Khí hậu: Biển sẽ nhận chìm đồng bằng Cửu Long từ 1mét-1.5mét?

03 Tháng Mười Một 20197:36 SA(Xem: 9345)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 04 NOV 2019


Khí hậu: Biển sẽ nhận chìm đồng bằng Cửu Long từ 1mét-1.5mét?


image003image006


https://www.youtube.com/watch?v=y9C4rCtaioY


image003image008


Biến đổi khí hậu: Việt Nam thuộc vùng nước biển dâng mạnh


30/10/2019

image011

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Mưa lớn khi thủy triều dâng cao làm ngập sân bay Don Mueang ở Bangkok năm 2011


Hàng triệu người sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven biển do mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này.


Đó là kết luận của một nghiên cứu do Climate Central, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tin tức có trụ sở tại Mỹ, thực hiện.


Nghiên cứu chỉ ra rằng 190 triệu người sẽ sống trong những khu vực được dự đoán là dưới mức thủy triều vào năm 2100.


Hiện nay, theo tính toán có khoảng 110 triệu người đang sinh sống ở những khu vực này, được bảo vệ bởi các bức tường, đê và các tuyến phòng hộ ven biển khác.


Những rủi ro trong tương lai mới chỉ cho rằng nóng lên toàn cầu ở mức độ nhẹ; do đó, chưa thấy hết mức độ xâm lấn của đại dương.


Nghiên cứu của Climate Central, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã tìm cách khắc phục những sai lệch trong các bộ dữ liệu về sự dâng lên được sử dụng trước đây để tính toán đường bờ biển nội địa sẽ bị ngập sâu đến mức nào.


image013

Image caption Dự báo cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao


Các bộ dữ liệu nổi tiếng nhất được cung cấp bởi một tàu vũ trụ không gian.


Endeavour, tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo, sử dụng một thiết bị radar vào năm 2000 để lập bản đồ độ cao toàn cầu. Mô hình hành tinh 3D này đã trở thành một trong những bộ dữ liệu quan sát trái đất được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.


Nhưng Climate Central của Scott Kulp và Benjamin Strauss nói rằng họ đã phải chấp nhận những sai lệch mà có những nơi làm cho đất liền trông cao hơn thực tế.


Vấn đề này xảy ra đặc biệt ở những nơi có thảm thực vật dày, như là rừng rậm; radar thường chỉ nhìn thấy tán cây chứ không thấy mặt đất.


Kulp và Strauss sử dụng thông tin có độ phân giải cao hơn, hiện đại hơn từ các thiết bị radar trên không sử dụng tia laser rồi để máy tính chỉnh sửa mô hình số độ cao (DEM) của tàu vũ trụ.


Khi mô hình số độ cao đường bờ biển (CoastalDEM) được sử dụng song song với số liệu thống kê dân số và dự báo mới nhất về mực nước biển dâng cao, rõ ràng rằng nhiều người đang đối mặt với một tương lai bấp bênh.


Dữ liệu độ cao cải tiến cho thấy ngay cả khi giảm mức phát thải khí nhà kính, sáu quốc gia châu Á (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan), nơi có tới 237 triệu người đang sinh sống ven biển, có thể phải đối mặt với các mối đe dọa lũ lụt bờ biển hàng năm vào năm 2050. Nhiều hơn khoảng 183 triệu người so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao hiện hành.


Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhận chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn. Điều này có thể có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, báo cáo cho hay.


image014

Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong. Quốc Phương BBC đang phỏng vấn chuyên gia khí hậu toàn cầu.


Dưới đây là ước tính mới so với ước tính cũ:


  1. Trung Quốc: 93 triệu so với 29 triệu
  2. Bangladesh: 42 triệu so với 5 triệu
  3. Ấn Độ: 36 triệu so với 5 triệu
  4. Việt Nam: 31 triệu so với 9 triệu
  5. Indonesia: 23 triệu so với 5 triệu
  6. Thái Lan: 12 triệu so với 1 triệu

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ tương tác minh họa sự khác nhau giữa các ước tính chỉ dựa trên dữ liệu của tàu vũ trụ và dữ liệu độ cao mới được làm lại.


Từ bản đồ này có thể thấy tình hình thay đổi như thế nào phụ thuộc vào việc thế giới quản lý tốt như thế nào để hạn chế khí hậu ấm lên, điều này đang đẩy mực nước biển lên cao do các đại dương nóng lên và băng tan ở Nam Cực và Greenland.


Trong một tương lai bi quan về việc gia tăng lượng khí thải, CoastalDEM cho thấy có tới 630 triệu người đang sinh sống ở những nơi trên đất liền mà được dự báo sẽ có lũ lụt hàng năm vào năm 2100.


Đến năm 2050, con số này là 340 triệu, tăng 250 triệu người so với ước tính, đã đang sống trong tình trạng khó khăn này.


Nhìn chung, các ước tính do CoastalDEM trích dẫn về dân số toàn cầu có nguy cơ hứng chịu lũ lụt ven biển cao gấp ba lần số liệu đưa ra từ việc sử dụng thông tin của tàu vũ trụ.


Xem YouTube:Người dân Miền Tây mất nhà vì nước sông dâng


"Chúng tôi ước tính một tỷ người hiện đang sống ở những nơi thấp hơn 10m so với các dòng thủy triều cao hiện nay, trong đó có 250 triệu người ở những nơi thấp dưới 1m," nhóm nghiên cứu nói với Nature Communications.


image016

Image caption Nghiên cứu cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao


Mực nước biển toàn cầu đã tăng cao hơn 3mm mỗi nămtrong những thập niên gần đây, và xu hướng này dâng cao này có thể thấy được.


Tháng trước, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) tuyên bố trong một báo cáo đặc biệt về đại dương rằng mực nước biển trung bình có thể tăng lên tới 1,1m vào năm 2100, trong một kịch bản nóng lên toàn cầu tồi tệ nhất.


Tuy nhiên, Kulp và Strauss nhấn mạnh một số hạn chế trong phân tích của họ.


Ví dụ, nó chỉ giả định một dân số tĩnh, tức là sự gia tăng dân số và di cư trong tương lai không được xem xét đến. Cả việc cải thiện phòng hộ bờ biển cũng không được xét đến.


Trên cơ sở khu vực, phân tích của Climate Central sẽ ít ngạc nhiên hơn ở những nơi mà khảo sát radar về đường bờ biển đã được sử dụng để đánh giá nguy cơ lũ lụt trong tương lai. Nhưng giá trị của nó rất quan trọng với những nơi không có được thông tin tốt.


Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn mà có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.


Và ở một số nơi, nguy hiểm trong tương lai chỉ phần nào liên quan đến mực nước biển dâng cao. Một số đô thị lớn ven biển trên thế giới phải đối mặt thêm với thách thức về sụt lún.


Có những nơi, mặt đất lún xuống còn nhanh hơn 10 lần so với mực nước lên cao.


Điều này đúng với những thành phố như Jakarta, Hồ Chí Minh và Bangkok, những nơi khai thác quá nhiều nước ngầm từ dưới lòng đất./


image017

Lũ lụt và triều cường thường xuyên dâng ngập đường phố Sàigon trong những trận mưa.


image019

Biển dâng cao lấn sâu vào đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Nhiều tỉnh ven biển nước ngọt nhiễm mặn vào nước ngầm ăn uống sinh hoạt hàng ngày.


image021

Mỗi năm trung bình đất ven sông bị xói mòn và gây sạt lở từ 30 - 100 mét.

20 triệu người ở ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước biển dâng vào năm 2050


Khánh An


30/10/2019 


Một nghiên cứu quốc tế cảnh báo phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập do triều cường vào năm 2050.


image001


Dự báo mới (phải) và dự báo trước đó về những khu vực sẽ bị ngập do triều cường ở ĐBSCL vào năm 2050. Ảnh chụp màn hình The New York Times

 

Tờ The New York Times ngày 30.10 dẫn nghiên cứu của tổ chức khoa học Climate Central (Mỹ) cảnh báo phần lớn ĐBSCL có thể bị ngập do tác động của triều cường vào năm 2050, so với các dự báo trước đó về việc chỉ ngập một phần.


Khu vực sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số, sẽ bị ngập bởi triều cường do ảnh hưởng của nước biển dâng, trong khi phần lớn diện tích TP.HCM cũng sẽ bị ngập do triều cường.


Tại Thái Lan, hơn 10% dân số hiện sống tại những vùng đất sẽ bị ngập vào năm 2050, nhất là khu vực thủ đô Bangkok.


Trên toàn thế giới, khoảng 300 triệu người đang sống tại những khu vực đối mặt nguy cơ ngập lụt vì nước biển dâng cao vào năm 2050.
Con số trên cao gấp 3 lần so với ước tính trước đó là 80 triệu người, đa số là những người sống ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam.


Những vùng đất vừa được bổ sung vào danh sách cảnh báo sẽ bị ngập ít nhất 1 lần trong năm vào năm 2050, trừ phi thế giới có biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường công tác gia cố bờ biển, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.


Nghiên cứu cho thấy 110 triệu người trên thế giới đang sống tại những khu vực thấp hơn mức triều cường nhờ các biện pháp bảo vệ như bờ kè, đê chắn. Các chuyên gia kêu gọi những vùng đô thị cần đầu tư sớm và quy mô lớn vào các biện pháp này.

09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18096)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18113)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20135)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19214)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 17242)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 17114)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19161)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16563)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18182)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17213)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21127)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17693)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16928)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24673)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19955)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18132)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16430)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16860)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18700)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24419)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.