Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông

12 Tháng Chín 20176:30 CH(Xem: 12328)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  13  SEP  2017


Dấu hiệu APEC 2017?


Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông


VĂN HÓA

13/9/2017


image004image003

9 lô dầu khí sát rìa lưỡi bò Việt Nam và Trung Quốc hiện đang tranh chấp.


“Việt Nam – Trung Quốc gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”


06/09/2017


Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.


Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.


Theo ông Quyền, vấn đề trên biển rõ ràng là một yếu tố trái chiều mà chúng ta phải thừa nhận nhưng việc này có phải là yếu tố cản trở quan hệ hai bên hay không? Trước tiên, phải thừa nhận hai bên có bất đồng, tranh chấp. Thứ hai là việc phải quản lý bất đồng.


“Tôi tin chắc rằng hai bên có khả năng, có năng lực để thực hiện điều này. Về tranh chấp trên biển, tôi cũng trao đổi với nhiều học giả Việt Nam, thượng sách là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Theo tôi nghĩ chúng ta phải gác lại khai thác đơn phương một số vùng có tranh chấp. Tạo điều kiện dần dần đi đến cùng nhau khai thác” – ông Quyền nói.


image004

Học giả Lăng Đức Quyền (ảnh: TTXVN)


Học giả của Tân Hoa Xã cho biết tán thành ý kiến của ngài Nguyễn Vũ Tùng (Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí Trung Quốc rằng: Hợp tác có thể mang đến niềm tin, niềm tin có thể mang tới nhiều hợp tác hơn.


“Việt Nam – Trung Quốc không chỉ gói gọn ở tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bởi nó đã tồn tại rất lâu rồi và phải có sự nỗ lực rất lâu dài mới giải quyết được. Trong khi hợp tác thương mại thành công là ví dụ rất tốt để đánh dấu việc hai nước có thể khắc phục khó khăn do tranh chấp lãnh thổ gây ra.


Thực tiễn chứng minh rằng, hợp tác trên biển ở khu vực Vịnh Bắc Bộ là điểm sáng mô hình trong quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước, là ví dụ thành công của 2 nước trong cùng nhau giải quyết tranh chấp trong lịch sử.” – ông Lăng Đức Quyền cho hay.


Cũng theo học giả này, tranh chấp trên biển giữa Việt – Trung là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung.


Ông Lăng Đức Quyền thừa nhận sáng kiến “một vành đai một con đường” là có lợi cho Trung Quốc với vai trò hạt nhân.


“Theo tôi được biết, Chính phủ Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong Vành đai và Con đường. Rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt thực lực ở Trung Quốc có ưu thế về vốn mong muốn đầu tư vào Việt Nam” – ông Quyền nói.


Ngoài hợp tác về cơ sở hạ tầng, học giả Lăng Đức Quyền kiến nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác về năng lượng, đặc biệt là trong thúc đẩy hợp tác năng lượng, mặt trời, năng lượng gió, năng lượng mới, năng lượng sử dụng khoa học công nghệ cao… tìm hiểu tính khả thi của hợp tác trong lĩnh vực này.


Tháng 11/2017, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại TP Đà Nẵng của Việt Nam, trong dịp này, Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị và thăm Việt Nam. (Theo Dân Trí)

01 Tháng Tám 2017(Xem: 14335)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21408)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12807)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13174)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14905)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14509)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13712)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21025)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15521)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)