Biển Đông có phải điểm nóng bị lãng quên?

03 Tháng Giêng 20187:06 CH(Xem: 12465)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


image002

Hải đồ minh họa mặt trận Biển Đông của VĂN HÓA


Mặt trận Biển Đông 2018


Biển Đông có phải điểm nóng bị lãng quên?


Hồng Thủy


 02/01/18


(GDVN) - Do đó Biển Đông trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ sử dụng kế "dĩ dật đãi lao".


CNN ngày 26/12/2017 có bài bình luận đáng chú ý với tiêu đề "Biển Đông - điểm nóng bị lãng quên trong năm 2017 có thể bùng phát trở lại ra sao?" [1]. 


Hãng truyền thông này nhận định, trong năm 2017 Biển Đông bị lu mờ vì vấn đề Triều Tiên, đồng thời bị chính quyền Tổng thống Donald Trump ít chú ý đến.


Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh quân sự hóa, đồng thời xoa dịu các nước có yêu sách trong khu vực.


image003

Trong năm 2017, Trung Quốc tiếp tục bố trí các thiết bị ra đa quân sự trên các cấu trúc chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh một phần đá Chữ Thập thuộc Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Nguồn: Asia Times


CNN dẫn lời học giả Michael Fuchs, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ cho rằng:


Vấn đề Biển Đông khá êm đềm đối với Trung Quốc trong năm 2017, nhưng điều này có thể thay đổi trong năm 2018, nếu Bắc Kinh quá tự đắc, buộc Washington và các đồng minh phải phản ứng.


Giới quan sát Hoa Kỳ băn khoăn về cách tiếp cận của Washington


Đầu năm 2017, Nhà Trắng cho thấy một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Biển Đông, khi Ngoại trưởng Rex Tillerson công khai tuyên bố hồi tháng Giêng:


"(Trung Quốc) xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các cấu trúc này cúng giống như việc Nga chiếm Cremia. Họ chiếm đoạt lãnh thổ mà các nước khác yêu sách chủ quyền.


Chúng ta sẽ phải gửi thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc rằng, trước hết việc xây dựng đảo nhân tạo phải dừng lại; thứ hai, việc truy cập vào các đảo (nhân tạo) này sẽ không được phép."


Nhưng sau đó chương trình hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng với khẳng định, đây là "mối uy hiếp rõ ràng, hiện hữu" với lãnh thổ Hoa Kỳ.


Giới quan sát đã phê phán Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Rex Tillerson vì quá tập trung vào bán đảo Triều Tiên, hạn chế các nguồn lực ngoại giao trong các vấn đề nóng khác ở châu Á.


So với vấn đề Triều Tiên, Biển Đông không gây ra những hậu quả sống còn như đe dọa tên lửa, vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.


Nhưng thay vào đó, tình hình Biển Đông đòi hỏi chính quyền Tổng thống Donald Trump đẩy lùi những nỗ lực của Bắc Kinh hòng xâm phạm chủ quyền (và quyền tài phán) của các nước láng giềng, cũng như các nỗ lực nhằm kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch, phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.


image004

Các nhà hoạch định chính sách ở Washington có dành cho Biển Đông một đoạn ngắn trong tài liệu Chiến lược An ninh quốc gia dài 46 trang mới công bố.


Chiến lược An ninh quốc gia của chính phủ Tổng thống Donald Trump viết về Biển Đông như sau:


"Bắc Kinh đã nỗ lực để xây dựng các tiền đồn trên Biển Đông và quân sự hóa chúng, điều này gây nguy hiểm cho dòng chảy tự do thương mại, đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác, làm suy yếu ổn định trong khu vực."


Ngày 28/12/2017 Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc bình luận:


"Từ Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ, có thể suy luận rằng Biển Đông được xem là đấu trường tranh chấp tiềm năng, nhưng nó lại rơi xuống thấp trong thang ưu tiên so với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu."


Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Chiến lược và Quốc tế (CSIS) được The Financial Times dẫn lời nhận định:


Việc ông Donald Trump tiếp quản quyền lực đã khiến các nước trong khu vực (châu Á - Thái Bình Dương) cảm thấy uy tín, cam kết của Mỹ không chắc chắn.


Các nước này tự hỏi, Biển Đông sẽ đứng ở đâu trong chính sách của Washington khi ông Donald Trump đặt "nước Mỹ trên hết"? [3]


Trung Quốc chớp thời cơ củng cố "trạng thái bình thường mới”


The Financial Times cũng dẫn lời ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) - Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế, đại học Thanh Hoa, Trung Quốc bình luận:


"Chiến lược an ninh của Donald Trump ở Đông Á tập trung vào khu vực Đông Bắc Á. Khi anh ít quan tâm đến liên minh với các nước Đông Nam Á, họ sẽ phải xem lại chiến lược an ninh của mình."


image005

Ông Diêm Học Thông, ảnh: The Diplomat.


Một ví dụ được ông Diêm Học Thông nêu ra để chứng minh cho nhận định của mình là Singapore.


Quốc đảo này từ lâu là đồng minh của phương Tây, nhưng từ tháng Chín năm nay, họ đồng ý tăng cường các hoạt động tập trận chung với Bắc Kinh.


Còn Tiến sĩ Bonnie Glaser tin rằng, Trung Quốc đã lặng lẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và chuẩn bị cho các hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo.


Tờ Business Mirror, Philippines ngày 30/12/2017 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định: 2017 là năm Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng (bất hợp pháp) trên Biển Đông. 


Trong khi theo đuổi việc tiếp cận ngoại giao với các nước Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục hoạt động bồi đắp, xây dựng các tiền đồn ở một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).


Tổ chức này tính toán, trong năm 2017 Trung Quốc đã xây dựng mới 290 ngàn mét vuông mặt bằng hạ tầng trên đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn ở Trường Sa; đảo Bắc, đảo Cây và đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.


Việc xây dựng các đường hầm lớn dưới lòng đất làm kho chứa đạn dược, máy bay, tên lửa, nước ngọt, nhiên liệu được bắt đầu trong năm nay và đã hoàn thành; các thiết bị quân sự, ra đa cao tần cũng được lắp đặt. [4]


Điều này đã được ông Tập Cận Bình xác nhận trong Báo cáo Chính trị Đại hội 19.


Có phải Biển Đông bị lãng quên?


Cá nhân người viết cho rằng, Biển Đông hiện nay “nóng” hay “lạnh”, sóng gió hay yêu ả phụ thuộc rất lớn vào 2 siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Chúng tôi không tin rằng "những người trong cuộc" có thể "lãng quên" Biển Đông, nhất là người Việt Nam. Tuy nhiên "nóng" hay "lạnh" dưới góc độ truyền thông, còn phụ thuộc vào kẻ giật dây, Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Một số chuyên gia Hoa Kỳ hay học giả đến từ các đồng minh của Mỹ hoài nghi chiến lược an ninh của Nhà Trắng ở Biển Đông là mơ hồ, khó hiểu.


Nhưng nếu quan sát vai trò, hoạt động và sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông từ sau Chiến tranh Thế giới II đến nay có thể thấy rất rõ mấy đặc điểm sau đây:


- Mỹ không bao giờ ngăn chặn Trung Quốc thực hiện các hành động xâm chiếm lãnh thổ nước khác, kể cả các chính thể từng là đồng minh của Hoa Kỳ.


- Ngay cả lúc chiến lược xoay trục sang châu Á được người Mỹ đẩy mạnh nhất dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ đồng minh của Mỹ là Philippines, Washington cũng nhắm mắt làm ngơ.


- Trung Quốc đảo hóa và quân sự hóa bất hợp pháp các cấu trúc địa lý nước này chiếm đóng trái phép trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có thể đe dọa trực tiếp tự do hàng hải hàng không của tuyến đường huyết mạch qua Biển Đông, Mỹ cũng không làm gì ngăn chặn, ngoài phản đối bằng lời và một số hoạt động tuần tra tự do hàng hải.


- Các hoạt động đảo hóa, quân sự hóa mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp đều do Mỹ phát hiện và chủ động công bố.


Những ví dụ này nói lên điều gì? Theo chúng tôi, chiến lược của Mỹ ở Biển Đông không hề thay đổi. Không có chuyện Mỹ chấp nhận đối đầu với Trung Quốc vì lợi ích của nước khác, cho dù có là đồng minh.


image006

Trong năm 2017, hải quân Trung Quốc từng bắt giữ một thiết bị lặn không người lái của hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông. Ảnh: The Sun.


Nhưng căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Triều Tiên hay eo biển Đài Loan có thể mang lại những hợp đồng béo bở, nhất là vũ khí trang bị, khí tài quân sự.


Còn với Trung Quốc, tham vọng của họ thế nào các nước trong khu vực đều biết rõ, và Bắc Kinh cũng đã tuyên bố công khai.


Trung Quốc đã trở thành một siêu cường kinh tế và quân sự là một thực tế khách quan, ngay cả Hoa Kỳ dù có muốn kiềm chế, cũng không ngăn chặn được. 


Năm 2017, Trung Quốc đã mở rộng được 290 ngàn mét vuông diện tích mặt bằng mà họ bồi lấp được trên các cấu trúc địa lý nước này chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa.


Thời báo Hoàn Cầu cũng khẳng định con số này trong một bài viết xuất bản ngày 24/12/2017.


Chúng tôi cho rằng, "trạng thái bình thường mới" mà Bắc Kinh đã tạo ra trên Biển Đông hiện nay khó có thể đảo ngược. 


Hoạt động tiếp theo của Trung Quốc sẽ là thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến "Vành đai và Con đường" để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường vị thế lãnh đạo toàn cầu và tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ.


Do đó Biển Đông trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ sử dụng kế "dĩ dật đãi lao", lấy lực lượng đồn trú trên khắp các căn cứ quân sự họ đã thiết lập ở Biển Đông để phục vụ chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21.


Chỉ cần các quốc gia ven Biển Đông gặp khó khăn, khủng hoảng hoặc điều kiện địa chính trị khu vực thay đổi, lực lượng này sẽ đánh chiếm các cấu trúc địa lý mà các bên đang đóng giữ ở Trường Sa, thậm chí cả các bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông.


Lịch sử kể từ khi thành lập Trung Hoa Dân quốc đến nay cho thấy, người Trung Quốc sẵn sàng chờ thời cơ vài chục năm, chứ không phải vài năm.


Bởi vậy, nếu các nước nhỏ để xảy ra các tình huống tương tự Scarbrough năm 2012, phần thiệt sẽ luôn thuộc về họ.


Trong tình huống này, các nước ven Biển Đông trong đó có Việt Nam, nên ứng xử như thế nào để giữ được hòa bình ổn định cũng như hiện trạng các quyền, lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông, chúng tôi xin bàn trong bài viết tới.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://edition.cnn.com/2017/12/25/asia/south-china-sea-2017-intl/index.html


[2]https://tuoitre.vn/bien-dong-trong-chien-luoc-an-ninh-quoc-gia-cua-my-20171228085849754.htm


[3]https://www.ft.com/content/5817d3de-e564-11e7-97e2-916d4fbac0da


[4]https://businessmirror.com.ph/china-continues-construction-activities-in-disputed-territories-as-it-pursues-diplomacy-towards-asean/


Hồng Thủy
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16594)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14943)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13082)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15722)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15922)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14898)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24753)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17639)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17892)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17415)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16103)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17743)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16451)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15921)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.