Lửa cháy trái tim Phật giáo Tây Tạng

20 Tháng Hai 201810:50 CH(Xem: 12928)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Lửa cháy trái tim Phật giáo Tây Tạng


image012Bản quyền hình ảnh Twitter Image caption Lửa bùng lên dữ dội tại Chùa Đại Chiêu (Jokhang) ở Lhasa, Tây Tạng


Lửa bùng lên dữ dội tại một trong những đền thờ quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng - Chùa Đại Chiêu (Jokhang) ở Lhasa.


Đoạn phim được đăng trên mạng xã hội cho thấy ngọn lửa bốc ra từ mái nhà và có vẻ như ít nhất một ngôi chùa chìm trong lửa.


Truyền thông Trung Quốc nói vụ hỏa hoạn bắt đầu vào cuối ngày thứ Bảy 17/2 và đã được dập tắt.


Không có báo cáo về thương vong.


Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại đối với quần thể tu viện này. Truyền thông Trung Quốc cho biết không có thiệt hại nào đối với các di tích văn hoá.


Tây Tạng, vùng đất Phật giáo hẻo lánh được gọi là "mái nhà của thế giới", vận hành như một khu tự trị của Trung Quốc.


Chùa Đại Tiêu hơn 1.000 năm tuổi và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.


image013

Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Chùa Đại Tiêu (Jokhang) năm 2016


Các báo cáo cho hay giới chức Trung Quốc đã nhanh chóng chặn các hình ảnh và video vụ hỏa hoạn trên mạng xã hội.


Bắc Kinh duy trì kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin về Tây Tạng, vùng đất Phật giáo nơi từng là điểm nóng về tình trạng bất ổn của người ly khai.


Hỏa hoạn xảy ra khi người Tây Tạng tổ chức Losar, năm mới truyền thống của họ, bắt đầu vào thứ Sáu 16/2.


Tây Tạng có một lịch sử hỗn loạn. Có những giai đoạn Tây Tạng vận hành như một vùng đất tự trị. Một số giai đoạn khác Tây Tạng được cai trị bởi các triều đại Trung Hoa và Mông Cổ.


Trung Quốc từng gửi hàng ngàn binh lính tới Tây Tạng để thực thi tuyên bố lãnh thổ đối với vùng đất này vào năm 1950. Một số khu vực trở thành Khu tự trị Tây Tạng, một số khu khác được sát nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc.


Trung Quốc nói rằng Tây Tạng phát triển đáng kể dưới sự quản lý của chính quyền Bắc Kinh.


Nhưng các nhóm nhân quyền nói rằng Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền, buộc tội nước này đàn áp chính trị và tôn giáo - điều mà Bắc Kinh phủ nhận./


image014

Feng Li  - Xây từ Thế kỷ 7, chùa Đại Chiêu hay Jokhang là trái tim của Phật giáo Tây Tạng


Lửa cháy Đại Chiêu Tự và câu hỏi 'kiểm duyệt'


image012

Bản quyền hình ảnh Twitter Image caption Tin tức và hình ảnh về vụ cháy ở chùa Đại Chiêu (Jokhang) đầu tiên xuất hiện trên mạng Twitter


Hiện đang có câu hỏi về cách đưa tin trên truyền thông Trung Quốc rằng 'hỏa hoạn' ở một phần chùa Đại Chiêu ở Lhasa 'nhanh chóng bị dập tắt'.


Báo Anh, tờ Telegraph hôm 18/02 nói việc này đặt ra lo ngại có phải báo chí Trung Quốc kiểm duyệt tin về vụ cháy.


Truyền thông Trung Quốc nói ngọn lửa đã bị dập nhanh chóng sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn lúc 06:40 chiều tối hôm thứ Bảy 17/02.


Nhưng các hình và video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy lửa trùm lên chùa Đại Chiêu (Jokhang) ít nhất hơn một giờ liền, tờ báo Anh viết.


image016

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chùa Đại Chiêu là 'trái tim của Phật giáo Tây Tạng'. Getty Images. Chùa Đại Chiêu (Jokhang) là trái tim của Phật giáo Tây Tạng. Hiện chưa rõ mức thiệt hại thế nào dù vụ hỏa hoạn hôm 17/02 tại đây đã được dập tắt. Hình này không phải là hình vụ hỏa hoạn.


Một nguồn tin ít ỏi từ Tây Tạng là trang Tibet Daily chỉ nói ngắn gọn là Bí thư Ngô Anh Kiệt đã "nhanh chóng đến nơi xảy ra hỏa hoạn".


Tại Lhasa, quần thể đền chùa của Mật Tông giáo và Cung Potala cách đó gần 3 km là di sản UNESCO.


Trong chùa Đại Chiêu có pho tượng Jowo Shakyamuni bọc vàng, được cho là tượng chính Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã ban phước khi ngài còn tại thế.


Là ngôi chùa thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng và "trái tim" của người dân vùng này, công trình được xây từ thế kỷ 7, và nằm trên khu vực rộng 2,5 hectare.


Đây còn là nơi có chiếc luân xa thiêng và các bảo vật vô giá.


Có người cáo buộc trên mạng Twitter rằng tin tức về vụ hỏa hoạn tại chùa Đại Chiêu bị xóa trên các kênh tin tức do chính quyền Trung Quốc kiểm soát.


Một số người nói cụm từ 'Đại Chiêu Tự' bằng chữ Hán bị kiểm duyệt trên mạng WeChat.


Nhưng người ta cũng nói chính quyền sẽ khó mà ngăn chặn toàn bộ thông tin từ Lhasa về mức độ thiệt hại do ngọn lửa gây ra ở chùa Đại Chiêu.


Lý do là sau ngày mừng Năm Mới Losar cuối tuần qua, sang tuần này, hàng vạn người dân Tây Tạng sẽ đổ về thủ phủ Lhasa và các đền chùa họ tin là linh thiêng tại đây để cầu cúng trong năm mới.


Chính quyền Trung Quốc vốn kiểm soát Tây Tạng từ 1950 luôn chú ý đến các vấn đề chính trị và tôn giáo tại đây.


Chùa Đại Chiêu cũng từng đón ông Du Chính Thanh, một trong số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản đến thăm.


Trong thời gian diễn ra Olympics ở Bắc Kinh năm 2008, công an Trung Quốc tăng cường tuần tra ở Tây Tạng, và cả khu vực trong ngoài chùa Đại Chiêu.


Trung Quốc luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, hiện sống lưu vong ở Ấn Độ, và "chủ nghĩa ly khai Tây Tạng".


Nhưng giới vận động Tây Tạng và quốc tế thì cho rằng người dân Tạng bị buộc phải tuân theo lối sống do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt./ (theo BBC 19/2/18)
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13540)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13533)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13252)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12524)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12984)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13021)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13042)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17138)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13042)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12745)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14712)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14700)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15947)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15314)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15063)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14372)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".