Biển Đông Có Gì Mới?

15 Tháng Giêng 20197:41 CH(Xem: 11775)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 16 JAN 2019


image001

Khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampbell (DDG 85) file photo. (U.S. Navy/MC3 Patrick Dionne)


Biển Đông Có Gì Mới? 


Tổng hợp và biên dịch: Nhật Minh


Dự án Đại Sự Ký Biển Đông 


image002


Nội dung


  • Tiết lộ về dự thảo Tuyên bố chung ASEAN: Các nhà lãnh đạo ASEAN muốn nhấn mạnh mối lo ngại về quân sự hoá ở Biển Đông và đồng thuận tập trận chung với Mỹ
  • Trung Quốc “hy vọng” hoàn tất COC trong 3 năm. Ý nghĩa gì đằng sau từ “hy vọng”?
  • Việt Nam: Thủ tướng bày tỏ lo ngại về diễn biến Biển Đông
  • Philippines: Quan chức an ninh chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
  • Quân đội Nhân dân Trung Quốc gửi đảng viên ra nước ngoài học và nghiên cứu
  • Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
  • Cùng những thông tin khác.

Tiết lộ về dự thảo Tuyên bố chung ASEAN: Các nhà lãnh đạo ASEAN muốn nhấn mạnh mối lo ngại về quân sự hoá ở Biển Đông và đồng thuận tập trận chung với Mỹ 


Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ nhấn mạnh mối lo ngại của họ về hoạt động xây đảo ở Biển Đông, kêu gọi chấp dứt quân sự hoá trong khu vực, và nhấn mạnh về một thoả thuận về việc tập trận chung trên biển với Hoa Kỳ vào năm tới, nối tiếp tập trận chung với Trung Quốc vài tuần trước. Đó là một số điểm trong một bản dự thảo tuyên bố chung mà ASEAN sẽ đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore tuần này.


Tuy nhiên ngôn ngữ của bản dự thảo vẫn có thể thay đổi. Các từ ngữ và đoạn văn trong dự thảo vẫn phải chịu sự điều chỉnh trước khi tuyên bố cuối cùng được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo.


Nguồn: ASEAN leaders to press concern over SCS militarization, seek maritime exercise with US –draft statement – GMA News Online 13/11/2018.


Trung Quốc “hy vọng” hoàn tất COC trong 3 năm


Phát biểu tại Singapore ngày 13 tháng 11 trước lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc hy vọng tiến trình tham vấn COC sẽ được hoàn thành trong 3 năm nữa, nhằm góp phần bảo đảm hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Và một thoả thuận COC cũng sẽ có ích cho tự do thương mại và phục vụ lợi ích của các bên khác.


Chưa rõ vì sao ông Lý chọn thời điểm 3 năm. Một bài báo trên Nikkei Asia Review mới đây tiết lộ Trung Quốc nêu ra một số đòi hỏi nhằm ngăn chặn sự hiện diện của các nước ngoài khu vực trên Biển Đông, và những ý tưởng này của Trung Quốc đã cản trở diễn tiến đàm phán COC. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề có thể khiến quá trình đàm phán gặp trở ngại như tính ràng buộc pháp lý của COC, hay phạm vi áp dụng COC có bao gồm Hoàng Sa. Trung Quốc chỉ muốn có một COC không ràng buộc pháp lý và luôn muốn gạt Hoàng Sa ra khỏi bộ quy tắc.


Sự lựa chọn từ “hy vọng” một cách không rõ ràng của ông Lý cũng khiến người ta nhớ lại năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lắt léo sử dụng cụm từ “không có ý định” khi nói với Tổng thống Hoa Kỳ Obama: “Trung Quốc không có ý định quân sự hoá ở Biển Đông.” Đó không phải là một cam kết rõ ràng, và những năm sau đó đã chứng kiến không những tốc độ gia tăng các hoạt động triển khai khí tài quân sự bao gồm hệ thống tên lửa ra quần đảo Trường Sa, Trung Quốc còn tiến hành cuộc tập trận trên biển quy mô chưa từng có nhằm phô diễn lực lượng, và liên tục phát cảnh báo hay có những cuộc đối mặt không an toàn đối với tàu, máy bay nước ngoài tới gần những thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng. Giờ đây, việc các tàu thuyền và máy bay các nước gặp cảnh báo hay phải chạm trán với hải quân Trung Quốc đã trở thành một điều bình thường mới ở Biển Đông.


Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông John Bolton khẳng định trước báo giới tại Singapore rằng bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến COC giữa Trung Quốc – ASEAN cũng không nên kèm điều khoản giới hạn quyền tiếp cận vùng biển này.


Ông cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã tìm cách kéo dài đàm phán qua nhiều năm để xây dựng các tiền đồn quân sự khắp Biển Đông.


Nguồn:


Trung Quốc nói muốn hoàn tất COC Biển Đông trong 3 năm – Thanh Niên 13/11/2018


Chinese Premier Li says talks on South China Sea code should end in three years – Reuters 13/11/2018


The 44th Singapore Lecture by His Excellency Li Keqiang, Premier of the State Council of the People’s Republic of China – ISEAS 13/11/2018


China hopes to complete talks on S. China Sea code of conduct in 3 years – Xinhua 13/11/2018


Naval Encounters the “New Normin the South China Sea – The Maritime Executive 09/11/2018


Bolton Warns China Against Limiting Free Passage in South China Sea – The Wall Street Journal 13/11/2018


Việt Nam: Thủ tướng bày tỏ lo ngại về diễn biến Biển Đông


Tối 13 tháng 11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Suntec, Singapore đã diễn ra Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33. Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Khi đề cập đến Biển Đông trong phát biểu của mình tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói các diễn biến thời gian qua trên Biển Đông không khỏi gây lo ngại cho các nước trong khu vực. Những hoạt động đơn phương trên thực địa có thể dẫn đến tính toán sai lầm và nguy cơ va chạm cao. Ông nhấn mạnh lại các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC.


Nguồn: Thủ tướng chia sẻ các sáng kiến về hợp tác ASEAN – VGP News 13/11/2018.


Philippines: Quan chức an ninh chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông


Ngày 13 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Cố vấn An ninh quốc gia Hermogenes Esperon của Philippines đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu được đưa ra ngay trước chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


“Nếu Trung Quốc nói rằng ‘nó (Biển Đông) là của chúng tôi và các bạn cần có sự cho cho phép của chúng tôi mới được sử dụng’, thì tôi cho rằng đó là điều không thể chấp nhận được đối với bất cứ ai (nước nào) trong khu vực,” Kyodo dẫn lời ông Lorenzana bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra ở Singapore.


Ông Lorenzana cũng nhấn mạnh Philippines hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ với tư cách là “một nhân tố đảm bảo ổn định ở Biển Đông cũng như trong khu vực”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, “tất cả các nước trong khu vực, như Singapore, Australia, đều cho rằng chúng ta vẫn cần sự hiện diện của Mỹ tại đây cho đến khi có thể trong tương lai, khi chúng ta đã phát triển cơ chế có thể chấp nhận được nhằm duy trì sự ổn định tại đây”.


Trong khi đó, Cố vấn Esperon xem việc Trung Quốc kiên định quan điểm của họ ở Biển Đông và phản đối hoạt động tự do hàng hải cũng như hàng không của các nước khác là vi phạm luật hàng hải và các quy tắc bấy lâu của vùng biển này.


Nguồn: Quan chức an ninh Philippines chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông – Báo Tin Tức 13/11/2018


Quân đội Nhân dân Trung Quốc gửi đảng viên ra nước ngoài học và nghiên cứu


Năm 2009, một sinh viên tên Wang Xiangke tới Đại học Quốc gia Úc với tư cách là một học giả thăm viếng. Nhưng Wang không phải là một sinh viên quốc tế bình thường đến từ Trung Quốc. Wang được gửi đến đây bởi Viện Công nghệ Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (NUDT) trong chương trình sử dụng chuyên môn học thuật toàn cầu cho mục đích quân sự.


Trong hai năm ở Canberra, Wang đã luyện tập và nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và robot. Các bài nghiên cứu của Wang viết vào thời điểm đó cho thấy anh nghiên cứu về, ví dụ như “ổn định hình thành” cho các nhóm máy bay không người lái.


Nhưng quan trọng hơn các bài báo của anh là sự đào tạo và kỹ năng anh nhận được từ ANU. Anh đến để học từ Úc, không phải để chia sẻ bí mật của Quân đội Nhân dân Trung Quốc.


Đại học Quốc gia về Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả các sinh viên họ gửi đi nước ngoài đều là đảng viên Cộng sản Trung Quốc: “Môi trường ở nước ngoài khác; không thể tránh tiếp xúc trực tiếp với tất cả các loại ý thức hệ độc hại và thậm chí cả lời lẽ chống Đảng Cộng sản Trung Quốc và chống Trung Quốc,” một quan chức của trường đại học giải thích. “Bởi vậy, chúng ta phải mạnh mẽ nhấn mạnh việc quản lý giáo dục của các đảng viên , kiên quyết đúc một hàng phòng thủ ý thức hệ. “


Các nhà khoa học như Wang phải trở về Trung Quốc đúng ngày sau khi học tập hoặc làm việc ở nước ngoài. Một tờ báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân tuyên bố rằng trong những năm gần đây “100% các nhà khoa học được cử ra nước ngoài bởi NUDT trở về đúng giờ, trở thành lực lượng then chốt trong các đơn vị công việc của họ”.


Phát triển các phương tiện không người lái tốt hơn cho quân đội Trung Quốc chính xác là điều mà Wang mong muốn làm, tận dụng những lợi ích từ các chuyên gia, tài nguyên và cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới của ANU.


Wang bây giờ là phó giáo sư tại NUDT, nơi quân đội đã chỉ định ông là một học giả tiềm năng đặc biệt. Ông là kỹ thuật viên trưởng của một dự án quân sự bí mật mà tên và chủ đề chưa được công bố. Luận án tiến sĩ của ông, một phần sản phẩm của công việc của ông tại ANU, cũng không được công bố công khai, cho thấy nội dung của nó cũng bí mật.


Nhưng một vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Internet đã chỉ ra rằng ông là một phần của “Đội chiến đấu tự trị máy bay không người lái chiến đấu tự trị ” của PLA, hoạt động để hoàn thiện các đại đội máy bay không người lái.


image003

Một cuộc thử nghiệm đội máy bay không người lái. Nguồn: Viện Công nghệ Quốc phòng – Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc.


Wang chỉ là một trong khoảng 2500 nhà khoa học và kỹ sư được lựa chọn bởi quân đội Trung Quốc gửi ra nước ngoài học và làm việc trong thập kỷ vừa qua. Hiện tượng toàn cầu này được trình bày chi tiết trong báo cáo từ Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế của  Viện Chính sách Chiến lược Úc với tựa đề “Chọn hoa, tạo mật: về việc hợp tác của quân đội Trung Quốc với các đại học nước ngoài”. Tiêu đề báo cáo xuất phát từ câu nói thể hiện chủ trương của quân đội Trung Quốc: “Chọn hoa ở nước ngoài, tạo mật ở Trung Quốc.”


Sử dụng các nguồn thông tin tiếng Trung và phân tích các bài báo được xuất bản bởi các nhà khoa học quân sự Trung Quốc, báo cáo trình bày phân tích chi tiết đầu tiên về bản chất và quy mô hiện diện của PLA tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ngoài. Kết quả phân tích dựa trên số lượng các bài báo đồng tác giả cho thấy Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và Đức lần lượt là các quốc gia hàng đầu về hợp tác nghiên cứu với PLA.


Nguồn:


Quân đội Nhân dân Trung Quốc gửi đảng viên tới học và nghiên cứu ở các Đại học Úc – FB GS Phạm Quang Tuấn 13/11/2018


From student to drone swarms: how the Chinese Communist Party trains its cadres in Australia – The Sydney Morning Herald 10/11/2018


Alex Joske, “Picking flowers, making honey: The Chinese military’s collaboration with foreign universities,” Australian Strategic Policy Institute 10/2018


Đọc thêm:


Clive Hamilton, “China’s Influence Activities: What Canada can learn from Australia,” MLI Commentary 11/2018


China wants a new world order. At the U.N., NGOs secretly paid cash to promote Beijing’s vision. – Yahoo News 11/11/2018.


Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền


Với một phiếu khác biệt, nữ tổng thống quần đảo Marshall hôm 12/11/2018 đã thoát được một kiến nghị bất tín nhiệm trong đường tơ kẻ tóc. Bà Hilda Heine tố cáo chính quyền Bắc Kinh giựt dây phe đối lập để ra kiến nghị do dự án thành lập thiên đàng thuế bị cản trở.


Dự án “Đặc khu ran san hô Rongelap” do nhà tài phiệt Cary Yan, người Trung Quốc mang quốc tịch Marshall, đề xuất : Thành lập một vùng lãnh thổ tự trị, miễn thuế để thu hút các công ty công nghệ cao cấp. Chính phủ Marshall xem đây là một mưu toan của Bắc Kinh biến đảo quốc thành nơi rửa tiền, bán hộ chiếu, làm con ngựa thành Troyes bành trướng xuống Nam Thái Bình Dương. (14/11/2018)


Nguồn: Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền – RFI 12/11/2018


Những thông tin khác:


John Lee, “Freedom of Navigation and East Asian Stability: Countering Beijing’s Campaign of Historical Revisionism,” Hudson Institute 06/11/2018


Hải quân Việt Nam – Philippines giao lưu trên đảo Song Tử Đông – Tiền Phong 12/11/2018


Năm 2019, tiếp tục hỗ trợ hệ thống quan sát tàu cá bằng công nghệ vệ tinh – Báo Chính phủ 13/11/2018


Mỹ triển khai nhóm tàu sân bay John C. Stennis về phía Tây Thái Bình Dương – Oxii 13/11/2018

15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18741)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19228)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18391)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17234)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17789)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21745)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21784)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16555)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20451)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 161759)
-"Biến cố chùa Phật Quang" bước vào giai đoạn pháp lý .Bản tin từ Phòng TTPGQT ở Paris ngày 16/10/2015 cho biết: "Phía Sư Giác Đẳng và Steven Điêu không hồi đáp lòng mong mỏi đối thoại và hòa giải bằng đường lối Lục hòa, nên bước thứ hai bắt đầu hôm thứ năm 15-10 khai mở thủ tục pháp lý của sự Tố tụng". - Tuy nhiên, bản tin PTTPGQT không giải trình rõ bước một "đối thoại" với nhau những gì? "hòa giải" với nhau những gỉ? (Bấm vào đây đọc tiếp trang trong). Ảnh từ trái: Các ông: Mai Xuân Châu, Steve Dieu, sư Giác Đẳng và Trần Đình Minh.
16 Tháng Mười 2015(Xem: 18589)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... :
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20379)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... : (Đọc tiếp trang trong).
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21873)
- "Ngày 9 tháng 10, 2015, theo nguồn tin chính thức của Phòng TTPGQT ở Paris do ông Võ Văn Ái làm giám đốc đã thông tư một bản Thông cáo Báo chí nội dung nói Hoà thượng Xử lý Thường vụ Thích Huyền Việt đã nhờ Văn phòng Luật sư The Tammy Tran Law Firm với Tập đoàn các Luật sư về tố tụng tại thành phố Houston giải quyết bằng pháp luật". "Hạn chót là ngày 14/10/2015 phải nộp hết hồ sơ". - "Với tinh thần Từ Bi của Đức Phật, liệu cái búa Tố tụng của Ht Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt Phật giáo - Phật tử đóng góp công quả mua chùa Phật Quang làm trụ sở cho VPII/VHĐ? Tiếp theo loạt bài "biến cố chùa Phật Quang" liên tục hai tháng nay, báo Văn Hóa tiếp tục theo dõi "hậu biến cố chùa Phật Quang". Ảnh có tính minh họa".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 20580)
- "Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng Quyết Định số 21/VTT/QĐ/TT không có giá trị, ngoài Đức Tăng Thống, còn phải kể đến Ngài Phụ tá Đức Tăng Thống, quý Thầy Chánh Thư Ký, Phó Thư ký phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về viêc làm cẩu thả, sai trái này". - "Người phổ biến Quyết Định này là đạo hữu Võ văn Ái, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông kiêm Phát Ngôn nhân chính thức của GHPGVNTN, kiêm Giám đốc PTTPGQT. Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng với những chức vụ như thế, đạo hữu Võ văn Ái không thể không liên đới trách nhiệm".
06 Tháng Mười 2015(Xem: 18251)
Ngày 1 tháng 10, 2015, Viện Hóa Đạo trong nước ra Thông bạch ký tên Quyền Viện trưởng VHĐ Tỳ kheo Thích Thanh Quang, qua phòng TTPGQT phổ biến cho Phật tử hải ngoại các nội dung chính yếu như sau: - Những yêu cầu chính đáng của Viện Hóa Đạo. - Thái độ chống phá Gíao Hội của Thượng tọa Giác Đẳng. - Quyết định của Viện Hóa Đạo. - Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Đức Đệ ngũ Tăng thống chuẩn thuận các thỉnh nguyện ... * Báo Văn Hóa xin đóng góp ý kiến về phần III/Quyết định của Viện Hóa Đạo và các tiểu mục A, B, C Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Ht Tăng thống chấp thuận các thỉnh nguyện.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 19824)
- Dưới đây là bài viết của bà Ỷ Lan về tiền căn của vụ Đăng bạ pháp lý cho GHPGVNTN tại Hoa Kỳ và hệ quả việc ông Steve Điêu bán chùa Phật Quang: - "Tôi tên Ỷ Lan Penelope Faulkner, Giám đốc Phòng Liên Lạc Quốc tế thuộc Tổng vụ Truyền Thông Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), kiêm Tổng Ủy Viên Đặc trách Liên Lạc Quốc Tế của Văn phòng II Viện Hoá Đạo, xin thông báo chư Tôn đức Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử về những hành vi bất hợp pháp của Thượng toạ Giác Đẳng, Cựu Quyền chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo." (Xem tiếp trang trong trích từ http://pttpgqt.org) - Ảnh trên: chùa Phật Quang bị rào kín do Phật tử cung cấp. Ảnh dưới: bà Ỷ Lan trong buổi Đại Lễ Phật Đản PL. 2556 do Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Tổ Chức tại Chùa Điều Ngự ngày 29 tháng 4, năm 2012.
30 Tháng Chín 2015(Xem: 21913)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail từ các thân hữu ở Houston cho biết thông tin nhất về vụ chùa Phật Quang như sau: Xin kính gởi đến quí đạo hữu hai hồ sơ của Orange County. Hồ sơ thứ nhất chuyển chủ quyền (bán) chùa Phật Quang cho một công ty ở Texas dưới tên Phương Que Bui Inc.
23 Tháng Chín 2015(Xem: 18913)
- Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được chủ quan. Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến đóng góp hơn thiệt của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử - thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang". - Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)