Ông Trọng có cần gấp đi W. DC. không?; hay vấn đề là "những hiệp ước Mỹ-Việt"

13 Tháng Mười 20199:01 SA(Xem: 9736)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 14 OCT 2019


Kỳ 2 (phần A)


Bãi tư Chính: Làm gì?


Ông Trọng có cần gấp đi W. DC. không?; hay vấn đề là "những hiệp ước Mỹ-Việt"


image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

14/10/2019


image001


Theo Wikipedia: Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía nam tây nam. Bãi này nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, cách lộ trình Hồng Kông - Singapore 60 hải lý về hướng đông nam. Bãi dài 63 km, rộng 11 km. Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km². Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.


Tọa độ: 7°31′45″B 109°44′40″Đ


WGS 84 7° 31′ 45″ N, 109° 44′ 40″ E
Geo URI 7.529167, 109.744444
Diện tích: Mặt bằng rạn quan sát được: 33,88 km²
Dài: 63 km (39,1 mi)
Rộng: 11 km (6,8 mi)
Đỉnh cao nhất: 16 m


I. Những sự kiện liên quan tới vụ bãi Tư Chính.


Xin nhắc lại: Sự vụ bãi Tư Chính (kín như bưng) được nổ ra từ một thông tin đăng tải trên Twitter của ông Ryan Martison thuộc Đại học Quân sự Hải quân Hoa Kỳ - US Naval War College. Nổ ra có nghĩa là phát giác, ai phát giác: Mỹ. Vì sao luồng thông tin tình báo này Việt Nam không phát giác mà phải đợi cho đến khi Mỹ phát giác mới đâm ra "hoảng", rồi tọa đàm khoa học, rồi họp Ban chấp hành Trung ương, rồi Phạm Bình Minh tuyên bố ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York hôm 28/9/2019 (gần như chính thức tuyên bố về lập trường của Việt Nam ở vùng biển South China Sea, chứ ông Minh không tập trung vào bãi Tư Chính / Biển Đông) rằng:"Các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).


Xin nhắc thêm: Ông Minh nói: "Các bên liên quan ở Biển Đông" (thật ra trong bài diễn văn, từ Biển Đông mà ông Minh nói là South China Sea tức là biển Nam Trung Hoa. Trong ngôn ngữ quốc tế chưa có từ Biển Đông / East Sea), "tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).


Câu nói của ông Minh có 3 mệnh đề rõ ràng:


1. Các bên liên quan ở Biển Đông (South Chiana Sea); Ở đây có ba bên liên quan chặt chẽ tới South China Sea là Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ.


2. Tuân thủ luật pháp quốc tế; Câu hỏi đặt ra Luật pháp Quốc tế là luật pháp nào?


3. Đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982); Vì sao ông Minh nhấn mạnh tới UNCLOS 1982? Vì sự vụ bãi Tư Chính, nói chính xác hơn là vị trí bãi Tư Chính tức là tọa độ bãi này đã "vi phạm" UNCLOS 1982 trong đó có điều khoản về Vùng Tiếp Giáp.  


Câu chuyện ngoài lề:


- Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc ký vào văn kiện Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), Hoa Kỳ không ký vào Công ước này.


- Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, (thay mặt đảng CSVN đọc bài diễn văn đã được thông qua ở Bộ chính trị trước khi đến New York), không có một từ nào chỉ đích danh Trung Quốc trong bài diễn văn, (nhiều người đòi hỏi ông Minh phải lên tiếng tố cáo thủ phạm); phải chăng ông không muốn "gây chiến", hoặc "khai chiến" với Trung Quốc, ông chỉ muốn nói tới "Các bên liên quan" mà thôi.


Như vậy có thể tạm kết luận, sự kiện nổ ra vụ bãi Tư Chính theo lời "tố cáo" của hai bên Việt Nam và Trung Quốc, cả hai bên đều vi phạm Công ước UNCLOS 1982 và không "tuân thủ luật pháp quốc tế".


Nếu hai bên vi phạm thì hai bên sẽ phải "giao thiệp" với nhau để giải quyết vụ bãi Tư Chính. Bà Lê Thu Hằng nói Việt Nam đã "giao thiệp" với Trung Quốc rồi. Nếu giao thiệp mãi mà không được thì lúc đó mới "ngỏ ý" mời bên thứ ba làm "trọng tài" can thiệp. Ông trọng tài này sẽ có nhiều cách để can thiệp. Vấn đề là AI? ngỏ ý mời trọng tài? Chẳng lẽ ông Tập Cận Bình ngỏ ý!!!


Còn vi phạm như thế nào, vi phạm chỗ nào? (Xin đọc bài viết KỲ 1 trên Văn Hóa Online về Vị trí chiến lược của bãi Tư Chính).


 Văn Hóa Online xin cập nhật:


 - thứ nhất, từ ngày 18/6/19 Ryan Martinson đã phát hiện ra tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây. Ngày12/7/2019, tàu này có di chuyển đến Bãi Chữ Thập và đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính;


- thứ hai, từ ngày 03/7/2019 đến 17/7/2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây;


- thứ ba, ngày 18/7/2019, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói hành động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông "gửi một thông điệp đe dọa tới Hoa Kỳ".


- thứ tư, ngày 19/7/2019, các thông tin trên sau đó đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thu Hằng khẳng định hôm 19/7/2019. (Phạm Ngọc Minh Trang/BBC 22/7/2019)


- thứ năm, ngày 23/7/2019, trả lời trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày 23/7/2019, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ (USCG), Đô đốc Karl L. Schultz từ chối bình luận về khả năng lực lượng tuần duyên Mỹ có hành động trong tương lai nhằm đối phó hiểu hành xử ngang ngược này (HD 8 ở bãi Tư Chính). Ông cho biết vấn đề này thuộc phạm vi trả lời của Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của USCG tại khu vực. (Zing 23/7/2019).


- Ngày 18/9/2019, Phát ngôn nhân Cảnh Sảng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển bãi Tư Chính theo luật UNCLOS 1982.


image006

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và các quyền, qua người phát ngôn BNG, trên Biển với vùng biển Bãi Tư Chính hôm 18/9/2019. Nguồn BBC


- Ngày 28/9/2019, Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, New York, 28/9/2019. Ông MInh nói: "Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển Việt Nam" và rằng "các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển". Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – ‘Hiến chương của Biển và Đại dương’,


image008

Ông Phạm Bình Minh đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, New York, 28/9/2019. Nguồn VOA


- Ngày 02/10/2019 - TT Phúc thuận ký hợp đồng cho Mỹ đổ 5 tỷ đôla vào nhà máy điện Sơn Mỹ 2. Hợp đồng nhiều tỉ đôla này này tiếp theo: "Sau cuộc hội đàm trưa ngày 27/2/2019, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Donald Trump đã chứng kiến lễ ký một số thỏa thuận hợp tác kinh tế quan trọng, tổng trị giá hơn 21 tỉ đôla, trong đó có thỏa thuận VietJet mua 100 máy bay Boeing 737 dòng Max, Hãng Bamboo Airways đã mua 10 máy bay Boeing 787 Dreamliners và Vietnam Airlines thỏa thuận mở rộng hợp tác với Tập đoàn Sabre để triển khai các giải pháp công nghệ quản trị du lịch mới, theo tin từ Đại sứ Quán Mỹ". (VOA 27/2/2019).


- Ngày 03/10/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định về chủ quyền ở Bãi Tư Chính:


"Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này".


Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


Bà Thu Hằng nói khi đó: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự." (theo BBC 7/10/2019).


Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói: "Còn về mặt bên ngoài thực địa, như chúng ta biết, căng thẳng căng nhất và mạnh mẽ là mấy lần nói thẳng tên Trung Quốc ra và yêu cầu Trung Quốc phải rút. Nhưng Trung Quốc không rút. Rồi nhân chuyện có họp Hội đồng Liên Hợp quốc, thì Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề ở Biển Đông, Bãi Tư Chính, nhưng không nói tên là Trung Quốc. (BBC 11/10/2019)


- Ngày 07/10/2019 - TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị Ban Chấp hành TW phân tích tình hình biển Đông, nhấn mạnh đến sự kiện bãi Tư Chính.


- Ngày 07/10/2019 - Tọa đàm Khoa Học vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế do Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN chủ trì, nội dung buối tọa đàm nói về vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là "cực kỳ nguy hiểm" không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam.


"Trong khi đó một điều mà tôi rất quan tâm, chính là chia sẻ trong Hội thảo về Biển Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an, có nói sau phán quyết PCA (Tòa trọng tài thường trực quốc tế) về Philippines công nhận là Philippines thắng, thì Trung Quốc đã cử người sang phía Việt Nam để đưa ra 5 không, trong đó có yêu cầu, Việt Nam không được đưa ra phán quyết về PCA và điều thứ năm là 'các đồng chí' không được kiện Trung Quốc. (theo Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh / BBC 11/10/2019)


- Ngày 07/10/2019 - Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin đế nghị hỏa thiêu xác ông Hồ; một đề nghị "động não", "nhức tim" đối với 3 triệu đảng viên, 6 triệu đoàn viên đảng CSVN.


- Từ ngày 7-13/10/2019 - tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương 11 khóa XII của ĐCSVN nhóm họp, TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

image010

Hội nghị Trung ương 11 khóa XII của ĐCSVN nhóm họp từ ngày 7-13/10/2019 tại Hà Nội. Nguồn BBC


Xem tiếp (Kỳ 2 phần B)


Lý Kiến Trúc
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43159)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19641)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20497)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20835)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18588)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19547)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26172)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19477)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18168)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19067)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18600)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19631)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20045)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18936)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17220)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18417)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.