Vai trò của VN trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp

24 Tháng Bảy 20188:08 CH(Xem: 14044)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1A - THỨ TƯ 25 JULY 2018


Vai trò của VN trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp


Thu Hằng


23/7/2018


image001

Hai trực thăng Puma trên tầu sân bay trực thăng Dixmude đậu tại căn cứ Hải Quân Changi, Singapore, ngày 24/04/2015.©ROSLAN RAHMAN / AFP


Từ đầu năm 2018, Pháp liên tục triển khai nhiều hoạt động nhằm gia tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và bảo vệ lợi ích hàng hải tại vùng biển, nơi Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng.


Đầu tiên phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng Pháp-Việt lần hai, diễn ra ngày 11/01/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh (lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016). Dù không nêu chi tiết, nhưng theo The Diplomat, hai bên thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của chiến hạm Pháp.


Ngày 10/03, nhân chuyến thăm Ấn Độ, tổng thống Macron và thủ tướng Modi cùng ký thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác. Chỉ sau đó hai ngày, ngày 12/03, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire ghé cảng Manila. Sự kiện được đại sứ Pháp tại Philippines đánh giá : “Pháp đảm nhận đầy đủ vai trò cường quốc Thái Bình Dương” của mình, cũng như thực hiện “cam kết quân sự đối với an ninh khu vực Đông Nam Á”.


Đến ngày 02/05, tổng thống Pháp thăm Úc và khẳng định “không một quốc gia nào có quyền thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” trong buổi họp báo chung với thủ tướng Turnbull tại Canberra.


Ngày 01/06, đội tầu Jeanne d’Arc thăm Việt Nam, dường như theo thỏa thuận được nêu trong Đối Thoại Quốc Phòng hồi đầu năm. Nhưng trước đó, đội tầu Jeanne d’Arc đã được triển khai tại khu vực quần đảo Trường Sa. Thông tin này chỉ được bộ Quân Lực Pháp nêu trong thông cáo ngày 20/06 và cho biết “chuyến đi đã diễn ra chỉ vài ngày trước Đối Thoại Shangri-La về an ninh và quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương, từ ngày 01 đến 03/06/2018 tại Singapore”.


Sau tuần tra trên biển, Pháp sẽ thực hiện nhiệm vụ trên không vào tháng 08/2018, với quy mô chưa từng có tại Đông Nam Á mang tên “Pegase”. Theo trang tahiti-infos.com, chiến dịch sẽ quy tụ 3 chiến đấu cơ Rafale, 1 máy bay vận tải quân sự A400M, một máy bay A310 và một máy bay tiếp liệu, bay từ Úc đến Ấn Độ. Đội bay sẽ dừng ở nhiều chặng khác nhau tại các nước đối tác, nhằm “góp phần tăng cường hiện diện của Pháp tại khu vực mang lợi ích chiến lược này”.


Vậy chiến lược ngoại giao quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là gì? Việt Nam muốn giữ quan hệ như thế nào trong chiến lược của Pháp?


RFI tiếng Việt đã đặt một số câu hỏi với đại tá Jean-Claude Allard, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), chuyên gia về chính sách quốc phòng và an ninh, quản lý khủng hoảng, hàng không quân sự…


P.V. Dai ta Jean-Claude Allard 22/07/2018 Nghe


RFI :Thưa đại tá Allard, đầu tháng 06/2018, đội tầu Jeanne d’Arc đã đi vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Liệu hoạt động này có nhằm mục đích nào khác ngoài việc Pháp muốn bảo vệ quyền tự do hàng hải?


Đại tá Jean-Claude Allard : Đội tầu Jeanne d’Arc có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan và họ được điều đến khắp nơi trên thế giới, hoặc đến một số điểm địa-chính trị và ngoại giao cần chú trọng.


Tại Đông Nam Á, chúng ta thấy rõ là có nhiều chuyện đang xảy ra, ví dụ như Hải Quân Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, đó là ý thứ nhất. Điểm thứ hai là phải nhấn mạnh đến trục hàng hải vô cùng quan trọng đối với giao thương quốc tế. Pháp có xu hướng bảo vệ con đường hàng hải này, vì dù sao Pháp cũng là cường quốc kinh tế thứ 5 trên thế giới.


Ngoài ra, việc thiết lập ngoại giao với các nước láng giềng trên trục đường đó cho phép giữ cân bằng quan hệ với các nước khác nhau.


RFI :Với nhiều sự kiện quan trọng từ đầu năm của Pháp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, liệu có thể nói rằng Pháp ngày càng quan tâm đến khu vực này?


Đại tá J-C Allard : Đúng, nói chung là Pháp quan tâm đến gần hết thế giới vì Pháp có nhiều vùng lãnh hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó là còn chưa kể các vùng đất ở Đại Tây Dương. Do đó, đây là chuyện bình thường.


Lý do thứ hai chính là thương mại quốc tế. Các eo biển ở Đông Nam Á là một trong những tuyến đường thương mại thế giới quan trọng nhất. Rất nhiều tầu thuyền của Pháp đi qua khu vực này. Phải nhắc lại là tập đoàn thương mại lớn thứ hai trên thế giới là tập đoàn CMA CGM của Pháp. Vì vậy, nước Pháp và Hải Quân Pháp phải hiện diện ở bất kỳ nơi nào mà tầu thuyền dân sự, cũng như quân sự của Pháp đi qua.


RFI : Pháp bán tầu ngầm cho Úc, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ. Ngoài lợi ích kinh tế, Paris còn nhắm đến chiến lược gì?


Đại tá J-C Allard : Đúng là phải kể đến lợi ích tài chính rất lớn được ký kết. Trong nhiệm kỳ tổng thống trước (François Hollande), Pháp đã có được thị phần tương xứng trong lĩnh vực thương mại vũ khí. Đây là điều quan trọng vì tạo nguồn thu ngoại tệ và giúp các ngành công nghiệp Pháp hoạt động.


Cần phải nói rõ ở đây là tại Pháp, ngành công nghiệp vũ khí là một trong những ngành công nghiệp cuối cùng không thể sản xuất ngoài lãnh thổ vì đó là ngành công nghiệp cho phép bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có nghĩa là chúng tôi sản xuất vũ khí để tự trang bị cho quân đội và nếu có thể, chúng tôi cũng xuất khẩu. Tiếp theo, cần phải xem nước Pháp xuất khẩu cho ai ? Chúng tôi xuất khẩu sang các nước đồng minh hoặc các nước mà chúng tôi cho rằng sẽ không phải là kẻ thù tương lai, như Ấn Độ nằm trong trường hợp này, còn Úc là một nước đồng minh.


Về trường hợp của Việt Nam, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang cố gắng phát triển quan hệ ngoại giao và tiếp tục cải thiện các mối quan hệ của họ. Nếu Việt Nam cần trang thiết bị quân sự và hướng về phía Pháp, dĩ nhiên là Pháp sẽ mở cửa thị trường của mình. Điều này không bị loại trừ. Không có chiến tranh ở Việt Nam, nên không có lý do nào để Pháp từ chối, nếu Việt Nam cần vũ khí để phòng vệ và muốn mua vũ khí của Pháp.


RFI :Với sự kiện tầu sân bay trực thăng Dixmude của Pháp ghé cảng Phú Mỹ và khinh hạm tàng hình thăm cảng Sài Gòn vào đầu tháng Sáu, ngoài ra còn phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng, Pháp và Việt Nam thu được lợi ích gì? Và Việt Nam có vai trò như thế nào trong chiến lược ngoại giao quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?


Đại tá J-C Allard : Về phía Pháp, lợi ích mà Pháp muốn hướng đến là càng có quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì càng tốt. Đó phải là những mối quan hệ có chất lượng bằng cách thiết lập đối thoại. Pháp muốn trao đổi với các nước quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương, như Việt Nam chẳng hạn, để tìm ra được giải pháp cho các vấn đề, như vấn đề an ninh, rộng hơn nữa là phát triển lĩnh vực thương mại và tạo dựng sự phồn thịnh song phương. Đó là bước đầu, bên phía Pháp.


Nhìn từ phía Việt Nam, cá nhân tôi không nắm rõ về ý muốn xích gần Pháp và đối thoại với nước Pháp của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng thường thì các nước muốn đối thoại với một cường quốc thứ ba, vì điều này giúp họ thoát khỏi một cường quốc khác. Việt Nam có một cường quốc trong vùng ngay sát sườn là Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp có thể giúp Hà Nội cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc.


Với tôi, trường hợp như thế này từng tồn tại trong những năm 1960 khi người ta nhắc đến Phong trào không liên kết : không liên kết với Liên Xô, không liên minh với Hoa Kỳ.


Hiện nay, chúng ta có hai cường quốc nổi bật là Trung Quốc và Mỹ.


Với tôi, một số nước, có thể trong đó có Việt Nam, tìm cách đi theo con đường thứ ba. Và con đường thứ ba này được Sukarno (Indonesia), Sihanouk (Cam Bốt), từng đi theo./
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16261)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13822)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13123)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13624)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15728)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14087)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12873)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14837)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17098)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16574)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14928)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13060)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".