Bay qua đảo nhân tạo 'đáng sợ' của TQ ở Biển Đông

25 Tháng Tám 20188:49 CH(Xem: 11922)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 24 AUG 2018


Bay qua đảo nhân tạo 'đáng sợ' của TQ ở Biển Đông


image001Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực Đá Subi trên Biển Đông


Phóng viên CNN tham gia chuyến bay của Hải quân Mỹ tới Biển Đông, tận mắt chứng kiến hòn đảo nhân tạo và tàu chiến TQ đi lại ở khu vực này.


Trong vòng tám giờ đồng hồ, phi hành đoàn đã quan sát và ghi lại các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, phóng viên Ivan Watson của CNN thuật lại.


Đoàn phóng viên của CNN bắt đầu chuyến đi hiếm hoi với lực lượng không quân của Hải quân Hòa Kỳ bắt đầu vào 10/8, bay qua một trong những điểm nóng nhất trên hành tinh: Biển Đông.


Đảo nhân tạo của Trung Quốc


"Những gì Trung Quốc đạt được thật đáng sợ," phóng viên Ivan Watson của CNN thuật lại.


Khi chiếc phi cơ P-8A Poseidon của Hoa Kỳ đi vào tâm điểm Đá Subi, năm nhà báo có mặt trên máy bay trở nên phấn khích.


"Chúng tôi tranh giành tầm nhìn tại cửa sổ quan sát quay mặt về phía hòn đảo," Ivan Watson viết trong bài báo trên CNN.


Các nhà báo đều từng thấy qua ảnh vệ tinh hòn đảo được Trung Quốc xây dựng trong ba năm qua.


Nhưng từ độ cao 16.500 feet, hình ảnh hòn đảo trông ấn tượng hơn nhiều.


Trong khi đảo nhân tạo của Trung Quốc vô cùng ấn tượng, khó có thể tưởng tượng bao nhiều người đã được sử dụng để xây đảo này.


Vì khu căn cứ này trông như một thành phố ma. Không nhìn thấy ai ở đó.


"Đây là cơ sở SAM (tên lửa đất đối không)", Trung úy Lauren Callen nói. Phi hành đoàn đếm được 86 tàu của Trung Quốc tại khu vực Đá Subi.


Khi chiếc phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ bay qua vùng Đá Chữ Thập, các máy ảnh chụp lại được khoảng 10 phương tiện đang di chuyển trên đường băng.


Có thể thấy những chiếc xe rải rác đi lại giữa các con phố trên hòn đảo nhân tạo khi phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ bay đến gần hơn, tạo cho chúng tôi ấn tượng rằng họ đang cố gắng làm cho bản thân khó quan sát hơn từ trên cao, theo mô tả của Ivan Watson.


Theo dõi hải quân Trung Quốc


image003

Bản quyền hình ảnh U.S. Navy Image caption Hoạt động của phi hành đoàn thuộc Hải quân Hoa Kỳ trên một chiếc P-8A Poseidon năm 2014


Phi hành đoàn Hải quân Hoa Kỳ - gồm bốn nam, một nữ - ngồi trước một màn hình video lớn phía bên trái của máy bay, mỗi người đều có một chuột máy tính và cần điều khiển. Họ di chuột xung quanh màn hình, theo dõi những gì trông giống như hàng trăm tàu trong vùng biển bên dưới.


Các tàu thương mại được xác định dễ dàng bằng tên của chúng. Trong khi khó khăn hơn để phát hiện các tàu quân sự.


Trung úy Lauren Callen quét một đốm không xác định trên màn hình. Dữ liệu thu thập bởi các máy tính của Poseidon sau đó được phân tích. Sau một vài phút, bà liệt kê tàu này vào danh sách tàu khu trục Trung Quốc lớp Luyang.


Đây là một trong số nhiều tàu chiến Trung Quốc được nhìn thấy trong chuyến đi. Máy ảnh và máy tính của phi cơ Poseidon có thể cung cấp nhận dạng hình ảnh ở khoảng cách xa, phát hiệu một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc ở khoản cách 40 dặm./( BBC 24/8/16)


 


 

31 Tháng Bảy 2017(Xem: 21320)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.
23 Tháng Bảy 2017(Xem: 12785)
Gần mỏ dầu trong thềm lục địa Nam Côn Sơn
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 13159)
Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14884)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14488)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13684)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 21014)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15500)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13385)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19432)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?