Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?

02 Tháng Giêng 20197:14 CH(Xem: 11772)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ NĂM  03 JAN 2019


image002

Tranh hí họa Biển Đông : cường quốc và nước nhỏ.


image003

Mặt trận Biển Đông: Mũi tên đỏ: thế lực của Trung Quốc.       Mũi tên xanh: vành đai bao vây của Mỹ. VĂN HÓA MAP.


image004

Đảo nhân tạo Chữ Thập, căn cứ hỏa lực chiến lược do Trung Quốc bồi đắp án ngữ con đường hàng hải quốc tế, cách bờ biển VN khoảng 550km.VĂN HÓA MAP


Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?

image005

Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe/ScapeWare3d Image caption Đá Chữ Thập ở Biển Đông là một trong các điểm Bắc Kinh tiếh hành bồi đắp, xây cất trong những năm gần đây


Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Reuters bình luận dựa trên bản dự thảo Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà hãng tin này tiếp cận được.


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Hà Nội muốn định chế hóa hàng loạt hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên vùng biển Biển Đông đang tranh chấp là các hành động bất hợp pháp, bao gồm việc xây dựng đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai các vũ khí tấn công như tên lửa, Reuters dẫn chiếu tới nội dung bản dự thảo COC mà các bên đang đàm phán. Tuy nhiên, Reuters không nêu rõ bản dự thảo mà họ có được là bản nào.


Dự thảo cũng cho thấy Hà Nội đang thúc đẩy lệnh cấm đối với bất kỳ tuyên bố mới nào về Khu vực Nhận dạng Phòng không - điều mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.


Các quan chức Trung Quốc không bác bỏ khả năng sẽ có tuyên bố tương tự đối với Biển Đông.


Bản dự thảo cho thấy Hà Nội cũng đang đòi các nước phải làm rõ những yêu sách của họ đối với tuyến giao thương huyết mạch trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ Đường Chín Đoạn gây tranh cãi mà Trung Quốc tự tuyên bố.


"Sẽ có một số trao đổi đầy thử thách giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng qua văn bản của thỏa thuận này," Reuters dẫn lời ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu ở Biển Đông, người đã xem bản dự thảo này, nói.


"Phía Việt Nam muốn bộ quy tắc COC sẽ bao gồm những điểm hoặc hoạt động bị cấm vì Trung Quốc đã thực hiện những điều/hoạt động này trong 10 năm qua."


Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết các cuộc đàm phán về COC đã có một số tiến bộ gần đây, với việc Việt Nam tích cực tham gia và các quốc gia khác thể hiện tinh thần xây dựng và hợp tác.


'Cấm nước ngoài tập trận trên Biển Đông'


image006


Bản quyền hình ảnh TRUONG GIANG


Dự thảo cũng xác nhận thông tin từ các báo cáo trước đó rằng Trung Quốc muốn các cuộc tập trận quân sự của các cường quốc 'bên ngoài' khác trên Biển Đông sẽ bị cấm trừ phi được sự đồng ý của tấn cả các bên ký kết COC.


Bắc Kinh cũng muốn không cho các hãng dầu khí nước ngoài vào hoạt động tại Biển Đông với việc hạn chế các thỏa thuận phát triển chỉ trong phạm vi khai thác chung giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.


Giới chuyên gia trông đợi là cả hai nội dung trên sẽ bị một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ.


Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra tại Myanmar trong quý một 2019, Reuters dẫn nguồn một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết.


Vào tháng Tám, các quan chức Trung Quốc và ASEAN đã ca ngợi biên bản đàm phán ban đầu là một cột mốc và một bước đột phá khi được các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc ủng hộ.


COC sẽ được đàm phán trong năm tới bởi các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc và chưa được công bố công khai.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng trước kêu gọi các bên ký kết hiệp ước vào năm 2021, một thời gian biểu mà một số đặc phái viên và các nhà phân tích cho là khó có thể đạt được.


Đòi hỏi của Trung Quốc


Bộ quy tắc COC được xây dựng dựa trên Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) vốn được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.


Tuy nhiên, tài liệu chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong vấn đề Biển Đông này đã không ngăn chặn được việc khu vực có tuyến giao thương đường biển quốc tế quan trọng này trở thành nơi tranh chấp gay gắt giữa các bên.


Trung Quốc kể từ 2014 đã tăng cường hiện diện quân sự và gia tăng việc xây cất, bồi đắp các đảo nhân tạo tại vùng biển có tranh chấp.


Hoa Kỳ và các cường quốc khu vực khác, trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ, không phải là các bên tham gia đàm phán, nhưng có mối quan tâm to lớn đối với tuyến hải hành nối Đông Bắc Á với Trung Đông và Châu Âu.


Một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Úc, đã cùng Hoa Kỳ tăng cường triển khai các hoạt động hải quân trên Biển Đông. Tuy nhiên, các hoạt động này thường bị hải quân Trung Quốc theo sát.


Mỹ đang thúc đẩy các nước đồng minh Thái Bình Dương tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông trong nỗ lực đối đầu với Trung Quốc, theo Stars and Stripes.


Bản thảo dài 19 trang vẫn còn chưa làm rõ các lĩnh vực chính bao gồm phạm vi địa lý chính xác, liệu nó có ràng buộc về mặt pháp lý hay không và các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào, Reuters nói./ ((theo BBC 01/1/ 2019)


- Sòng bạc Quốc tế biển Đông: "Át chủ bài" nào sẽ làm chủ An ninh Biển Đông?
04 Tháng Tư 2017(Xem: 13134)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12789)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13262)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 12154)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12606)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14303)
Trump đổ lỗi thất bại dự luật cho phe Dân chủ
21 Tháng Ba 2017(Xem: 13296)
"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13600)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12469)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12686)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11875)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.