Singapore: Bắc Kinh dẫn Asean nghị đàm COC, Mỹ hài lòng hay không hài lòng?

09 Tháng Tám 20186:20 CH(Xem: 11000)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 10 AUG 2018


Mặt trận Đông Hải liệt quốc


Singapore: Bắc Kinh dẫn Asean nghị đàm COC, Mỹ hài lòng hay không hài lòng? (*)


Mỹ lo ngại khả năng nước lớn ép nước nhỏ trong đàm phán Biển Đông


 image002

Ngoại trưởng các nước dự Diễn đàn ASEAN tại Singapore ngày 04/08/2018.REUTERS/Edgar Su


Vào lúc ASEAN và Trung Quốc loan báo thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, Hoa Kỳ, qua lời quan chức ngoại giao phụ trách Hiệp Hội các nước Đông Nam Á hôm 07/08/2018, đã nhấn mạnh là cần phải tránh việc nước lớn gây áp lực trên nước nhỏ trong cuộc thương thuyết. Washington cũng cho rằng bộ quy tắc ứng xử đang đàm phán phải chú ý đến các mối quan ngại của các quốc gia bên ngoài Biển Đông.


Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN, bà Piper Campbell, đại biện lâm thời của phái bộ Mỹ bên cạnh ASEAN đã tái khẳng định rõ ràng lập trường của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông.


Theo quan chức này : « Trong những khuôn khổ như đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC, điều cực kỳ quan trọng là không nước nào được quyền gây áp lực đối với nước khác ».


Bà Campbell nói tiếp : « Điều quan trọng là mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải có cơ hội bảo vệ các lợi ích quốc gia, cũng như các nguyên tắc quốc tế thật rõ ràng, mà cụ thể là những điều đã được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ».


Đặc sứ Mỹ phụ trách ASEAN cũng nhấn mạnh rằng Washington luôn theo dõi sát những diễn biến tại Biển Đông. Bà Campbell cho biết, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đã có dịp bày tỏ quan điểm của Washington, theo đó « mọi bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) cần ghi nhận các mối quan tâm và quyền lợi của các bên thứ ba. »


Lời nhắc nhở này của phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đề nghị loại trừ các nước ngoài khu vực ra khỏi các cuộc diễn tập Hải Quân chung được đề xuất trong bộ Quy Tắc Ứng Xử, hay ra khỏi các đề án thăm dò năng lượng ở Biển Đông, một đề nghị bị cho là nhằm đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này.


Theo báo Philippine Star ngày 08/08, đề nghị của Bắc Kinh loại trừ các bên thứ ba ra khỏi các cuộc tập trận đã được Manila tỏ ý tán đồng khi phát ngôn viên của tổng thống Duterte cho rằng không thấy trở ngại nào trong đề nghị của Trung Quốc.


Dù rất hài lòng trước việc Trung Quốc và các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán về COC, nhưng Washington đã nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải của các nước khác ở Biển Đông./ (theoTrọng Nghĩa 08-08-2018)


(*) tựa của VH.

04 Tháng Chín 2017(Xem: 14095)
Nhân chuyến về VN lần 4 của Thiền sư Nhất Hạnh 91 tuổi, nhìn lại
29 Tháng Tám 2017(Xem: 14794)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhà tranh đấu nổi tiếng cho hòa bình thời chiến tranh Việt Nam đã về tới Đà Nẵng trên chuyến bay của hãng hàng không Bangkok Airways hôm 29/8/2107. Báo Văn Hóa Online-California hy vọng Thiền sư Nhất Hạnh sẽ gởi thông điệp đến TT Trump kêu gọi hòa bình cho Biển Đông tại Hội nghị cấp cao APEC Đà Năng từ ngày 5/11 - 11/11/2017. Ảnh từ nguồn Vĩnh Nghiêm & Google. (lkt)
24 Tháng Tám 2017(Xem: 15051)
- Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?
10 Tháng Tám 2017(Xem: 14828)
Thượng nghị sị John McCain và phái đoàn lập pháp đến thăm Chiến hạm USS McCain hôm 02/6//2107 tại cảng Cam Ranh. Phái đoàn gồm có các Nghị sĩ John Barrasso, Chris Coons, Dân biểu Mac Thornberry và nữ Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy. Nguôn: Tòa Đại sứ Mỹ
01 Tháng Tám 2017(Xem: 14207)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21273)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12669)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13048)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14766)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.