Ông Quang ra đi liệu có mở đường cho thể chế chính trị Việt Nam?

23 Tháng Chín 20186:35 CH(Xem: 11810)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 24 SEP 2018


Ông Quang ra đi liệu có mở đường cho thể chế chính trị Việt Nam?


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

24/9/2018


image001

Một cử chỉ gởi gấm niềm tin vào ánh sáng giác ngộ của Đức Phật hay cầu xin Đức Thế Tôn giải trừ nghiệp chướng độc hại, ông Trần Đại Quang gục đầu vào di tích đại tháp giác ngộ thiêng liêng ở chùa Mahabodhi, Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ hôm 02/3/2018, bên cạnh là phu nhân Nguyễn Thị Hiền.


Theo truyền thuyết Phật giáo, chùa Mahabodhi được cho là nơi Đức Phật giác ngộ. Ngày 4/01/2010, Đức Dalai Lama, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đã đến thăm chùa Mahabodhi và thuyết giảng tại đây.


Ông Trần Đại Quang ra đi "chia tay ý thức hệ" vào ngày 21/9/2018 trong lúc đương nhiệm chức Chủ tịch nước Việt Nam. Đó là một cái chết "hiếm như virus".


Nhưng thật ra, theo dõi bệnh "độc" trong máu ông Quang, ông đã chết 'lâm sàng" từ khi qua Nhật chạy chữa năm 2017. Cùng thời với ông Quang là ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư, được coi là nhân vật sáng giá đứng thứ hai về đảng tịch sau ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Đi Nhật chữa bệnh, kể như sự nghiệp chính trị của ông Huynh "mất dạng" từ trên lâm sàng.


Đó là nhữn bí ẩn cung đình nội bộ đảng CSVN. Trường hợp của ông Quang chứa nhiều bí ẩn không kém. Chẳng hạn như năm sinh tháng đẻ của ông Trần Đại Quang nếu là năm 1950 thì khi ông Quag khai trong "sơ yếu lý lịch " là năm 1956 (tôn giáo: không), tất phải có lý do thầm kín nào đó chứ chưa hẳn là theo quy định của nhà nước đến 60 phải về hưu. 


Trong bức hình dưới đây, hàng trăm các nhà sư chùa Việt Nam Quốc Tự trên đường 3 tháng 2 Tp Hồ Chí Minh, đang cử hành lễ tưởng niệm và cầu siêu cho ông Quang. Trên khán đài có tấm bích chương to ghi năm mất của ông Quang là 1956-2018.


Nếu đúng theo sổ bộ của Diêm vương Địa phủ thì việc cầu siêu cho người mới mất ở VNQT không phải là ông Trần Đại Quang mà là ông nào ấy. Cầu siêu thì phải cầu cho đúng, cầu sai thì linh hồn không cách nào siêu thoát dù người quá vãng theo đạo Phật.


 image003

Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu cho chủ tich nước Trần Đại Quang (không thấy để Pháp danh) ở chùa Việt Nam Quốc Tự trên đường 3 tháng 2 Tp HCM. Chùa Việt Nam Quốc Tự có trước năm 1975 ở Sàigon do Hòa thượng Thích Tâm Châu dựng lên. Ảnh nguồn Petrotimes.vn


Theo thông cáo của ban chấp hành đảng CSVN, tang lễ của ông Quang sẽ được cử hành hai ngày theo cấp quốc tang, tuy nhiên dư luận nói chung ở Hà Nội cho biết nội trong vòng 24 tiếng từ sáng ngày 26 đến 7 giờ sáng 27/9/2018 là coi như xong.


Cứ xem việc đình đám trong tang lễ ông Quang thì thấy ngay thành phần nhân sự cũng như ảnh hưởng của ông Quang như thế nào đối với quần chúng thầm lặng thì biết ngay. Quần chúng sẽ nói lên tiếng nói của nhân dân qua "phản ứng thầm lặng và sự nhạy cảm chính trị đặc biệt".


Ông Quang ra đi, đương nhiên cái ghế của ông sẽ phải có người thay thế không thể để trống. Vấn đề là dư âm của cái ghế ra đi.


Dưới chế độ CSVN, thông thường cái chết của một nhân vật lãnh đạo chính trị hay quân sự được đánh giá qua "phản ứng thầm lặng và sự nhạy cảm chính trị đặc biệt" của quần chúng, thay vì qua những hình ảnh đình đám om sòm nặng phần trình diễn. 


Có thể đơn cử qua cái chết của ông Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp mất khi không còn chức vụ và quyền hành trong tay. Là một tướng về hưu, tướng Giáp vẫn để lại dấu ấn lớn trong lòng người dân và quân đội khi ông lên tiếng an nguy nóc nhà Tây nguyên đằng sau có bàn tay bẩn của Tầu cộng thò vào vụ Bauxite. Ông Giáp đã gởi thư lên bộ chính trị chống lại dự án Bauxite ở Lâm Đồng và Nhân Cơ-Quảng Đức yêu cầu hủy bỏ dự án này.


 image004image005

Giới trẻ và hàng vạn dân chúng Hà Nội tưởng niệm ông Võ Nguyên Giáp tại tư dinh của ông số 30 Hoàng Diệu Hà Nội. Credit images.


Phản ứng thầm lặng của người dân đến chia tay với tướng Giáp trong tang lễ có đến cả triệu người, thậm chí dân và bộ đội truyền nhau "phong" ông lên hàng "thánh tướng" do chiến công lịch sử Điện Biên phủ. 


Có thể ví dụ về cái chết của hai nhạc sĩ thiên tài Văn Cao ở miền Bắc và Trịnh Công Sơn ở miền Nam. Người Hà Nội tiễn Văn Cao đông như kiến từ sáng sớm. Dân Sàigon đưa đám họ Trịnh dài hàng mấy cây số.


Có cái chết để đời và có cái chết không để đời, lại còn bị bia nhổ như ở Mai Dịch. Chữ "không" ở đây lắm lúc di họa từ lúc nhắm mắt cho đến lúc chôn. Nghe đâu, ông Quang cũng bắt chước ông Giáp không chôn ở nghĩa trang Mai Dịch nhà nước, mà xin chôn ở quê nhà.


Quê của ông Quang ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhưng nơi chôn nhau cắt rốn của ông Quang không có đất, người nhà của ông phải đi khoanh đất để lập mộ. Đất khoanh là đất công, đất ruộng của nhân dân, lấy đất công đất ruộng làm mả không khéo nhân dân lại xuống đường biểu tình đòi đất thì rất phiền cho người âm phủ.


Đấy là chuyện chết và chôn. Còn chuyện nội bộ của đảng CSVN có những động tịnh chính trị nào nổi bật sau khi ông Quang chia tay với ý thức hệ. Ông Quang là một trong đảng tịch "tứ trụ triều đình" đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, thứ hai là ông Trần Đại Quang, thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc và thứ tư là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.


Ông Quang ra đi còn lại tam đầu chế. Theo thể chế chính trị Việt Nam, chế độ tam đầu chế đã lùi vào lịch sử xa xưa. Hệ thống chính trị của Việt Nam trông có vẻ phân lập tam quyền nhưng đều thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng đứng đầu là Tổng bí thư. Theo quốc tế, danh xưng tổng bí thư có nghĩa là người lãnh đạo hệ thống chính trị, người lãnh đạo hệ thống chính trị chưa hẳn là nguyên thủ quốc gia.


Năm 2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết bản "Tuyên bố về tầm nhìn chung trong quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước". Trong bản tuyên bố có câu "hai bên tôn trọng hệ thống chính trị của nhau", chính vì vậy mà Tổng thống Barrack Obama và nội các Hoa Kỳ đồng ý tiếp kiến ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là người lãnh đạo coa nhất hệ thống chính trị Việt Nam.


image006

Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Toà Bạch Ốc, ngày 7/7/2015.


 Chủ tịch nước (tương tự như Quốc trưởng hay Vua) là biểu tượng quốc gia, nặng về nghi lễ ngoại giao hơn là thực quyền. Nếu nói về "thực" và "quyền" thì ông thủ tướng Phúc và nội các của ông mới thực sự có "thực" và có "quyền" hơn hàng trăm ủy viên trung ương đảng.


Người Hà Nội thường ví phủ của ông Phúc là "nhà trắng", còn của văn phòng trung ương đảng là "nhà vàng". Nhà vàng có danh nhiều hơn có thực. Thời buổi bây giờ người ta chuộng thực hơn danh.


image007
Hai phái đoàn hai đảng CSVN và CSTQ trên bàn hội nghị ở Bắc Kinh ký kết các hiệp ước nội dung qua bản Thông Cáo Chung Bắc Kinh 8/4/2015, ông Trần Đại Quang ngồi góc trái, kế là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thứ ba là ông Đinh Thế Huynh, kế là ông Nguyễn Phú Trọng đối diện ông Lý Khắc Cường.


Ông Quang ra đi liệu có mở đường cho thể chế chính trị Việt Nam trong những tháng năm sắp tới hay không. Báo Văn Hóa Online - California đưa ra câu hỏi này trong bối cảnh đảng CSVN đứng trước "road map" ngã ba chính trị trước khi chính thức bước vào Đại hội đảng lần thứ XIII.


Theo đó, có hai giả thuyết, một đảng CNVB sẽ rập khuôn theo mô thức Trung Quốc, Tổng bí thư kiêm Chủ tich nước. Mô thức này sẽ mở đường cho quyền bính và trách nhiệm trước quốc dân tập trung vào một Tổng bí thư kiêm Chủ tich nước kiêm Tổng tư lệnh quân đội; hai là dựa theo mô thức thổng thống chế kiểu của Nga hiện nay.


Thật ra khi Valadimir Putin lên ngôi với danh hiệu tổng thống, nước Nga đã trải qua một thời gian dài chính biến chính trị từ các nhà cách mạng cải cách Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin. Theo người viết, tình thế Việt Nam và nội tình đảng CSVN chưa đến thời nảy sinh ra một Gorbachev hay Yeltsin, hay một người bất khuất trong tù như Nelson Rolihlahla Mandela, để tiến tới thể chế dân chủ chính trị tổng thống chế như phương tây.


Dựa theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Kết luận của Bộ Chính trị về việc phân công, hôm 23/9/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đương kim Phó chủ tịch nước sẽ giữ quyền Chủ tịch nước. Nhiệm vụ này sẽ chấm dứt khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.


Cái chết của ông Quang mở ra thời cơ vàng cho đảng CS và nhà nước VN có dịp cải cách hệ thống chính trị. Với biểu quyết đa số của Ban chấp hành Hội nghị trung ương đảng khóa 8 vào tháng 10 sắp tới, đề xuất kiến nghị lên Quốc hội chấp thuận Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức Chủ tịch  nước là đề xuất ắt có và đủ. 


Nhận quyết định tập trung quyền lực trách nhiệm đứng đầu hệ thống chính trị đồng thời là nguyên thủ quốc gia, ông Trọng sẽ dễ dàng "ăn nói" khi xuất ngoại hay tiếpi các nguyên thủ quốc tế đến thăm Việt Nam./ (lkt)


image008

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh phó chủ tịch nước đón Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tại sân bay Nội Bài Hà Nội hôm 28/2/2017.


++++++++++++++++++++++++++++


DANH SÁCH BAN LỄ TANG ông Trần Đại Quang


(nguồn TTXVN)


1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
5. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
7. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
9. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.
10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.
15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.
18. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
19. Đồng chí Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
20. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
21. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
22. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.
24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
25. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
26. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
27. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
28. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
29. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
30. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
31. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
35. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình.
36. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
37. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


- "21 phát Đại bác Mỹ" đón Nguyễn Phú Trọng trước hay sau Tập Cận Bình?


- Cù Huy Hà Vũ: Nguyễn Phú Trọng phải làm Chủ tịch nước...
13 Tháng Chín 2015(Xem: 19483)
Một Email đặc biệt liên quan tới "VPII-VHĐ hải ngoại" Trích: "Kính gởi nhà báo Lý Kiến Trúc, "Đọc tin tức trên Nhật Báo Văn Hóa-Cali, tôi thấy được sự quan tâm của ông vể GHPGVNTN, đặc biệt cách đây 1 hay 2 năm là bài báo nói về lần ông diện kiến HT Quảng Độ. "Lần này, tôi thấy ông đã cẩn thận đưa những dữ kiện, văn kiện của GH để những độc giả theo dõi tình hình GH. Tuy nhiên, có 1 văn kiện mà tôi nghĩ rằng ông nên tìm hiểu kỹ hơn để viết đúng sự thật về những diễn tiến của tình hình GH. Đó chính là văn kiện ông trích từ “Tiếng nói lương tri” về việc HT Thích Trí Lãng từ nhiệm dựa trên TCBC của PTTPGQT."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 19557)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ."
09 Tháng Chín 2015(Xem: 18695)
“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 22661)
- "Mối thâm tình giữa Gs Võ Văn Ái và sư Giác Đẳng thâm sâu không kém gì mối thâm tình trước đây của ông với sư Viên Lý, viện chủ hai ngôi chùa nổi tiếng Diệu Pháp ở Quận Los và Điều Ngự ở Quận Cam. Trong phần trả lời phỏng vấn nhà báo Dương Phục ở Houston, ông Ái xác nhận chính ông đã đưa tận tay sư Giác Đẳng Giáo chỉ số 12 và trong nhiều Thông cáo của Phòng TTPGQT Paris, ông Ái đã cổ võ Phật tử nhiệt tình đóng góp cho "Ngôi chùa chung!" - "Dựa vào những "thắc mắc" dưới đây, báo Văn Hóa trân trọng ghi nhận và loan tải ý kiến của nhiều quí vị trên diễn đàn và trên email của tòa soạn. Nếu có đóng góp ý kiến xin quí vị vui lòng gởi về Email: lykientrucvaama@gmail.com. Cảm tạ." (VH)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 23500)
Grant Deed là bằng khoán được công nhận bởi luật pháp Mỹ người đứng tên trong đó là sỡ hữu chủ một tài sản vật chất. Chữ ký chứng nhận trong tờ bằng khoán Grant Deed ký ngày 3 tháng 9, 2014 công nhận sở hữu chủ của tòa nhà (ngôi chùa Tung Shin) mang tên là UBCV-Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
04 Tháng Chín 2015(Xem: 21093)
Từ ngày 03/7/2014 đến ngày 20/8/2015.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 20090)
"Kết liễu" Giáo hội Mẹ ở hải ngoại, tội đồ này thuộc về những ai?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17682)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26354)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20621)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17542)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20763)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20289)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20333)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18340)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19597)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20380)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21522)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 18118)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.