Thượng đỉnh Singapore: ASEAN - Trung Quốc - Mỹ: "Luận điểm về Thương mại và an ninh South China Sea"

15 Tháng Mười Một 20186:35 CH(Xem: 10452)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 16 NOV 2018


image001


Thượng đỉnh Singapore: ASEAN - Trung Quốc - Mỹ: "Luận điểm về Thương mại và an ninh South China Sea" (*)


Thanh Phương 14-11-2018

image002

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (P) tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường, Istana, Singapore, 12/11/2018REUTERS/Feline Lim


Thương mại, Biển Đông đã là hai chủ đề bao trùm cuộc họp thượng đỉnh ASEAN -Trung Quốc lần thứ 21 tại Singapore sáng ngày 14/11/2018. Nếu như hai bên có thể đạt đồng thuận trên vấn đề tự do thương mại, thì về hồ sơ Biển Đông, mặc dù thủ tướng Lý Khắc Cường đã cố trấn an, các lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân  tạo ở vùng biển đang tranh chấp này.


Từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế Suntech, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ :


RFI :Thân chào anh Thanh Phương, trước hết trong cuộc họp thượng đỉnh sáng nay, hai thủ tướng Lý Hiển Long và Lý Khắc Cường đánh giá như thế nào về quan hệ ASEAN- Trung Quốc đã được ?


Thanh Phương : Mở đầu bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Suntech, Singapore, thủ tướng Singapore nhắc lại năm nay là kỷ niệm 15 năm đối tác chiến lược giữa ASEAN với Trung Quốc. Ông nói : "Giữa ASEAN và Trung Quốc có một mối quan hệ vững mạnh, lâu bền và đôi bên cùng có lợi. Trong 8 năm liên tiếp, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN, với trao đổi mậu dịch về hàng hóa trong năm 2017 lên tới 442 tỷ đôla, chiếm đến 17% tổng trao đổi mậu dịch về hàng hóa của ASEAN. ASEAN và Trung Quốc nên tiếp tục xác định những lĩnh vực hợp tác mới và cùng nhau làm việc để đưa người dân và nền kinh tế của hai bên đến gần nhau hơn. ASEAN và Trung Quốc cũng cần tiếp tục đối thoại và hợp tác để củng cố nền hòa bình và ổn định."


Về phần thủ tướng Lý Khắc Cường, ông nói rằng hai bên có những bất đồng, nhưng phải cố giải quyết những bất đồng đó một cách đúng đắn, và thủ tướng Trung Quốc nêu ví dụ về hợp tác trên Biển Đông.


RFI : Về hồ sơ Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã thể hiện quan điểm như thế nào qua cuộc họp thượng đỉnh sáng nay tại Singapore ?


Thanh Phương : Trước hết, theo bản dự thảo mà chúng tôi có được, trong Tuyên bố của chủ tịch thượng đỉnh ASEAN thứ 33, các lãnh đạo Đông Nam Á, tuy không nêu đích danh Trung Quốc, bày tỏ "một số" quan ngại về những công trình bồi đắp đảo và những hoạt động đã làm "sói mòn" sự tin cậy, làm gia tăng các căng thẳng và có thể làm tổn hại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Trong bản tuyên bố này, các lãnh đạo nhấn mạnh là các nước tranh chấp và các nước khác không được quân sự hóa và nên tự kềm chế khi tiến hành các hoạt động có thể khiến tình hình phức tạp thêm và khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông.


Trong "ngôn ngữ" của ASEAN, "quan ngại" là một từ rất "nhạy cảm", đến mức mà tại thượng đỉnh năm ngoái ở Philippines, vào giờ chót, từ này đã bị rút ra khỏi Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN, vì lúc đó tổng thống Duterte đang cố cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Nhưng từ "quan ngại" đã xuất hiện trở lại trong tuyên bố chung của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần trước vào tháng 4 vừa qua, sau khi Singapore lên làm chủ tịch luân phiên của khối này. Dầu sao thì nhiều nước trong ASEAN vẫn theo đúng chủ trương cố hữu của khối Đông Nam Á là duy trì một sự cân bằng trong quan hệ với hai cường quốc Mỹ, Trung.


Về phía Bắc Kinh, trong bài phát biểu hôm qua nhân chuyến viếng thăm chính thức Singapore, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi ASEAN cùng làm việc với Trung Quốc để duy trì hòa bình ở Biển Đông, vì đối với ông, "một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định là rất cần thiết để Trung Quốc cải thiện quan hệ và tiến đến ký kết các hiệp định tự do mậu dịch" với những nước láng giềng châu Á.


Hôm qua, ông Lý Khắc Cường đã hai lần khẳng định là Trung Quốc không có và sẽ không bao giờ có ý định xâm chiếm các nước khác. Bắc Kinh cũng đang cố lôi kéo các nước Đông Nam Á về phía mình, cho nên đã mở các cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên với ASEAN vào tháng trước tại một vùng biển gần Trung Quốc. Nhưng để giữ một sự cân bằng trong quan hệ với hai cường quốc, trong bản tuyên bố của chủ tịch thượng đỉnh ASEAN lãnh đạo các nước Đông Nam Á, một mặt ghi nhận "thành công" của cuộc tập trận chung với Trung Quốc, nhưng mặt khác nhấn mạnh đến kế hoạch mở tập trận chung với Hoa Kỳ vào năm tới.


RFI : Nhưng về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) thì qua cuộc họp thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần này ta có thể biết rõ hơn về lịch trình đàm phán hay không ?


Thanh Phương : Trong phát biểu khai mạc thượng đỉnh sáng nay, thủ tướng Lý Khắc Cường đã lập lại tuyên bố hôm qua của ông, đó là ông hy vọng các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm tới. Ông cho biết là trước mắt, các lãnh đạo của ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý là trong năm tới sẽ hoàn tất việc diễn giải đầu tiên bản dự thảo COC. Nhưng đó rất có thể chỉ là dự báo thôi, còn trên thực tế thì giữa Trung Quốc với ASEAN, nhất là với những nước có tranh chấp như Việt Nam và Philippines, hiện còn rất nhiều bất đồng.


Ở đây cũng xin nhắc lại là tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc họp hồi tháng 8/2018 tại Manila (Philippines), hai bên đã đồng ý với nhau về một văn bản làm cơ sở để đàm phán về nội dung của COC. Ngày 11/11, tờ Nihon Keizai Shinbun (Tin tức kinh tế Nhật Bản) loan tin là phía Trung Quốc đã đề nghị đưa vào COC một điều khoản "cấm các quốc gia ngoài khu vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông". Mục đích có vẻ là nhằm ngăn chặn Mỹ và một số nước khác, như Ấn Độ, hợp tác khai thác tài nguyên với các nước ở vùng Biển Đông, để qua đó mở rộng ảnh hưởng ở khu vực. Nihon Keizai Shinbun cho rằng, nếu ASEAN phản đối đề nghị này của Trung Quốc thì việc đàm phán về bộ quy tắc có thể sẽ tiếp tục bị chậm trễ.


Trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng lưu ý là các cuộc đàm phán về COC sẽ rất phức tạp và trong thời gian từ đây cho đến khi kết thúc đàm phán, thủ tướng Singapore kêu gọi các bên phải "tự kềm chế", cố giữ một môi trường ổn định để đàm phán diễn ra "êm thắm".


Cũng xin nói thêm là trong cuộc gặp với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề thượng đỉnh ASEAN, phó tổng thống Mỹ Mike Pence, đại diện tổng thống Donald Trump đến dự, đã tuyên bố là Hoa Kỳ "chia sẽ" mong muốn của Việt Nam về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý để "bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông".


RFI : Về thương mại, thượng đỉnh ASEAN –Trung Quốc có đạt những tiến bộ nào không ?


Thanh Phương : Về thương mại, ngay từ hôm qua, thủ tướng Lý Khắc Cường đã lập lại lời kêu gọi bảo vệ tự do mậu dịch và chủ nghĩa đa phương, đối lại với chủ trương bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương của Donald Trump. Ông cũng trấn an các lãnh đạo Đông Nam Á là Trung Quốc sẳn sàng làm việc với các bên để cải thiện tự do thương mại và làm cho tiến trình toàn cầu hóa trở nên "lành mạnh"hơn, gián tiếp đáp lại những lời chỉ trích về sự cạnh tranh "không lành mạnh" của Trung Quốc.


Trước mắt, thủ tướng Lý Khắc Cường xác nhận là các lãnh đạo hy vọng vào năm tới sẽ ký kết được hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership-RCEP), sẽ quy tụ 10 nước ASEAN và sáu nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, hình thành khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, chiếm một phần ba mậu dịch toàn cầu.


Nhưng về phần thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông yêu cầu là hai bên cũng cần thực hiện đầy đủ hiệp định nâng cấm Khu vực tự do mậu dịch ASEAN- Trung Quốc để các doanh nghiệp xâm nhập thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn./


Mỹ - ASEAN: Phó tổng thống Mike Pence trấn an các lãnh đạo Đông Nam Á

RFI 15-11-2018

image001

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói chuyện với cố vấn an ninh John Bolton và bên cạnh là tổng thống Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh Đông Á, Singapore, ngày 15/11/2018.REUTERS/Edgar Su


Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ đã diễn ra vào sáng 15/11/2018 tại Singapore, nhưng không có sự hiện diện của tổng thống Mỹ Donald Trump. Đại diện cho ông Trump, phó tổng thống Mike Pence đã nhân dịp này trấn an các nước Đông Nam Á về sự can dự của Mỹ trong khu vực, đồng thời gián tiếp cảnh cáo Trung Quốc về hành động « bá quyền và xâm lấn » ở châu Á.


Từ Trung tâm Hội nghi Quốc tế Suntec, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ :


Chào Thanh Phương, tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự thượng đỉnh ASEAN lần này, mà cử phó tổng thống Mike Pence thay thế. Vậy thì tại Singapore hôm nay, ông Pence đã nói gì về chính sách của Hoa Kỳ đối với vùng này ?


Nhiệm vụ của phó tổng thống Mike Pence khi thay mặt Donald Trump đến dự thượng đỉnh ASEAN lần này là trấn an các nước Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục can dự mạnh mẽ vào châu Á và Washington có một dự án tốt hơn cho vùng này cả về kinh tế lẫn chính trị so với kế hoạch của Trung Quốc. Nói cách khác, tại Singapore, ông Pence phải cụ thể hóa ý tưởng về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và cởi mở » mà tổng thống Trump đã đưa ra tại thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng vào năm 2017.


Nhưng các nước ASEAN muốn là lời nói của Mỹ phải đi đôi với hành động. Trong khi Trung Quốc đã đổ hàng tỷ đôla vào các dự án cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác trong khuôn khổ sáng kiến Một Con đường, Một Vành đai do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, thì hiện giờ, những nguồn tài chính mà Hoa Kỳ dành cho các dự án ở châu Á còn hạn chế.


ADVERTISING


Trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ hôm nay, phó tổng thống Mike đã lập lại một số điểm đã được nêu trong bài viết của ông trên tờ Washington Post ngày 09/11. Ông nói :


« Sự can dự của Hoa Kỳ vào vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là vững chắc và lâu dài. Trong tất cả những gì chúng tôi làm ở vùng này, Hoa Kỳ chỉ tìm kiếm sự hợp tác, chứ không hề muốn kiểm soát. Chúng tôi rất tự hào xem ASEAN là đối tác chiến lược của Mỹ. ASEAN có vị trí trung tâm trong dự án của chúng tôi về vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây là một đối tác chiến lược cần thiết và không thể thay thế được của chúng tôi. Chúng ta có cùng lợi ích và thật sự có chung một nhãn quan.


Cũng như quý vị, chúng tôi muốn xây dựng một vùng Thái Bình Dương mà trong đó mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, có thể đạt đến thịnh vượng, bảo vệ được chủ quyền, tin tưởng vào những giá trị của chúng ta, cùng nhau phát triển ngày càng mạnh hơn ».


Như một lời cảnh cáo gởi đến Trung Quốc, phó tổng thống Mỹ nhấn mạnh « bá quyền và xâm lấn không có chỗ trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương ». Ông Pence nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ về việc bảo đảm tự do lưu thông trên biển và trên không, sát cánh với các nước trong khu vực để bảo vệ quyền tự do hàng hải, đồng thời giúp các nước ASEAN bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển và trên mạng.


Về măt kinh tế, phó tổng thống Mike Pence nhắc lại là Hoa Kỳ đã thúc đẩy đầu tư tư nhân vào vào các dự án cơ sở hạ tầng trong khắp khu vực châu Á và sẽ phát triển một mối quan hệ kinh tế và thương mại mới với châu Á, dựa trên những nguyên tắc mà tổng thống Trump đã đề ra : tự do, công bằng và có qua có lại.


Nhân dịp này, ông Mike Pence thông báo một hiệp định mới Đối tác Các thành phố thông minh Hoa Kỳ - ASEAN, nhằm đẩy mạnh đầu tư của Mỹ vào cơ sở hạ tầng công nghệ tin học trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Kết luận bài phát biểu, phó tổng thống Pence nhấn mạnh :


« Dự án của chúng tôi về vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương không loại trừ quốc gia nào. Chúng tôi chỉ yêu cầu là mỗi quốc gia trong khu vực phải đối xử các nước láng giềng với sự tôn trọng chủ quyền của mỗi nước và tôn trọng trật tự dựa trên pháp luật.


Chúng tôi tin tưởng là dự án này sẽ mang lại một tương lai tươi sáng và vô hạn cho vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong tương lai đó, chúng tôi tin tưởng là Hoa Kỳ và ASEAN có thể làm việc với nhau trên những giá trị chung và lợi ích chung ».


Về phần lãnh đạo các nước ASEAN, họ đánh giá như thế nào về quan hệ hiện nay giữa khối này với Hoa Kỳ ?


Trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh sáng nay, thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore, nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cho biết quan hệ kinh tế giữa ASEAN với Hoa Kỳ rất vững chắc và Mỹ hiện là đối tác thương mại đứng hàng thứ ba của khối Đông Nam Á. Đầu tư của Mỹ vào Đông Nam Á hiện lên tới tổng cộng gần 274 tỷ đôla, hơn toàn bộ đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Ông Lý Hiển Long cũng không quên nhấn mạnh là trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với ASEAN tạo ra hơn nửa triệu việc làm cho dân Mỹ.


Ông Lý Hiển Long nhìn nhận sự hiện diện của phó tổng thống Mike Pence tại thượng đỉnh ASEAN lần này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với khu vực. Thủ tướng Singapore cũng cho rằng dự án của Mỹ về một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương « tự do và cởi mở » là phù hợp với các lợi ích chủ chốt của ASEAN vì nó dựa trên những nguyên tắc căn bản : tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên luật pháp, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.


Thủ tướng Singapore cũng bày tỏ hài lòng khi thấy quan hệ tốt đẹp ASEAN - Mỹ không chỉ bó hẹp trong những lĩnh vực truyền thống như quốc phòng, mà nay đã được mở rộng sang những lĩnh vực khác như an ninh mạng. Ông thông báo là Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN - Mỹ về an ninh mạng đã được thông qua, nhằm tăng cường khả năng chống tội phạm trên mạng và các vụ tấn công tin tặc.


Tuy nhiên, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh là ASEAN muốn làm việc với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Theo thủ tướng Singapore, quan hệ Mỹ - Trung là quan hệ quan trọng nhất trong các mối quan hệ song phương và mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này có tác động rất lớn đối với ASEAN. Ông hy vọng là quan hệ Mỹ Trung được ổn định. Một cách gián tiếp, thủ tướng Singapore bày tỏ quan ngại của khối ASEAN trước cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Washington với Bắc Kinh.


Không chỉ có Hoa Kỳ mà Nhật Bản cũng có một dự án riêng về một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương « tự do và cởi mở ». Có vẻ như đang có sự « cạnh tranh » Mỹ - Nhật nhằm lôi kéo các nước ASEAN đi theo dự án của mình ?


Những nguyên tắc cơ bản trong dự án của Nhật cho vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng rất phù hợp với những ưu tiên của Singapore nói riêng và của ASEAN nói chung, đó là tuyên bố của thủ tướng Lý Hiển Long hôm qua, tại thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản.


Ông Lý Hiển Long cho biết là trong việc kiến tạo vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, ASEAN dựa trên 3 yếu tố chính : Dự án đó có hỗ trợ cho sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN hay không, dự án đó có thúc đẩy thương mại, đầu tư, và sự kết nối trong khu vực không và dự án đó có đi theo hướng một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế hay không ? Nói chung, đó phải là một cấu trúc khu vực mở, bao gồm toàn bộ các nước khu vực, mà trong đó ASEAN không buộc phải chọn đứng về phe nào.


Không chỉ « cạnh tranh » về dự án vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, Nhật Bản có vẻ như đang qua mặt Hoa Kỳ về hỗ trợ tài chính cho ASEAN. Tại cuộc họp thượng đỉnh hôm qua, thủ tướng Shinzo Abe cho biết là Tokyo đã cấp cho ASEAN một mức hỗ trợ tài chính cao hơn mức cam kết cho 5 năm qua, mà vẫn bảo đảm được tính gắn kết và vai trò trung tâm của khối các nước Đông Nam Á./


(*) tựa của VĂN HÓA
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14150)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15335)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16204)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17964)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17719)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18264)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17251)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23144)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15527)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17272)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15952)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17899)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20062)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20374)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71164)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23269)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17558)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16222)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"