Đô đốc Đô đốc Philip Davidson chỉ trích hành động thử tên lửa của TQ

23 Tháng Bảy 20197:58 CH(Xem: 9821)
VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG B - THỨ TƯ 24 JULY 2019

Đô đốc Đô đốc Philip Davidson chỉ trích hành động thử tên lửa của TQ
 
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Hôm 18/7/2019, Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói hành động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông "gửi một thông điệp đe dọa tới Hoa Kỳ," theo tờ Washington Free Beacon.

Vào cuối tháng 6, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tên lửa đạn đạo chống hạm mới, bắn một loạt sáu tên lửa xuống Biển Đông.

Thêm vào đó, Trung Quốc cũng tiến hành thử tên lửa đạn đạo hạt nhân sau bài phát biểu "đe dọa" của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại hội nghị an ninh ở Singapore hồi đầu tháng Sáu.

Đây là hai động thái riêng lẻ của Trung Quốc cũng trong tháng 6 và 7, không liên quan đến vụ việc diễn ra tại Bãi Tư Chính.

Tướng Davidson mô tả bài phát biểu này của Tướng Ngụy là "lạnh người".

"[Ngụy] không chỉ nói rõ rằng châu Á và Tây Thái Bình Dương không phải là nơi dành cho Mỹ, mà ông ta còn nói châu Á thậm chí cũng không phải dành cho người châu Á, châu Á là dành cho người Trung Quốc,"

"Trong vòng 24 giờ sau đó, họ đã thử một tên lửa đạn đạo hạt nhân mới, không ở chế độ hạt nhân," ông Davidson nói thêm.

Theo Rick Fisher, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (AISC), cho biết Davidson nói về việc Trung Quốc bắn sáu tên lửa từ đại lục vào các khu vực mục tiêu phía bắc và phía nam của quần đảo Hoàng Sa, ở phía bắc Biển Đông.

"Khu vực thử nghiệm ở phía nam của nhóm đảo Hoàng Sa gần với các tuyến đường biển lớn rất quan trọng đối với nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc", ông Fisher nói.

"Đây là cuộc thử nghiệm ASBM của Quân đội Giải phóng Nhân dân đầu tiên được công nhận bởi một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ," ông lưu ý.

TQ là 'mối đe dọa chiến lược dài hạn'

Theo Davidson, Trung Quốc là một "mối đe dọa chiến lược dài hạn" khi Bắc Kinh tham gia vào một loạt các hoạt động nguy hiểm ở châu Á và trên thế giới.

Vẫn theo Washington Free Beacon, hôm 8/7, ông Ngụy đã nói trước các bộ trưởng quốc phòng từ các quốc gia châu Mỹ Latinh và Thái Bình Dương rằng: "Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc thực sự là một nền tảng cho việc mở rộng quân sự trong tương lai".

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc trước đây khẳng định không có yếu tố quân sự nào trong sáng kiến trị giá hàng tỷ đô la này.

Davidson cho biết, chỉ huy quốc phòng Trung Quốc đã nói rõ sáng kiến "thực sự là một cách để [TQ] đặt một chỗ đứng quân sự ở những nơi khác trên toàn cầu."

"Trong vòng vài giờ sau đó, họ đã bắn sáu tên lửa đạn đạo chống hạm, những tên lửa mới mà họ đã phát triển vào Biển Đông," Davidson nói và cho biết đây là lần đầu tiên tên lửa được thử nghiệm trên biển.

"Một [cuộc thử nghiệm] thì có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng đã xảy ra hai lần thì thực sự là một thông điệp không chỉ với Hoa Kỳ mà còn thực sự cho toàn cầu," Davidson nói.
 
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Học sinh đến thăm tàu khu trục tên lửa dẫn đường Rizhao của Hải quân PLA trong một ngày mở chiến hạm như một phần của sự kiện hải quân đa quốc gia kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN)
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Học sinh đến thăm tàu khu trục tên lửa dẫn đường Rizhao của Hải quân PLA trong một ngày mở chiến hạm như một phần của sự kiện hải quân đa quốc gia kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN)

Mỹ cần khẩn trương nâng cấp vũ khí

Davidson cảnh báo rằng quân đội Hoa Kỳ cần khẩn trương nâng cấp vũ khí và khả năng của mình để tránh bị vượt qua bởi Trung Quốc.

"Và những khả năng ở lĩnh vực - hàng không, hàng hải, đất liền, không gian, điện tử, chúng ta sẽ gặp rủi ro nếu không chủ động và Trung Quốc thực sự sẽ vượt qua chúng ta vào giữa thập kỷ tới."

Việc triển khai toàn cầu của lực lượng Trung Quốc cũng đang gia tăng.

Còn theo ông Fisher, các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc trên Biển Đông "biểu thị rằng những thách thức lâu nay về việc kiểm soát vùng biển đã bước sang một kỷ nguyên mới; nhóm tác chiến tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân không còn là lực lượng quân sự thống trị trên biển."

"Trung Quốc rõ ràng đã lắp ráp các hệ thống, tên lửa đạn đạo chống hạm cộng với bộ sưu tập các cảm biến vệ tinh, radar và máy bay cần thiết để nhắm vào chúng, để đe dọa tàu sân bay rằng nó có thể không thể đánh bại."

Ngoài ra, ông Fisher khuyên Hoa Kỳ có thể chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm của riêng mình và triển khai chúng trên các tàu và tàu ngầm của Hải quân.

Và với đủ tên lửa, "có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng chúng chống lại tàu của Hoa Kỳ".

Về mặt tích cực, Davidson cho Washington Beacon biết Hoa Kỳ đang nỗ lực làm nổi bật những hành vi của Trung Quốc để lấy thêm sự hỗ trợ để thúc đẩy một Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương "tự do và cởi mở" không bị kiểm soát bởi Trung Quốc.

Các quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Úc, Canada, Anh và Pháp cũng đã hợp tác hoặc tiến hành các hoạt động tự do độc lập trên Biển Đông để đẩy lùi yêu sách của Trung Quốc về việc sở hữu tới 90% khu vực biển theo Đường Chín đoạn mơ hồ.

Davidson cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc và không tìm kiếm sự đối đầu hay ngăn chặn. Những ngôn từ này "đến từ phía Trung Quốc", ông nói.

"Cạnh tranh không có nghĩa là chúng tôi không tiếp cận", ông nói. (BBC 20/7/2019)

27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 21266)
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to. Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) . Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro...
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14673)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14985)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15363)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14916)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13799)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13405)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13948)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13757)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12465)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13059)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13452)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12696)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13028)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13667)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".