Chiến đấu cơ J-11 hoạt động ở Hoàng Sa; Oanh tạc cơ H-6K tuần tra Biển Đông

03 Tháng Mười Hai 20177:30 CH(Xem: 11733)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI  04  DEC  2017


Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận đưa máy bay tiêm kích đến Biển Đông


image003Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017: Tiêm kích Trung Quốc J-11 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông(Internet)


Truyền thông Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận Trung Quốc đã triển khai loại máy bay tiêm kích J-11B đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.


Theo báo Nhật Japan Times, số ra ngày 02/12/2017, mặc dù ảnh vệ tinh của các cơ quan quốc tế đã phát hiện máy bay Trung Quốc J-11B tại khu vực đảo Phú Lâm (Woody Island) vào năm 2016 và tháng 4/2017, nhưng mãi đến tuần này, truyền thông Bắc Kinh mới xác nhận về sự hiện diện nói trên.


Truyền hình Trung Quốc CCTV trong tuần phát đi những hình ảnh cho thấy máy bay tiêm kích J-11B hoạt động trong vùng Biển Đông, cất cánh, rồi đáp xuống sân bay trên đảo Phú Lâm mà Bắc Kinh gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing),.


Truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh là những chiếc máy bay này được cất giữ trong một cơ sở có trang bị máy điều hòa nhiệt độ để bảo đảm chất lượng bảo quản. Hoàn Cầu Thời Báo, ấn bản ngày 01/12/2017 bình luận : nhà chứa máy bay có điều hòa nhiệt độ, sẽ cho phép thường xuyên đưa nhiều máy bay tiêm kích hơn đến khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.


Tờ báo này tin chắc là Bắc Kinh "sẽ xây dựng thêm những địa điểm cất giữ máy bay tương tự như cơ sở đã có trên đảo Tây Sa. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông".


Japan Times nhắc lại, trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã xây dựng một phi đạo, các nhà chứa máy bay, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và thỉnh thoảng điều cả tàu có trang bị hệ thống chống tên lửa đến khu vực nhạy cảm này. Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan cùng khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo có diện tích chưa đầy 3km2.


Từ 2012 Bắc Kinh thông báo đặt một đơn vị quân đội đồn trú tại Phú Lâm, lập ra thành phố Tam Sa, coi đấy là trung tâm hành chính của cả Hoàng Sa và Trường Sa.


Ngoài khu vực Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, cho dù năm 2015 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo được Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.


Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa tên lửa và máy bay tiêm kích đến đảo Phú Lâm là bước đầu. Bắc Kinh sẽ có những kế hoạch tương tự ở Trường Sa./( theoThanh Hà 03-12-2017)


Trung Quốc điều oanh tạc cơ tuần tra ở Biển Đông

 image004

Tư liệu - Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc bay trên Bãi cạn Scarborough ở biển Tây Philippines.


Không quân Trung Quốc một lần nữa điều máy bay ném bom hạng nặng thực hiện "tuần tra tác chiến trên không" ở vùng Biển Đông có tranh chấp, một phần trong điều mà họ gọi là các chuyến bay "thường lệ" trong tuyến đường thủy chiến lược này.


Một phi đội máy bay ném bom H-6K của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt trong những ngày gần đây và hoàn tất vào ngày thứ Năm, Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Thân Tiến Khoa nói.


Ông Thân nói rằng các cuộc diễn tập bên trên Biển Đông nhắm mục tiêu "cải thiện năng lực tác chiến thực sự trên biển và kiến tạo các phương pháp chiến đấu của lực lượng."


Không quân đã bắt đầu huấn luyện với mục đích "trui rèn khả năng giành chiến thắng một cuộc chiến tiềm năng" sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc đại hội mỗi năm năm một lần vào cuối tháng 10, ông Thân được dẫn lời nói thêm.


Tân Hoa Xã cho biết các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng tiến hành diễn tập trong những ngày gần đây bên trên Eo biển Ba Sĩ, phân cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, và Eo biển Miyako gần tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Bản tin không nêu rõ ngày, nhưng nói rằng các máy bay ném bom H-6K cất cánh từ một sân bay nội địa ở miền bắc Trung Quốc.


Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng đã điều các máy bay ném bom H-6K bay gần lãnh thổ Guam của Mỹ. Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tuần tra này là một phần trong chiến lược răn đe nhắm vào Mỹ.


Vào tháng 7, 10 máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bay qua chính những eo biển chiến lược này trước khi bay tới Tây Thái Bình Dương để diễn tập.


Hai máy bay ném bom H-6K cố ý vượt qua Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan ở phía đông hòn đảo này, khiến Đài Bắc vội vàng điều hai máy bay phản lực bám theo.


Bản tin của Tân Hoa Xã dẫn lời một chỉ huy không quân Trung Quốc nói với các phóng viên tại đại hội đảng rằng "những máy bay lượn vòng quanh đảo Đài Loan sẽ trở nên thường xuyên trong quá trình huấn luyện."


Trung Quốc đang có những hành động ngày càng quyết đoán ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong lúc nước này đang hiện đại hóa quân đội và thể hiện sức mạnh quân sự xa bờ hơn.


Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Tokyo liên quan tới quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.


Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vùng biển này.(theo VOA25/11/2017)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17695)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18224)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17217)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23113)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15490)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17255)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15934)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17871)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20043)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20341)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71138)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23240)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17537)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16194)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18616)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15193)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15028)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26676)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".