Tư bản đỏ Việt có tên trong Hồ sơ Paradise

23 Tháng Mười Một 20176:23 CH(Xem: 12695)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU 24  NOV  2017


Tư bản đỏ Việt có tên trong Hồ sơ Paradise


image002

Nhiều đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Paradise


Zing.vn


 23/11/2017


Hồ sơ Paradise được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế công bố mới đây xuất hiện nhiều cái tên là cá nhân, tổ chức có liên quan đến Việt Nam hoặc địa chỉ tại Việt Nam.


Tính tới ngày 23/11, trong 25.000 pháp nhân liên quan xuất hiện trong Hồ sơ Paradise (Hồ sơ Thiên đường) có 32 công ty nước ngoài, 214 cá nhân, 23 công ty trung gian và 205 địa chỉ có liên quan đến Việt Nam.


Theo Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), trong số hàng chục công ty có trụ sở ở các “thiên đường thuế” liên quan Việt Nam, có 15 doanh nghiệp đặt tại quần đảo Virgin (Anh), 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.


Đây đều là những “thiên đường thuế” của thế giới, Chính phủ các quốc gia tại đây chủ trương áp dụng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi, gần như bằng 0% cho các doanh nghiệp thành lập tại đây.


Nhiều cá nhân có tên thuần Việt, địa chỉ Việt Nam 


Trong danh sách các pháp nhân có liên quan tới Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Vietnam Paiho Ltd., Sheraton Sai Gon, Vietnam Equity Holding do Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) quản lý; Quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd; Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, Newmont Vietnam Pty Ltd…


image003

Ngoài ra, danh sách có nhiều công ty liên quan tới các địa điểm tại Việt Nam như Phú Quốc, Hội An, Hà Nội, TP.HCM.


Danh sách cũng có nhiều cái tên quen thuộc với giới tài chính trong nước như Don Lam, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital; Nguyen Louis T, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SAM hay ông Dominic Tymothy Charles, Tổng giám đốc Dragon Capital...


Trong hồ sơ cũng có một số cái tên thuần, đặc trưng Việt Nam như Cong Giang Bui, Quang Luu, Khanh Luu, Ninh Nguyen Quang, Huynh Phongthanh, Quang Hien Vu... 


Bên cạnh hàng trăm cái tên liên quan đến Việt Nam, Hồ sơ Paradise lần này cũng tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới. Mỹ có gần 8.000 pháp nhân nước ngoài, 27.000 cá nhân; Trung Quốc có gần 4.700 pháp nhân, 39.000 cá nhân…


Chuyên gia cảnh báo tìm hiểu kỹ để tránh gian lận thuế


Theo các chuyên gia, luật sư, việc các doanh nghiệp FDI hay những doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty con ở những nơi được coi là “thiên đường thuế” không còn xa lạ với Việt Nam.


Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ việc các đơn vị này mang tiền đi đầu tư nước ngoài, đồng thời chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt.


Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, trong hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn muốn tối đa hóa phần giảm thuế. Đặc biệt, nhiều quốc gia, địa điểm trên thế giới khuyến khích đầu tư nên áp ưu đãi thuế lớn, thậm chí về 0%.


Việc cá nhân, doanh nghiệp Việt chuyển tiền ra nước ngoài có 2 hình thức một là chuyển tiền hợp pháp thông qua hoạt động đầu tư thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan đồng ý mới được chuyển tiền. Hai là chuyển tiền theo công việc như du học, du lịch khi đó số tiền được chuyển sẽ rất hạn chế.


image004

Cùng với Bahamas và quần đảo Cook., Panama được xem là những "thiên đường thuế" cho các doanh nghiệp, đại gia với chính sách ưu đãi thuế tối đa của Chính phủ tại đây. Ảnh minh họa: Mossack Fonseca.



"Trong trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước phê duyệt đi đầu tư sẽ không có vấn đề gì. Việc các quốc gia giảm thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp thành lập tại đó cũng là chính sách riêng của họ", ông Tín cho biết.


Chuyên gia này cũng cho rằng việc có nhiều đại gia, doanh nghiệp Việt có tên trong các danh sách như công bố mới đây thì các cơ quan quản lý cần kiểm soát kỹ việc chuyển tiền đi đầu tư nước ngoài với mục đích gì, có đúng với đề án đã xin phép và được phê duyệt hay không.


"Có nhiều trường hợp chuyển tiền ra nước ngoài đúng đề án nhưng lại chuyển tiền ngược về Việt Nam để đầu tư. Như vậy là không thực hiện dự án gì ở nước ngoài, khi đó Nhà nước cần kiểm soát", vị chuyên gia cho biết.


Vị chuyên gia cũng chia sẻ thêm trong đề án đầu tư nước ngoài cũng có quy định sau khi đầu tư xong sẽ tái đầu tư lại về Việt Nam, nhưng Nhà nước cần phải kiểm soát, thanh tra.


"Chuyển tiền đi đầu tư nước ngoài được khuyến khích nhưng phải đúng đề án được phê duyệt. Khi phát hiện không đúng đề án dự kiến thì phải thu hồi, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự", ông Tín cho biết.


Để quản lý được các khoản đầu tư nước ngoài, tránh những gian lận về thuế, theo ông Tín cần phải có sự liên hệ liên thông giữa Chính phủ với chính quyền sở tại, nơi các dự án được phê duyệt đầu tư, tránh trường hợp lập các công ty, pháp nhân nước ngoài để rửa tiền, trốn thuế rồi đầu tư về Việt Nam.


Đây không phải lần đầu tiên đại gia, doanh nghiệp Việt Nam có tên trong các hồ sơ của nước ngoài.


Trước đó, nhiều đại gia với khối tài sản lên tới hàng tỷ USD cũng xuất hiện trong các hồ sơ quốc tế như Hồ sơ Panama (một trong những hồ sơ công bố về các pháp nhân, cá nhân có hoạt động liên quan tới rửa tiền, trốn thuế thông qua các công ty ma thành lập tại các thiên đường thuế trên thế giới).


Trong hồ sơ Panama công bố vào năm ngoài, 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian liên quan tới Việt Nam.


Năm 2015, cũng chính ICJC đã công bố tài liệu về việc hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ từ 1988 đến 2007. Trong đó, có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD.


Cuối 2014, một ngân hàng Thụy Sĩ  đã có báo cáo về giới siêu giàu trên thế giới có tài sản trên 30 triệu USD. Trong đó, Việt Nam có 210 đại diện với tổng giá trị tài sản lên tới 20 tỷ USD khi đó./ Quang Thắng


Người từ Việt Nam có tên trong Hồ sơ Paradise là ai?


22/11/2017


TTO - 23 pháp nhân, 25 cá nhân liên quan đến Việt Nam trong Hồ sơ Paradise Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) là ai?


image005

Một phụ nữ cầm bảng ghi: "Apple hãy đóng thuế đi". Nhiều đại gia công nghệ như Apple có tên trong Hồ sơ Paradise - Ảnh: The Star.


Theo thông tin tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), có thể thấy nhiều cái tên quen thuộc trong giới đầu tư Việt Nam. 


Cụ thể đó là những tên tuổi như ông Don Lam, Tổng giám đốc điều hành Vinacapital và ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital.


Phản hồi liên quan đến việc Dominic Scriven lọt vào danh sách này, đại diện Dragon Capital chỉ cho biết ngắn gọn rằng việc lọt vào danh sách này "không khẳng định điều gì". 


Vị này cho rằng các quỹ của Dragon Capital được thành lập ở đâu thì sẽ tuân thủ theo pháp luật thuế được áp dụng tại nước đó.


Trong khi đó Vinacapital chưa đưa ra phản hồi về chuyện ông Don Lam và một người khác liên quan đến tập đoàn này có tên trong danh sách là Taylor - Brook Colin. 


Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, những cá nhân có tên trong hồ sơ Paradise đều làm việc tại các quỹ đầu tư tại Việt Nam. 


Cụ thể, liên quan Dragon Capital ngoài ông Dominic Scriven còn có ông Shrimpton - John và Lockwood - Mark. 


Hai cá nhân khác làm việc tại quỹ Indochina Capital là Pham - Brian Quan và ông Ryder - Peter Raymond. 


Ông Nguyen - Louis T là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công Ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management…


Việc cá nhân làm việc ở các quỹ đầu tư lọt vào Hồ sơ Paradise, theo lý giải của lãnh đạo một quỹ đầu tư là vì hiện nay hầu hết các quỹ đều được thành lập tại các thiên đường thuế, cụ thể như  Cayman Islands, British Virgin Islands... 


Không chỉ các quỹ hoạt động tại Việt Nam mà nhiều quỹ khác trên thế giới cũng vậy nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế.


Cùng với việc cung cấp hồ sơ về các cá nhân, doanh nghiệp có trong Hồ sơ Paradise, trên website ICIJ nêu thông báo "Miễn trừ trách nhiệm" với nội dung như sau:


"Có những cách sử dụng hợp pháp với các công ty và quỹ ủy thác ở nước ngoài. Chúng tôi không có ý cho rằng hay ngầm ám chỉ rằng tất cả những cá nhân, doanh nghiệp hay các thực thể khác có trong Cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của ICIJ này đã vi phạm luật pháp hoặc hành động sai trái. Nhiều cá nhân và pháp nhân có thể có tên giống nhau hay tương tự nhau. Chúng tôi khuyến cáo quý vị xác thực về nhân thân của mọi cá nhân cũng như thông tin xác nhận về các thực thể có trong cơ sở dữ liệu dựa trên đại chỉ hoặc các thông tin xác thực khác".


Các nước xử lý như thế nào?


Tại Anh, Công Đảng, đảng đối lập chính của đảng bảo thủ cầm quyền của thủ tướng Anh Theresa May, yêu cầu ông Philip, chồng bà May cần "trả lời những câu hỏi nghiêm túc" liên quan tới việc công ty Capital Group của ông Philip có mối quan hệ với hãng luật Appleby để thu xếp các khoản đầu thư cho khách hàng tại những địa danh tránh thuế.


Tại Canada, theo báo The Star, Hồ sơ Paradise tiết lộ 2.700 cá nhân và 560 công ty của Canada thuộc khắp các tỉnh thành và vùng lãnh thổ ngoại trừ Các lãnh thổ Tây Bắc (Northwest Territories) đều có dính dáng tới các công ty ở nước ngoài để trốn thuế.


Báo The Star của Canada đã tách riêng và đăng tải thành một cơ sở dữ liệu online chỉ gồm hơn 3.300 cá nhân và công ty Canada có tên trong Hồ sơ Paradise và mời mọi độc giả vào cung cấp các thông tin liên quan tới những trường hợp này.


Đây là "kinh nghiệm" báo The Star đã từng làm với Hồ sơ Panama bị tiết lộ trước đó.


Trong suốt gần một năm sau khi Hồ sơ Panama được công bố, tờ báo này đã liên tục đăng tải những câu chuyện khai thác về các đối tượng có tên trong Hồ sơ Panama do chính bạn đọc cùng góp sức với các nhà báo điều tra của The Star.


D. KIM THOA - ÁNH HỒNG


Hơn 200 đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Paradise về rửa tiền, trốn thuế


22/11/2017


Hồ sơ Paradise vừa công bố hàng trăm cá nhân, tổ chức và địa chỉ liên quan đến Việt Nam sau một loạt những cái tên đã được công bố trong Hồ sơ Panama năm 2016.


Tính tới ngày 21/11, theo công bố của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Việt Nam có 92 thực thể nước ngoài (Offshore Entities), 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc đến trong các hồ sơ.


Dữ liệu có thể tìm thấy tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org.


Theo ICIJ, trong số hàng chục công ty có trụ sở ở các thiên đường thuế liên quan đến Việt Nam thì có 14 công ty đặt tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.


image006

Virgin, Bahamas và Panama đều là những cái tên được mệnh danh là những “thiên đường thuế” (tax haven) bởi mức thuế ở đây rất ưu đãi, đồng thời việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng.


Một số tổ chức, cá nhân trong hồ sơ có liên quan tới một số cái tên và địa danh khá nổi tiếng như: Phu Quoc, Hoi An, Furama, Ha Noi, TP.HCM…


Hồ sơ Paradise cũng tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới. Mỹ có gần 8 ngàn thực thể nước ngoài, 27 ngàn cá nhân; Trung Quốc có gần 4,7 ngàn thực tế, 39 ngàn cá nhân…


Hiện tượng các đại gia, trong đó có các đại gia Việt lộ khối tiền triệu, tỷ USD ở nước ngoài đã được phơi bày trong các hồ sơ trước, trong đó có Panama Papers.


Hồ sơ Panama và giờ đây là Paradise cảnh báo nguy cơ lách thuế, trốn thuế của các tổ chức, cá nhân liên quan ở Việt Nam thông qua các giao dịch xuyên quốc gia. Đây không phải là lần đầu tiên các đại gia Việt lộ khối tiền triệu đô, các giao dịch mua bán tài sản lớn ở nước ngoài.


Trước đó, Hồ sơ Panama công bố hôm 10/5/2016 cũng đã công bố Việt Nam, có 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách này. Nhưng rồi, các vụ việc nếu không dang dở thì cũng rơi vào quên lãng.


image007

Một số cá nhân đã lên tiếng cho rằng, việc có tên trong danh sách là điều bình thường, hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Nhưng đó chỉ là số rất ít, đa số tài sản, giao dịch của các cá nhân, tổ chức, sự di chuyển của dòng tiền vẫn là một bí ẩn.


Đầu 2015, tài liệu của tổ chức phóng viên điều tra (ICJC) đã công thông tin hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ trong giai đoạn 1988 đến 2007.


Có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD. Nhiều chuyên gia cho biết, các quy định hiện không cho phép người Việt gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Thậm chí, thời điểm đó các quy định còn khắt khe và giao thương quốc tế còn khó hơn bây giờ nhiều. Nhưng sự việc này cũng trôi qua nhanh chóng.


Cuối 2014, một ngân hàng Thụy Sĩ có báo cáo về người siêu giàu trên thế giới với tài sản tối thiểu mỗi người là 30 triệu USD (khoảng 640 tỷ đồng). Việt Nam có 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD, tăng gần gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với 2011.


Thông tin về số lượng người giàu Việt tăng mạnh là điều tốt lành. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch đang khiến người giàu và khối tài sản của họ luôn là một thông tin được tìm kiếm nhưng dường như tất cả đang là tấm màn mờ bao phủ.


Nhưng thông tin bất ngờ lộ diện trên đây và mới nhất là Hồ sơ Panama và Paradise lại một lần nữa dấy lên nghi ngờ về sự không minh bạch về tài sản, giao dịch và thuế má của không ít cá nhân và tổ chức ở Việt Nam.


Hồ sơ Panama và Paradise chưa đưa ra được một bằng chứng nào về trốn thuế, lách thuế của các cá nhân, tổ chức trong danh sách nhưng đó là một hồi chuông cảnh báo về khả năng thất thu thuế, câu chuyện quản lý thuế và sự công bằng thuế ở Việt Nam.


Nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hàng năm, các quốc gia đang phát triển bị mất khoảng 213 tỷ USD do tình trang trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, điều tra toàn quốc của Tổng cục Thuế năm 2013 về tình trạng trốn thuế cho biết 83% DN nước ngoài đang sử dụng nhiều mánh khóe khác nhau để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp.


Trong hồ sơ Panama và Paradise, có rất nhiều các công ty “vỏ bọc” (shell companies), công ty offshore, tài khoản NH ở nước ngoài (offshore account) của doanh nhân, DN Việt mở ở các thiên đường thuế. Đây có lẽ là những kẽ hở mà các nhà quản lý thuế chưa bịt lấp được./
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16349)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16766)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18593)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24240)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22508)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16793)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23965)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19735)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19503)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17802)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18413)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16141)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22679)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16109)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19463)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19028)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17583)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24269)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20286)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16870)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.