Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ

01 Tháng Giêng 201810:23 CH(Xem: 11527)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI  01 JAN  2018


Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ


28/12/2017


TTO - Bất chấp những ngôn ngữ cứng rắn, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ (NSS) 2017 chứa đựng thông điệp khá rối rắm đối với Biển Đông, trong khi Trung Quốc đang tăng tốc…


image003

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau khi công bố Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2017 - Ảnh: Reuters


Trong một động thái bất ngờ, Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm 25-12 đăng tải báo cáo mới của Chính phủ Trung Quốc công khai những hoạt động bồi đắp, xây dựng tại các thực thể ở Biển Đông.


Chắc chắn Biển Đông là nguồn xung đột tiềm năng của Mỹ và Trung Quốc nếu quan hệ song phương xấu đi, nhưng đến nay nó chưa là ưu tiên chính của ông Trump. Việt Nam tiếp tục là một đối tác quan trọng và ngày càng phát triển trong an ninh và kinh tế của Mỹ


Colin Willett (cựu giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Hội đồng An ninh Mỹ)


Trung Quốc tận dụng tốt năm 2017


Báo cáo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố NSS hồi tuần trước, với tổng cộng 33 lần nhắc tới Trung Quốc theo hướng tiêu cực. Chiến lược ấy tái khẳng định lập trường của Mỹ xem Trung Quốc là đối trọng, đồng thời cam kết sẽ "gia tăng sức ảnh hưởng của Mỹ" và "duy trì hòa bình thông qua sức mạnh", trong khi cũng "điểm mặt - đặt tên" các hoạt động xây dựng, bồi đắp và quân sự hóa của Trung Quốc tại các thực thể nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.


Tại Hội thảo quốc tế lần 9 về Biển Đông tổ chức ở TP.HCM tháng 11-2017, ông Brahma Chellaney - giáo sư nghiên cứu chiến lược Trung tâm Nghiên cứu chính sách (Ấn Độ), khẳng định Trung Quốc tăng tốc trong các hoạt động phi pháp trên biển. Học giả người Ấn Độ ví Biển Đông như một cuộc chạy marathon mà Trung Quốc đang có lợi thế.


Còn nói như Michael Fuch - nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Vì sự tiến bộ của Mỹ, thì "biển cả đã êm đềm đối với Trung Quốc trong Biển Đông năm 2017". 


Giới quan sát tựu trung cho rằng Trung Quốc đã tận dụng tốt năm 2017 để đẩy mạnh hoạt động phi pháp trên biển, trong bối cảnh đối trọng chính là Mỹ buộc phải ưu tiên giải quyết vấn đề Triều Tiên.


"Từ NSS, có thể suy luận rằng Biển Đông được xem là đấu trường tranh chấp tiềm năng, nhưng nó lại rơi xuống thấp trong thang ưu tiên so với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu" - GS Carl Thayer - chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói với Tuổi Trẻ.


image004

Thực hiện nghi thức nắm tay đoàn kết chụp ảnh tại Hội nghi cấp cao ASEAN tổ chức ở Philippines tháng 11 vừa qua. Từ trái sang: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: REUTERS


Hoài nghi


Trong khi chiến lược an ninh của ông Trump bao gồm ưu tiên thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ, điều quan trọng là Washington sẽ ứng xử ra sao ở Biển Đông - khu vực Trung Quốc đang hăng hái nhất? Và trong khi tư tưởng "Nước Mỹ trên hết" là sợi chỉ xuyên suốt của chiến lược này, nó có mâu thuẫn với các hoạt động cam kết, xây dựng năng lực cho đồng minh của Mỹ tại Biển Đông hay không?


Trả lời Tuổi Trẻ về câu hỏi này, GS Thayer cho rằng NSS chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ấy lại nhấn mạnh quan điểm muốn các nước khác hướng về Mỹ với trọng tâm là giá trị và sự lãnh đạo của Mỹ. Nói cách khác, nâng cao ảnh hưởng của Mỹ trong trường hợp này tức là ông Trump muốn sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ có thể chi phối các quốc gia khác, khiến họ làm theo những gì Mỹ muốn.


Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng đề cập tới Việt Nam cùng Indonesia, Malaysia và Singapore (theo đúng trật tự như thế) như những đối tác đang phát triển về kinh tế và an ninh"


GS Carl Thayer - chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc


Trong khi đó, một số chuyên gia khác thậm chí nghi ngờ về nội dung của NSS. Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat, viết trên báo South China Morning Post của Hong Kong rằng khó có thể hiểu được chính sách của Mỹ với châu Á nếu nhìn vào NSS.


Cam kết đáng tin cậy cho Việt Nam


Xét tới lợi ích của NSS đối với hòa bình ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho rằng chính quyền ông Trump nhiều khả năng không phản ứng mạnh với các hoạt động cải tạo và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc, do đồng minh Philippines sẽ không đương đầu mạnh mẽ với Bắc Kinh.


Tuy nhiên, NSS vẫn chú trọng duy trì luật pháp quốc tế, cũng như khẳng định vai trò lãnh đạo trong việc duy trì trật tự dựa trên sự tôn trọng dành cho chủ quyền các nước và đây là "một cam kết đáng tin cậy đối với Việt Nam".


NHẬT ĐĂNG


- "Biển Bắc Natuna"vô hiệu hóa lưỡi bò?
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14967)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13648)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14415)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13717)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13294)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13846)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14530)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17295)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16937)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21860)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16030)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16156)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13490)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13543)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14098)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14736)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16253)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13819)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.