Tổng thống Trump hủy bỏ họp thượng đỉnh với 10 nước Asean

26 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11899)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU  27  OCT  2017


Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á


image003Ảnh chụp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 23/10/2017.REUTERS/Joshua Roberts


Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm qua 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11.


Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên - cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.


Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.


Tuy nhiên theo hãng tin Mỹ AP, nhật báo Mỹ The Washington Post là phương tiện truyền thông đầu tiên tiết lộ tin tức về việc tổng thống Mỹ quyết định không dự Thượng Đỉnh Đông Á, một hội nghị tập trung vào các vấn đề chiến lược nhiều hơn là kinh tế, trái với Thượng Đỉnh APEC, diễn ra ở Việt Nam trước đó.


Trả lời tờ Washington Post, một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ xác nhận rằng ông Trump sẽ đến Manila vào hai ngày 12-13/11 và sẽ gặp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nhưng ông không đi đến thành phố Angeles cách Manila 80 km vào ngày 14/11 để dự hội nghị Đông Á.


Theo phát ngôn viên này, lý do duy nhất khiến ông Trump rút ngắn chuyến đi là do lịch trình làm việc, vì vậy : «Không nên suy diễn gì về việc tổng thống vắng mặt (ở Thượng Đỉnh EAS vào ngày 14».


Đối với tờ The Washington Post, việc ông Trump bỏ Thượng Đỉnh EAS là là một tín hiệu xấu gửi đến khu vực Châu Á, và có thể tác hại đến thông điệp tiếp tục dấn thân mà chuyến công du của ông muốn đưa ra, đồng thời khiến khu vực hoài nghi thêm về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Cựu đại sứ Mỹ tại Miến Điện Derek Mitchell chẳng hạn đã cho rằng sự vắng mặt của ông Trump chỉ gây nghi ngờ về sự xác tín của nước Mỹ.


Trả lời ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc bình luận ngắn gọn « Liệu còn có thể tin tưởng vào ông Trump hay không. Việc ông không đến dự Thượng Đỉnh EAS là một thảm họa cho vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ, là hành động phá hoại chính trị đối với kiến trúc an ninh khu vực »./(Trọng Nghĩa 25-10-2017)

06 Tháng Chín 2016(Xem: 16237)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13622)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13134)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12991)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12759)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13606)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13591)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13293)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12552)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13027)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13072)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13080)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17185)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13082)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12785)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14757)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14735)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP