Nghị sĩ California kêu gọi thả người Việt

05 Tháng Mười Hai 201710:03 CH(Xem: 12445)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  06  DEC  2017


Nghị sĩ California kêu gọi thả người Việt


image001Bản quyền hình ảnh Justin Sullivan/Getty Images Image caption Thượng nghị sĩ bang California, Kevin de Leon (phải), chủ tịch Ủy ban Nhà lập pháp Á Châu Thái Bình Dương


Các nhà lãnh đạo lập pháp bang California kêu gọi cơ quan di trú thả khoảng 200 người nhập cư Việt Nam và Campuchia bị giam giữ trong một cuộc "truy bắt chưa từng thấy", theo tờ Mecury News.


Trước đó BBC Tiếng Việt đã đưa tin về khoảng 8.000 người nhập cư gốc Việt tại Hoa Kỳ có khả năng bị trục xuất, dựa trên báo cáo hàng chục người đã bị bắt giữ và trong danh sách thẩm vấn để trục xuất.


Theo Biên bản Ghi nhớ ký năm 2008, Việt Nam chỉ tiếp nhận người gốc Việt đến Hoa Kỳ sau 1995 và có tiền án tiền sự, tuy nhiên nhiều người bị bắt đã đến Hoa Kỳ từ trước 1995, gây "báo động" cho toàn cộng động người Việt nhập cư tại Hoa Kỳ.


Theo tờ Mercury News, vào đầu tháng nay, trong một lá thư gửi tới Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ Elaine Duke, Ủy ban Nhà lập pháp Á Châu Thái Bình Dương (APILC) của bang California, kêu gọi các quan chức di trú phải thả những người bị bắt giữ, nói rằng những người nhập cư này đã xây dựng một cuộc sống tích cực, xây dưng dù đã từng có tiền án.


image002

Bản quyền hình ảnh SEARAC Image caption Thông tin cảnh báo cho người Việt tại Hoa Kỳ do tổ chức dân sự SEARAC đưa ra hồi tháng 10


"Rất nhiều người Mỹ Đông Nam Á là nạn nhân sống sót sau chiến tranh Việt Nam và vụ tàn sát Khmer Đỏ. Họ là một phần trong cộng đồng người nhập cư tị nạn trong lịch sử đất nước chúng ta và đã sống trong những khu dân cư nghèo đói với tỷ lệ tội phạm cao," Ủy ban viết trong lá thư.


"Đây là những yếu tố cộng với rào cản ngôn ngữ, tổn thương chiến tranh và sự thiếu hụt nguồn lực hỗ trợ cần thiết tạo ra vô vàn khó khăn cho họ để thích ứng với môi trường mới," lá thư giảng giải.


"Một số trong những người nhập cư là những em bé và trẻ nhỏ khi họ mới đặt chân đến đây, và họ đã có những sai lầm trong tuổi trẻ khiến họ rơi vào chốn lao tù. Sau khi được thả, hầu hết đều trở thành những công dân có ích cho xã hội, hỗ trợ các gia đình người Mỹ và tuân thủ các quy định để được trả tự do, bao gồm việc báo cáo thường xuyên với ICE"


Trong bài báo đăng hôm 28/11, tờ Mercury News nhận định sự gia tăng đột ngột các vụ việc hoạt động bắt giữ của Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan (ICE) "là một phần trong nỗ lực mạnh bạo của chính phủ Trump trong việc trục xuất dân nhập cư với tiền án tiền sử" ngay cả khi quốc gia quê hương của họ từ chối tiếp nhận.


image003

Bản quyền hình ảnh Michael Reynolds - Pool/Getty Images Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một buổi làm việc cùng Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke


Hiện vẫn chưa rõ liệu Bộ An ninh Nội địa đã phúc đáp lá thư của APILC, nhưng hôm thứ Ba, đại diện của Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan (ICE) chỉ tuyên bố:


"Luật pháp quốc tế bắt buộc mỗi quốc gia phải chấp nhận tiếp nhận các công dân của họ bị đưa ra khỏi Hoa Kỳ. Chính chính phủ Hoa Kỳ cũng thường phải hợp tác với chính phủ các quốc gia khác trong việc ghi chép và tiếp nhận công dân của mình khi bị yêu cầu, cũng như đa số các nước trên thế giới," ông Schwab nói.


Tuy nhiên ông từ chối bình luận về mục đích của việc trục xuất, hay yêu cầu công bố số liệu người nhập cư Việt Nam và Campuchia bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ trong năm nay.


California là bang có tỉ lệ người nhập cư gốc Việt và Campuchia lớn nhất Hoa Kỳ. Chỉ riêng cộng đồng người Việt, đã có khoảng 8.000 người từng có tiền án có nguy cơ bị trục xuất.


Các tổ chức hoạt động vì cộng đồng người Việt tại California và nhiều bang trên toàn nước Mỹ công bố nhiều báo động khẩn cấp từ hồi tháng 10 sau khi nhiều gia đình và luật sư báo động việc khoảng 95 người Việt đột nhiên bị bắt giữ và điều chuyển đến một địa điểm bí mật ở bang Georgia, chờ đợi phái đoàn quan chức Việt Nam thẩm vấn để làm thủ tục trục xuất.


Nhiều trong số đó đã đến Hoa Kỳ từ trước năm 1995, gây báo động cho các tổ chức, cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang làm trái Biên bản ghi nhớ chung ký kết năm 2008.


image004

Bản quyền hình ảnh Facebook Ash Kalra Image caption Dân biểu Ash Kalra (bìa trái) cùng cộng đồng người Việt tại San Jose tại một buổi biểu tình phản đối Formosa


Dân biểu Ash Kalra, của thành phố San Jose, thành phố có tỉ lệ người Việt đông nhất bang California, nói với tới Mercury News rằng:


"Việc giam giữ và trục xuất phi lý của khoảng 100 người Campuchia và 95 người Việt cho thấy sự thiếu cảm thương của chính quyền liên quan đối với cộng đồng nhập cư Đông Nam Á, bao gồm cả những người chạy trốn trừng phạt chính trị và tàn sát để đến với Hoa Kỳ để tìm kiếm tự do và cơ hội.


"Sự vi phạm nghiêm trọng của Biên bản Ghi nhớ chung này là một sự bội ước của đất nước chúng ta đối với những cộng đồng này và chỉ làm tổn hại lòng tự trọng và linh thiêng của những cam kết ngoại giao," dân biểu Ash Kalra nói./ BBC 30/11/ 2017)
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16275)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13827)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13124)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13631)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15732)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14090)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12890)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14850)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17107)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16578)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14930)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13063)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".