống Donald Trump - cũng là lần đầu tiên ông tổng thống của đảng Cộng Hòa bước chân tới một đất nước xa xôi ở Viễn Đông cách đây nửa thế kỷ đã "ngốn" gần 60 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ. 


image007

Cả trăm chiếc Audi A 6 trưng bày trong Dinh Độc Lập sẵn sàng lăn bánh cho APEC 2017.

 

Chính phủ Việt Nam chọn Đà Nẵng, một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam, dải đất hẹp có cái mũi vươn ra Biển Đông mà những nhà hải dương Pháp đi chinh phục cho "mẫu quốc" đã chấm điểm từ 160 năm trước. Đà Nẵng có bán đảo Sơn Trà như cái bao lơn lớn quan sát vùng biển lớn và cũng là nơi xuất phát của những chiến thuyền xa xưa giong buồm ra khơi chiếm hữu bãi cát vàng - giờ thì chỉ còn lại tiếng trống vang vọng trong các Châu bản Triều Nguyễn để lại.


Đà Nẵng hiện nay có dân số khoảng trên 1 triệu người. Nhiệt độ trung bình 26 độ C. Cảng nước sâu, bãi tắm Mỹ Khê trong vắt khá kín đáo che chở gió bão. Thắng cảnh, di sản thiên nhiên hầu như còn nguyên thủy, nhiều di tích lịch sử trong cuộc chiến chống thực dân Pháp như Đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, Non Nước, bảo tàng di tích dân tộc Chàm...


Ở cộng đồng hải ngoại (Mỹ) gần đây người ta còn nhớ cựu Tướng VNCH Ngô Quang Trưởng nguyên Tư lệnh vùng I Chiến thuật khi qua đời đã để lại di chúc xin rải tro của ông ở đèo Hải Vân là nơi gắn bó xương máu của ông và các chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến tranh Đông Dương III. Dường như Việt Nam đáp ứng di chúc này.


Vọng về quá khứ xa xăm, nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của tiếng Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái". Trải qua hàng trăm năm, Việt và Chăm hòa huyết lẫn nhau và hai sắc tộc làm một này chưa nguôi ngoai pháo hạm từ thuyền đồng Pháp Lan Tây bắn phá cửa bể Đà Nẵng, mở đường cho "mẫu quốc" Pháp hiệp với Tây Ban Nha xâm lăng Việt Nam vào ngày 31 tháng 8 năm 1858 kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 1859.


Sau những phát đại bác, Đà Nẵng - Việt Nam bàng hoàng trở thành thuộc địa của "mẫu quốc" gần trăm năm.


image009

Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly bắn phá cửa Hàn - Đà Nẵng.


image011

Chiều tối ngày 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.


Người dân Đà Nẵng cũng không quên ngày 8 tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ 'bốt đờ sô" vào bãi biển Sơn Trà thời chính phủ VNCH ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Báo chí thời đó viết rằng ông Quát không hay biết gì vụ đổ bộ này đến mãi ngày hôm sau chính phủ mới vội vã ra thông cáo.


image013image015

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng ngày 8 tháng 3, 1965 mở màn năm Hoa kỳ chính thức trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.


Nay thì vụ đất đai Cồn Dầu nổi lên khiếu kiện khiến chính phủ Việt Nam khá mệt mỏi; câu nói "tau có chi mô đâu" của ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh để lại trong lòng người dân Đà Nẵng bi hài trước khi bí thư về chầu Ngũ Hành Sơn.  


Đà Nẵng khi xưa thuộc đất tỉnh Quảng Nam (quê hương của ông Phúc) nay là một đô thị loại 1  cấp quốc gia, nó có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng - biển cả, và là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.


Xét về  cả nước thì Đà Nẵng cũng chỉ đứng hàng ba, bốn, nhưng vì sao chính phủ Việt Nam lại chọn thành phố biển này làm nơi tổ chức hội nghị cấp cao APEC 2017 và để đón Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng Hòa)? Đường bay của Air Force One sẽ từ căn cứ oanh tạc cơ B- Guam một lèo tới sân bay Đà Nẵng? Người Mỹ đến Đà Nẵng lần này có khác với lần trước? Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo VN hiểu rõ "lửa gần nước xa".


image017

Bán đảo Sơn Trà về đêm.


Lần cuối trào tổng thống đảng Cộng Hòa là TT Richard Nixon đến Việt Nam tháng 8/1969 (sau trận Mậu Thân); lần cuối trào đảng Dân Chủ là TT Barack Obama đến Việt Nam cuối tháng 5/2016, hàng triệu người dân Hà Nội và Sàigon ào ra đường rộn ràng đón Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump sẽ gởi thông điệp gì khi ông đến Đà Nẵng và sẽ có bao nhiêu dân chúng đi đón ông?/ (lkt)

08 Tháng Ba 2015(Xem: 20296)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16874)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24907)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".
24 Tháng Hai 2015(Xem: 24225)
Phái đoàn FJC (Freelance Journalists Club) - Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gồm Điếu Cày và 8 thành viên nam nữ mặc đồng phục đen, áo pull in hàng chữ "CLB NHÀ BÁO TỰ DO FJC" đi bộ dọc theo đại lộ Bolsa gần cây số, trên tay 4 cô cầm một biểu ngữ hàng ngang lớn "Fighting for Freedom of Vietnam", diễu hành qua khán đài dưới sự chứng kiến các viên chức chánh quyền sở tại và của hàng ngàn đồng hương Việt tị nạn đứng dọc hai bên đại lộ.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 244917)
Theo báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng...
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19772)
Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ18 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và cô Lê Thị Phương Anh12 tháng tù vì đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.” Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17273)
Trong thư gửi gia đình hồi năm 2014, cô Mueller cố trấn an mọi người rằng cô vẫn an toàn và không bị làm hại."Con chỉ có thể viết từng đoạn thư một vì cứ nghĩ đến cả nhà là con lại khóc nức nở."Con biết cả nhà đều muốn con cứng rắn. Và đó chính là điều con đang gắng làm."
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17789)
Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 19350)
Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”. “Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một Đức Phật."
03 Tháng Hai 2015(Xem: 40505)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt" có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người." Chưa có thống kê chính xác về số sĩ quan và viên chức dân sự VNCH chết trong các trại cải tạo là bao nhiêu người (không kể số dân chúng chết vì phải đi kinh tế mới).
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34493)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19309)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19154)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 22914)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19797)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19100)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18105)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21987)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 19026)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 30056)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…