Bên lề cuộc họp báo của Bắc Hàn lúc nửa đêm

03 Tháng Ba 20197:44 CH(Xem: 10975)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NONG B  - THỨ HAI 04 MAR 2019


Bên lề cuộc họp báo của Bắc Hàn lúc nửa đêm


03/3/2019


TP - Gần nửa đêm ngày 28/2/2019 sang ngày 1/3/2019, nhiều nhà báo tác nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên nhận được tin nhắn hoặc điện thoại báo đến ngay dự họp báo của Đoàn Triều Tiên!


image010

Nhà báo trong nước và quốc tế hành nghề trước Melia ảnh: XB


Chuông điện thoại dồn mấy hồi. Đầu dây bên kia tiếng một người quen báo là đang sắp có cuộc họp báo do Đoàn Triều Tiên tổ chức tại khách sạn Melia!


 Mắt cay xè ngó vội đồng hồ. 12 giờ kém 8 phút. Sao lại có cuộc họp báo vào đêm hôm khuya khoắt này? Gạn gấp thì anh bạn bảo không biết…


Melia là đại bản doanh của Đoàn Triều Tiên trú ngụ cũng là nơi ở của Chủ tịch Kim Jong Un.


Lại đang mưa nhỏ. Lao ra đường. May quá có taxi. Tôi tót lên với cảm giác hú họa. Bởi có Thẻ Thượng đỉnh đây nhưng nếu can dự vào bất cứ hoạt động nào thì phải có thẻ sự kiện kèm theo. Chắc gì đã được dự cuộc họp báo bất thường này? Nhưng cứ tới…


 Nói đến Melia, ông tài lắc đầu quầy quậy bảo cấm đường. Nói bừa bảo cấm đâu thì tôi xuống. Trả gấp đôi chịu không? May hè thoáng, đường thông.


Không khí trước KS Melia đường Lý Thường Kiệt chẳng có vẻ gì giống ngày thường vào thời điểm khuya khoắt cả. Dồn tụ trước sảnh là một đám nghị các nhà báo nước ngoài lỉnh kỉnh đồ nghề đang dập dềnh bởi chen nhau. Mưa lúc này hơi nặng hạt. Họ để đầu trần nhưng lấy áo, mảnh ni lông bọc máy. Ánh đèn đường soi hắt lên bao nhiêu là ánh mắt chờ đợi, hy vọng. Và cả bực giận nữa. Họ không được vào! Mà không rõ lý do. Một báo Việt quát bên tôi phòng chật không đủ chỗ…


Hồi lâu, đám đông cũng giãn ra. Đụng mấy chú em gặp may lọt vào từ đầu. Loáng thoáng câu được câu chăng là ông Ri (sau mới biết là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ri Yong-ho) chủ trì cuộc họp báo chỉ ít phút. Bộ trưởng Ri nói gì? Đại khái là nói Triều Tiên đòi bỏ cấm vận hoàn toàn là chưa chính xác. Rằng không phải Triều Tiên đòi bỏ toàn bộ lệnh cấm vận mà chỉ một phần. Rằng ông Ri chỉ vắn tắt vậy rồi đi ra và không trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhà báo.


Bà thứ trưởng (sau mới hay đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui) có nán lại nhưng không có phiên dịch nào cả. Bà lại nói bằng tiếng Triều Tiên nên ít người hiểu trừ phóng viên Hàn Quốc!


Duyên do của cuộc họp báo lúc nửa đêm này là gì vậy? Tại sao lại cách xa cuộc họp của Tổng thống Donald Trump tới hơn 10 tiếng đồng hồ? Gạn mấy anh bạn đồng nghiệp họ chỉ lắc!  Biết hỏi ai bây giờ? Ngó mấy ông nhà báo Tây được bác tài thương tình cho chui hẳn vào cái gầm xe cứu thương đậu tít xa tránh mưa mở máy tác nghiệp mà thầm phục cho cung cách nghiêm cẩn hết mình khi hành nghề của họ. Chôn chân suốt ngày đêm bên vỉa hè ngó chéo (chứ không được chĩa thẳng ống kính) vào mặt tiền khách sạn Melia. Tạnh ráo còn đỡ chứ lây rây mưa bụi rồi bất chợt rào rào như đêm nay cũng phải trần mình chịu trận để đợi sự kiện. Không có thời gian ghé Trung tâm báo chí ở Cung Văn hóa Việt Xô ăn uống miễn phí, đa số họ dằn bụng bằng bánh mỳ đồng nghiệp mua hộ.


Mấy anh em dạt lên phố cổ. May trên đó còn hiệu cà phê sáng đèn. Lại đụng với mấy ông ký giả nước ngoài máy móc lỉnh kỉnh. Hơn 3.000 ký giả ngoại quốc hành nghề Thượng đỉnh chẳng hay họ ngủ nghê sinh hoạt hành nghề như thế nào mà dân Hà thành vẫn thường chạm mặt bất cứ lúc nào với họ? Đám này cũng vừa hụt cuộc họp báo ở Melia hồi nãy. Đó là mấy ông truyền hình Nhật Bản.  Chuyện vãn một hồi. Qua chú em thạo tiếng mới biết họ có thêm một cái tiếc nữa ngoài cú sổng mất cuộc họp báo.


Hình như bên Du lịch mời các phóng viên nước ngoài dự Thượng đỉnh đi Vịnh Hạ Long miễn phí vào thời điểm mấy hôm trước. Nhưng bố bảo cũng chả dám đi vì đó là thời gian cao điểm của Thượng đỉnh để các ký giả hành nghề. Cà phê dần vơi, việc mấy chú em mở laptop truyền về tòa soạn chút thông tin ít ỏi về cuộc họp báo cũng đã xong. Bình minh. Ngó đồng hồ mới 5 giờ sáng. Giờ này gọi điện thoại thì quả bất tiện.


Tôi mạo muội cầu cứu bằng tin nhắn với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Cũng mở chút ngoặc những năm xa khi còn là chuyên viên Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, Lê Thu Hằng luôn tận tình chu đáo thậm chí nhẫn nhịn trong việc cung cấp thông tin kể cả việc thu xếp sinh hoạt đối với anh em trong nhóm báo chí tháp tùng lãnh đạo trong những chuyên đi công tác xa. Giờ ở cương vị Vụ trưởng kiêm chức việc người phát ngôn cũng vậy!


Bảy giờ sáng. Một email của Lê Thu Hằng. Mở đầu là những lời hỏi thăm chân tình cố hữu. Rồi lời lý giải rằng muộn còn hơn không, Đoàn Triều Tiên chỉ muốn thể hiện quan điểm của họ. Còn vào thời điểm nào thì không quan trọng!


Tiếp nữa toàn văn nội dung cuộc họp báo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho trong thời điểm khuya khoắt giờ Việt Nam.


Coi kỹ thì điều mà mấy anh bạn đồng trao đổi lúc nửa đêm cũng đã toát lên điều cốt yếu trong nội dung của ông Bộ trưởng.


Xin trích ra ít dòng:


"Với quan điểm rằng chúng tôi sẵn sàng đóng cửa vĩnh viễn tất cả các cơ sở sản xuất vật chất hạt nhân bao gồm cả uranium và plotunium tại Yongbyon dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, các chuyên gia hai nước sẽ cùng phối hợp thực hiện hủy bỏ vĩnh viễn các cơ sở đó nếu Mỹ gỡ bỏ một phần các chế tài của LHQ, tức các hạng mục về kinh tế dân sự, đặc biệt là các hạng mục gây trở ngại cho cuộc sống người dân.


Điều chúng tôi yêu cầu là không phải gỡ bỏ tất cả các chế tài, mà chỉ là một phần, cụ thể là trong số 11 nghị quyết của LHQ thì gỡ bỏ 5 NQ đã thông qua từ năm 2016 đến 2017, trong đó ưu tiên gỡ bỏ trước các hạng mục đang gây khó khăn cho nền kinh tế dân sự và cuộc sống người dân.



Tại hội đàm lần này, để giảm bớt sự lo ngại của Mỹ, chúng tôi đã bày tỏ sẵn sàng cam kết bằng văn bản về việc dừng vĩnh viễn việc thử hạt nhân và tên lửa tầm xa.


Nếu vượt qua được bước xây dựng lòng tin với mức độ như vậy, thời gian tới, quá trình phi hạt nhân hóa sẽ có thể tiến triển nhanh chóng.


Tuy nhiên, trong quá trình hội đàm, phía Mỹ nhất quyết yêu cầu chúng tôi phải làm thêm gì đó ngoài biện pháp hủy bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon, điều đó cho thấy rằng Mỹ chưa sẵn sàng tiếp nhận đề xuất của chúng tôi.


Trong giai đoạn hiện nay, thật khó có thể nói rằng có thỏa thuận nào tốt hơn đề xuất mà chúng tôi đưa ra.


Cơ hội như thế này thật khó gặp lại.


Trên con đường phi hạt nhân hóa hoàn toàn, không thể tránh được việc phải qua một quy trình như vậy, vậy nên phương án hiện thực nhất mà chúng tôi đưa ra cần phải được thúc đẩy thực hiện.


Lập trường nguyên tắc đó sẽ chẳng mảy may suy chuyển, sau này, dù phía Mỹ có đề xuất hiệp thương lại thì phương án đó vẫn sẽ không thay đổi".


Đồng nghiệp hồi đêm cũng nhắn tin về phần trả lời của bà Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Choe Son-hui về sau với các phóng viên rằng, mặc dù hai bên vẫn để ngỏ nối lại các cuộc đàm phán song hiện tại chưa có lịch trình nào được ấn định.


Trước đó gần 10 tiếng đồng hồ, Tổng thống Mỹ Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo họp báo nói rằng Triều Tiên muốn được gỡ bỏ lệnh trừng phạt trước khi tháo dỡ cơ sở hạt nhân, song Mỹ không đồng ý.


Cũng tại cuộc họp báo, hai yếu nhân Mỹ nói rằng hai bên đã đạt được những bước tiến triển thực sự nhưng chưa thể đi đến cuối con đường, rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề phi hạt nhân hóa.


Tổng thống Mỹ nói: “Ông ấy có tầm nhìn nhất định, không thực sự giống như tầm nhìn của chúng tôi, nhưng đã xích lại gần hơn rất nhiều so với một năm trước.” Ông cũng nói: “Chủ tịch Kim Jong-un là một người có tính cách thú vị, quan hệ giữa chúng tôi rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải đi một cách chậm rãi… Chúng tôi thấy việc ký kết một thỏa thuận vào thời điểm này không thực sự phù hợp.”


Tổng thống Mỹ nói rằng: "nhà lãnh đạo Kim Jong-un tỏ ý sẵn sàng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng muốn mọi lệnh cấm vận phải được dỡ bỏ trước".


Ngoại trưởng Pompeo sau đó nói thêm: "ngay cả khi cơ sở Yongbyon bị tháo dỡ, Triều Tiên vẫn còn nhiều cơ sở hạt nhân và kho vũ khí khác".


Ông này nói đàm phán đã không đạt được những điều có ý nghĩa cho Mỹ. “Chúng tôi yêu cầu nhà lãnh đạo Triều Tiên làm nhiều hơn, nhưng Chủ tịch Kim Jong-un chưa sẵn sàng để làm điều đó. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lạc quan.” – Ông nói.


Tổng thống Mỹ thể hiện quan điểm: “Tôi muốn làm theo cách đúng đắn chứ không phải theo cách nhanh chóng.”


Dù không đi tới kết quả nào, Tổng thống Trump cho biết có nhiều bước tiến đã đạt được khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói rằng Triều Tiên sẽ không tiến hành thử hạt nhân thêm.

image011

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho họp báo lúc nửa đêm, bên cạnh là bà Thứ trưởng ngoại giao Bắc Hàn Choe Son-hui. ảnh: Reuters


Thở phào qua một đêm trắng.


(theo Tiền Phong)

28 Tháng Năm 2015(Xem: 17084)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19131)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16549)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18167)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17191)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21111)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17669)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16900)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24663)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19928)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18114)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16413)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16842)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18673)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24359)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22580)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16858)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24036)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19820)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19563)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.