Tập Vương tung bí kíp tơ lụa, Trùm Vương tung chiến hạm do thám hang sâu

08 Tháng Năm 20188:35 CH(Xem: 12415)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 09 MAY 2018


Đông Hải Liệt Quốc (Tân truyện)


Tập Vương tung bí kíp tơ lụa, Trùm Vương tung chiến hạm do thám hang sâu


image001
image002

Lý Kiến Trúc


"Thế Xuân Thu, thế Chiến quốc. thế Đông Tây, một khoảnh trời Đông Hải ai kém ai hơn"  (lkt)


Hồi 3

Mục 3 (tiếp theo mục 1 & 2)


Tập Vương tung bí kíp tơ lụa, Trùm Vương tung chiến hạm do thám hang sâu.


Ngày 14 tháng 5, 2017 tây lịch, Tập Vương khai mạc đại hội "Vành đai và Con đường tơ lụa" ở kinh đô Bắc Kinh, cũng là ngày Phó vương nước Việt họ Quang Trần thừa lệnh Bá vương bí thư họ Phú Nguyễn đến Bắc Kinh ký kết bản Thông cáo Việt-Trung chấp nhận "Một vành đai Hai hành lang".  


Quần hùng thế giới quy tụ đủ cả, kẻ hàn sinh ở California cho rằng cảng Hải Phòng nước Việt có thể sẽ là hành lang trung chuyển con đường tơ lụa thứ hai sau Quảng Tây-Quảng Đông và Hải Nam.


Hôm khai mạc, Tập Vương hỏi quan tể tướng họ Khắc Lý:


- Sao không thấy Trùm Vương?


- Tôi nghĩ rằng "Con đường tơ lụa" của Chúa công đang làm Trùm Vương lâm vào bệnh nhức đầu.


image003

Bản đồ mô tả Vành đai tơ lụa và Một con đường của Trung Nam Hải. NET.


image004

Tập Vương và Nga Vương Vladimir Putin tại Bắc Kinh ngày 15/5/2017. Reuters.


image005

Phó Vương nước Việt họ Trần và vợ mặc áo đen đi phó hội Bắc Kinh 15.5.2017 , bên cạnh là Tập Vương và vợ. NET


Tập Vương nói tiếp:


- Ta nghe đại phu nước Cờ Hoa bị bệnh đau não. Triết đông và triết tây có bao giờ gặp nhau, ta lại nghe Trùm Vương là tay kinh doanh thượng đẳng thích đa tình.


- Thưa Chúa  công, nhân tài nước Cờ Hoa rất giỏi về khoa học kỹ thuật, còn về buôn bán thì người nước ta giỏi về thương mại.


- Thế còn An Nam thì sao?


Quan tể tướng im lặng ra chiều ngẫm nghĩ nói:


- Hành lang một vành đai ví như sạn đạo thời Chiến Quốc, Tiên vương nhà Tần đã đi qua con đường này để đánh Thục - Ba, nó cự kỳ quan yếu cho tương lai đại quốc Trung Nam Hải; nếu men theo bờ biển nước Việt, thương thuyền của ta thong dong đi tới khắp vùng Đông Nam Á, Phó vương họ Quang Trần nước Việt vừa ký với ta trên cơ sở hiệp thương thống nhất.


Tập Vương nói:


- Đã thế thì khanh phải gia công các căn cứ quân sự tiền tiêu ở ngoài khơi Đông Hải để bảo vệ Hán ngư phủ và hàng vạn thương thuyền của ta, đuổi, bắn bọn Việt ngư phủ lảng vảng tình báo, nhưng khanh phải tạo ra "Mê hồn trận Đông Hải" để bọn đế quốc không phát hiện ra ý đồ lâu dài. Nói xong Tập Vương cho truyền ngay quan tư mã đô đốc thủy quân Ngô Thắng đến hỏi:


- Việc thủy quân ở Đông Hải  làm đến đâu rồi?


- Thưa Chúa công, năm ngoái giữa tháng Bẩy tây lịch 2016, tôi đã gặp Tham mưu trưởng hải quân nước Cờ Hoa Đô đốc John Richardson bất ngờ đến Thanh Đảo xem Mẫu hạm của ta, nhưng thực ra là dò ý về đường chữ U-Đông Hải, do vậy tôi đã đích thân đi hành quân các quần đảo Đông Sa (Pratas) , Trung Sa (Macclesfield Bank), Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands) gồm 7 nội công là Vành Khăn (Mischief Reff), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Su Bi (Subi Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Gạc Ma (Gacma Reef), Tư Nghĩa (Huyghes Reef), nhất là Yǒngshǔ jiāo (Vĩnh Thử tiêu-Chữ thập) nay đã hoàn thành đường băng bê tông cho J-15, cảng nước sâu cho hạm đội nghỉ ngơi tiếp liệu, giao long canh phòng dưới đáy và các vị trí quân sự trú phòng. Yǒngshǔ jiāo  cách Saicon non ba trăm dặm biển; tất cả các hải cứ hỏa lực của ta ở Trường Sa là 7 nội công trợ lực cho ngoại kích chữ U (Cửu đoạn tuyến Nine-dash line).


Tập vương vặn hỏi:


- Đến nay ngoại kích gồm có gì?


- Chữ U của ta xuất từ bờ biển tây nam Formosa chạy dài liền lạc đến cửa vịnh Bắc bộ, bao gồm 75% diện tích mặt nước của Đông Hải; đầu vành ngoài ta có Scarborough, tiếp ta có Mischief Reef, tiếp ta đang khảo sát vùng bãi ngầm James sát bờ biển Malaysia, tiếp ta đang chuẩn bị lô cốt tiền tiêu hướng vào Natuna, bãi Tư Chính hướng vào Saicon, và cũng đang chuẩn bị lô cốt tiền tiêu hướng vào Cam ranh, Đa Nang, Hue, cuối vành chữ U ta đã có Triton, tất cả các hải điểm này tôi tạm đặt tên là ngoại kích U. Tuy vậy, Chúa công nên để ý tới chủ quyền lịch sử Biển Đông của An Nam, lại hay mượn tay cường quốc, đế quốc nhằm "cân bằng áp lực".


image006

Sận bay trên đảo nhân tạo Chữ Thập đã hoàn thành trong năm 2017. Ảnh: AMTI/CSIS


  Trùm Vương ân cần đến vỗ vai quan tư mã đô đốc thủy quân nói:


- Thế là tốt! nhưng khanh chớ lo, ta đã "trà đàm" với họ Nguyễn. Nói xong lại truyền gọi quan đại phu ngoại giao Nghị đến hỏi:


- Các tiểu quốc Đông Nam Á đến Guiyang kết quả ra sao?


- Chúa công cho tập họp đại hội COC ở đất Guiyang nổi tiếng là đất của 23 sắc tộc thiểu số sinh sống quả là cao diệu, kết quả không ngờ, chỉ có một ngày 19 tháng Năm tây lịch 2017, các thuộc quốc đều quy phục gồm có Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, công hàng đầu Chúa công nên trọng thưởng cho quan ngoại giao xứ Miên đóng vai con ngựa thành Troia xuất sắc.


- Thế còn thái độ ngoại giao An Nam?


- Bẩm, lúc đầu có vẻ cứng cỏi, sau cũng hạ bút ký thôi.


- Tất nhiên, ta đã trọng thưởng cho hai đại phu Biên giới trên bộ và Biên giới trên biển Bắc Bộ, nên ve vuốt Hai Phong, một mặt bơm tiền vào Mekong, khai thác hành lang nội địa, xem chừng tể tướng An nam, Lao, Cam Bot có vẻ thích lắm. Tập Vương truyền:


- Cho mở yến tiệc ăn mừng bản thỏa hiệp khung COC về biển Đông Hải giữa khối tiểu quốc ASEAN đã hoàn tất ở Quý Dương. Tiệc vui nhất khi các aun đại phu đến chúc mừng quan đại phu ngoại giao họ Nghị vừa được Tập Vương phong lên hàng Quốc vụ viện.


Về phần nước Việt, ngày Bắc Kinh khai mạc đại hội tơ lụa, triều đại hậu Chí Hồ là Việt Vương họ Nguyễn phái Phó Vương họ Trần trước đây là trùm công an, Nguyễn Vương nói với Phó Vương trước khi đi sứ Bắc Kinh rằng:


- Nước ta ở nơi hẻo lánh vị trí rơi vào yếu huyệt, lại có cái bao lơn khổng lồ nhìn ra Biển Đông, lửa gần nước xa, liệu mà thưa thốt.


Phó Vương trả lời:


- Tôi chẳng thưa thốt gì cả, rồi sẽ biết. Miệng nói thế chứ trong lòng cảm thấy không yên, bụng dạ bồn chồn. Ngày lên máy bay, vợ lại mặc cái áo mầu đen, điềm gở.


Hết kỳ họp Phó Vương mang về nước bản Thông cáo chung, nguyên văn nội dung Biển Đông được nêu tại điểm 6, Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc như sau: "Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC);Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.


Báo giới nước Việt đua nhau bàn về nội dung điểm 6, có bút sĩ "phản biện" về hai chữ "trên biển", quả thật không hiểu nổi ý của họ Tập và Trần, lại không thấy đề cập một chữ nào về Minh ước COC Siêm Riệp-Quý Dương, bản tuyên bố cứ như hư hư thực thực.


Bọn thám báo phân tích chiến lược Đông Dương nghe tin tổng hợp vội điện về Bạch cung Hoa Thịnh Đốn, Trùm Vương bóp trán suy nghĩ, mặt hầm hầm nổi giận, tức khắc hội các quan đại tư mã cố vấn an ninh quốc gia và các Tướng Đô đốc thủy quân, rồi lệnh cho đại phu thống chế James rằng:


- Ta quyết định rồi, họ Tập đã xuất trướng thân chinh đến Tây phương, lẽ nào ta không đến Đông phương, nhưng chỉ 5 nước thôi lâu qua ta hơi mệt, trước hết là Nhật, Nam Hàn, Indonesia, VietNam và Philippines. Ta rất thích Tể tướng xứ sở mặt trời, ông ta chơi gôn thật giỏi, ta muốn tận mắt thị sát Châu á Thái bình dương, xem xét lại thuyết "Xoay trục về Châu á" của Obama mặt nào được mặt nào không, ta rất tán đồng võ công từ Ngũ giác đài: "Chiến lược Quốc phòng""Chính sách mở Ấn Độ-Thái Bình Dương". Trùm Vương nói: - "Nếu giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương trở thành hiện thực, chúng ta phải đảm bảo mọi thứ dựa trên pháp quyền ... và quyền tự do di chuyển, tự do hàng không, hàng hải"


Quan thống lĩnh quân cơ James nói:


- Riêng về tình hình Đông Hải, xin Đại Vương cho chỉ thị.


- Một, gởi ngay chiến hạm đổ bộ siêu tốc USNS Fall River đến Cam Ranh Hotel, đứa con này có sức chứa nhiều thiết bị quân sự của ta để lại Cam Ranh Hotel sử dụng lâu dài sau này; hai, phái ngay USS Dewey 105 tiến sâu vào 12 hải lý (22 km) căn cứ quân sự Mischief Reef  Bắc Kinh đã chiếm của Filipino, bảo tướng thủy quân ở đảo Palawan canh phòng cẩn mật; ba, truyền cho quan đại phu ngoại giao Rex chuẩn bị hội ý các quan tòa La Haye; bốn, truyền cho đặc mệnh toàn quyền Ted thay mặt ta gởi tặng tàu tuần duyên USCGC Morgenthau và các tiểu khinh tốc đỉnh Metal Shark giúp cho cảnh sát biển Việt; năm, chuẩn bị cho ngày ta đi thị sát nước Việt và Đông Hải, việc này tối mật, ta tin tưởng phong cho Tiên sinh Thống chế binh bị làm thống tướng tiền phương chu toàn nhiệm vụ. Từ bấy giờ trở đi, quan Thống chế binh bị Quốc phòng James để hết  tâm trí vào hải đồ trận liệt Đông Hải.


Quan thống lĩnh quân cơ James nói tiếp:


- Đại Vương biết rằng, Việt và Trung Nam Hải thân thiết nhau lắm. Về quốc phòng thì trang bị vũ khí nào cũng giống nhau đều mua từ con gấu Nga, xưa nay lục quân toàn xài AK 47.


Trùm Vương vỗ tay cười mà nói:


- Ta biết thừa điều này rồi, ta cũng thấy viện trợ vũ khí chiến thuyền cho họ là thêm vây cánh cho họ, nhưng cũng là cách chứng tỏ vũ khí điện tử của ta luôn hiện diện ở Đông Hải suốt 70 năm qua.


James nói:


- Nhưng thưa Đại Vương, họ bỏ ra bạc tỉ đô mua vũ khí thuồng luồng lỗ đen của Nga Vương mà họ nói là rẻ, còn ta mời thì họ lờ tịt, Đại Vương là người kinh doanh sao không biết?


- Ấy, khanh không thấy rằng cuộc chiến ở Đông Hải bề mặt là chiến hạm, bề sâu là tầu ngầm, cứ cho họ mua Kilo-636 về cho ta thử sức loại thuồng luồng đen này công hiệu ra sao, nguyên tử ngầm của ta dạo cảnh Thủy Vương cung quá lâu ở đáy Đông Hải nay có dịp cho đối mặt với bọn nguyên tử Hải Nam mới là quan trọng. Về phần Tiên sinh cứ theo kế hoặch mà làm.


Ngày 20 tháng 5 năm 2017 tây lịch, quan quốc phòng James cho tàu đổ bộ siêu tốc USNS Fall River ghé bến cảng Cam Ranh thăm dò động tịnh. Tàu này có sức chứa lớn, báo hiệu nhiều thiết bị quân sự sẽ được để lại Cam Ranh sử dụng lâu dài sau này.


Trước khi mở cuộc hành quân tiến vào hang sâu Trung Nam Hải ở Trường Sa, với thói quen mã thượng của dân tộc di dân khám phá, ngày 22/5/2017, James ra lệnh cho quan đặc mệnh toàn quyền họ Ted lập chương trình viện trợ thuyền chiến cho cảnh vệ bờ biển nước Việt. Lần lượt Ted giao 18 khinh tốc hạm Metal Shark, lại còn dự lễ tặng chiến hạm tuần duyên USCGC Morgenthau (WHEC 722) 3000 tấn cho tướng thủy quân đại diện cho tư lệnh cảnh vệ biển Vietnam ký nhận tại Hawaii.  


image007

Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, ngày 22/5/2017, Đại sứ Ted Osius chính thức bàn giao (viện trợ) 6 xuồng tuần tra Metal Shark 45-foot (dài 14 mét) cho Cảnh sát Biển Việt Nam Vùng 2 (CSBVN) tại Quảng Nam, Ảnh ĐSQ Mỹ


image008

Phó đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock bắt tay Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quang tại lễ viện trợ chiến hạm tuần duyên USCGC Morgenthau cho Việt Nam vào  ngày 25/5/2017 tại Honolulu Hawaii. Ảnh: Cảnh sát biển Mỹ. Trong dịp này, Đại sứ Ted Osius nói: Tôi rất vinh hạnh khi gặp gỡ thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn của tàu CSB 8020 tại Haiwaii. Tàu CSB 8020 trước đây mang tên USCGC Morganthau thuộc Tuần duyên Hoa Kỳ, và đã được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào tháng 5 năm nay.


Ngày 24 tháng 5 tây lịch 2017 là một ngày căng thẳng cho tướng Thống chế binh bị Quốc phòng Cờ Hoa. Lần đầu tiên dưới triều Trùm Vương, quan Quốc phòng James phái chiến hạm USS Dewey 105 trang bị trực thăng chiến đấu tối tân Sea Hawk nổi tiếng trên chiến trường Trung Đông do thám sâu vào vào hang đá nổi Vành Khăn Mischief Reef,.


Chỉ huy Dewey điện đàm báo cáo:


- Chúng ta không thể cho chiến hạm sát vào bờ đảo được bởi đáy biển rất cạn và chởm đá san hô tai mèo. Tôi chỉ phái  một bobo khinh tốc đỉnh cùng với seaman vác ống nhòm tới sát bờ Vành Khăn chụp hình rồi cho ra về thuyền mẹ. Lính Trung Nam Hải trên bờ đảo  ra vẫy tay chào cười toe toét rồi vào nhậu Mao đế tiếp. Trước đây, Dewey được đưa vào hoạt động tại Seal Beach, California vào ngày 6 tháng 3 năm 2010 tây lịch.


Lại nhớ năm 2015 tây lịch trước đó, Trung Nam Hải đã cho xây dựng một đường băng dài 3km hoàn tất trên Vành Khăn. Đúng vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tây lịch Tòa Trọng tài PCA ở La Haye ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Tập Vương cho máy bay có lẽ xuất phát từ đảo Chữ Thập đáp lên xuống thành công ở sân bay Vành Khăn. Hòn đảo nhân tạo này được bố trí mạng lưới hỏa lực cách căn cứ hải quân Mỹ đóng ở mạn tây Palawan 135 dặm (khoảng 220km), uy hiếp trực tiếp Palawan và khống chế khu vực biển nam Trường Sa.

image009

 Từ bobo chụp cận cảnh phía bên hông phải khu trục hạm USS Dewey 105 đậu vành trong 12 hải lý đảo nhân tạo Vành Khăn. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ.Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS


Ngày 03 tháng 6 năm 2017, khu trục hạm USS John S McCain ghé Cam Ranh cùng với Thượng nghị sĩ John McCain và phái đoàn Quân Vụ của Quốc Hội Hoa Kỳ.


Ngày 13 tháng 6 năm 2017, khu trục hạm USS Coronado ghé cảng Cam Ranh. Đây là chiến hạm có khả năng thoát khỏi mọi hệ thống dò sóng tối tân và có rất nhiều thiết bị phòng thủ hiện đại cũng như hệ thống hỏa tiển tối tân.


Ngày 02 tháng 7 năm 2017, khu trục hạm USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, lần này thì vào hẳn bên trong phạm vi 12 hải lý Triton.


Ngày 01 tháng 8, 2017, Quân ủy Trung ương Hà Nội họp dưới sự chủ tọa của Nguyễn Vương tổng bí thư. Theo nhà báo-nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton: "Tôi được cho biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (Bộ Chính trị ĐCSVN) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump". Nguyễn Vương phán rằng:


- Tình hình Biển Đông rất phức tạp, diễn biến vô lường, Trùm Vương đã chính thức nhập cuộc, phái ngay quan Quốc phòng giả cách đến thăm Ngũ giác đài thăm do ý Trùm Vương.

image010
Ngày 01 tháng 8, 2017, Quân ủy Trung ương Hà Nội họp, từ trái các ông: Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Nguyễn Chí Vịnh (góc phải

Ngày 08/08/2017, quan Quốc phòng nước Việt họ Xuân Ngô đến Ngũ giác đài Hoa Thịnh Đốn gặp quan quốc Phòng Mỹ James. James nói:


- Mỹ sẽ gửi một Hàng không Mẫu hạm đến thăm xứ Việt và Đông Hải vào năm tới, và "mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam đặt trên nền tảng (bảo vệ) quyền lợi chung kể của quyền tự do lưu thông tại Biển Đông".

image011

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis (T) tiếp Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, tại Ngũ giác đài ở Arlington, Virginia, ngày 08/08/2017. REUTERS


Ngày 12 tháng 8 năm 2017, một ông Dân biểu xứ Phi tên là Gary Alejano dựa vào các nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết là đã có đến 5 tàu Trung Quốc, bao gồm hai hộ tống hạm, một tàu hải cảnh và hai tàu cá lớn, bên trên có chở vô số dân quân biển, xuất hiện tại khu vực sát đảo Thị Tứ từ hôm 12 tháng 8 vừa qua. Đảo Thị Tứ - mà Philippines đang kiểm soát đặt tên là Pag-asa - tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.


Thật ra, ông dân biểu người nước Phi lo xa hơi viển vông, Trung Nam Hải phái chiến hạm không chỉ tới Thị Tứ mà để lò dò theo đuôi chiến hạm Cờ Hoa xâm phạm vào đảo nhân tạo Su Bi mới là quan trọng. Thị Tứ cách Su Bi chẳng bao xa.


Nguyễn Vương nước Việt có vẻ lo âu từ khi Phó Vương họ Trần đi sứ Bắc Kinh về. Về mặt nội bộ đảng, phe quân đội đã xong, phe bộ Công an nay cũng đã về tay Nguyễn Vương. Còn ngoài biển, cho thêm chắc vụ tướng quốc phòng Xuân Ngô đi Mỹ du về báo cáo Mẫu hạm Cờ Hoa sẽ đến thăm nước Việt vào năm tới, Nguyễn Vương bèn phái phó tướng quốc phòng họ Chí Nguyễn vốn là người được Cờ Hoa ưa chuộng sang Mỹ quốc lấy tin chính xác.


Ngày 19 tháng 10 năm 2017, Phó tướng quốc phòng Chí Nguyễn cùng đoàn đại biểu quân sự gồm 11 người đến cảng San Diego thuộc phía tây bang California, được Phó đô đốc John Fuller, tư lệnh Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson CVN -70 đón trên boong. Phó đô đốc John Fuller nói:


- "Đây là một ngày có tính chất lịch sử và chúng tôi vinh dự được ông ghé thăm tàu Carl Vinson. Chúng tôi rất hài lòng trở thành một phần của việc hợp tác hàng hải này".


Phó tướng quốc phòng Chí Nguyễn sau khi quan sát hoạt động của Mẫu hạm Carl Vinson nói:


- "Tôi rất ấn tượng trước sự chuyên nghiệp và cường độ làm việc của toàn thể đội ngũ tàu Carl Vinson. Tôi nghĩ rằng hợp tác hàng hải là một trong những lĩnh vực mà Mỹ và Việt Nam có thể cộng tác cùng nhau".


image012

Hải đồ Đông Hải Liệt Quốc thời Obama Vương.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16546)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18150)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17181)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21102)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17662)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16887)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24654)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19923)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18106)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16404)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16832)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18660)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24343)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22576)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16852)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24025)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19801)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19557)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17863)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18478)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila