Nam Bộ sẽ "chìm lỉm" dưới biển năm 2050? (*)

27 Tháng Mười Một 20196:38 SA(Xem: 9414)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 27 NOV 2019


Nam Bộ sẽ "chìm lỉm" dưới biển năm 2050? (*)


image001


Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN


Mỹ Hằng BBC 26/11/2019

image002

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption 'Việt Nam phải tính di dân từ bây giờ'? (Ảnh minh họa)


Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Mỹ được báo chí quốc tế đăng tải nêu khả năng nhiều thành phố của Việt Nam có nguy cơ chìm dưới nước biển năm 2050.


Bài báo trên New York Times” mới đây cho hay nghiên cứu của một nhóm nhà khoc học thuộc Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng 10% dân số Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng nặng do nước biển dâng. Đặc biệt, miền nam Việt Nam có nguy cơ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.


Ngay sau đó đã có một số tiếng nói từ Việt Nam bình luận về số liệu mà Climate Central sử dụng trong dự báo.


Chẳng hạn, ý kiến của ông Đàm Quang Minh, hiệu trưởng trường Phú Xuân, Huế trên Vietnamnet cho rằng mô hình mà Climate Central sử dụng nếu dùng để tính cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thì cũng có kết quả tương tự. Nghĩa là cả Bắc Trung Nam của Việt Nam đều có nguy cơ bị biển nuốt chửng, chứ không chỉ riêng Nam Bộ như New York Times đưa tin.


'Phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui'


Từ phía tác giả của báo cáo, các nhà khoa học từ Climate Central cho hay nghiên cứu của họ mang tính toàn cầu và muốn nêu cảnh báo mang tầm vĩ mô nhằm khích lệ các quốc gia có giải pháp phòng ngừa.


"Có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng, gồm phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui," Tiến sĩ Benjamin Strauss nói với BBC News Tiếng Việt từ Hoa Kỳ, về cách chính phủ Việt Nam có thể đối phó với thảm họa.


Tiến sĩ Benjamin Strauss hiện là Giám đốc điều hành và Trướng nhóm nghiên cứu của Climate Central - nơi vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy nhiều vùng của Việt Nam có nguy cơ chìm trong nước trong khoảng 30 năm nữa.


image004

Bản quyền hình ảnh Benjamin Strauss


Có ba chiến lược cơ bản mà chính phủ VN cần xem xét ngay từ bây giờ là xây dựng các hàng rào bảo vệ, xây dựng các công trình thích nghi với nước biển dâng, và di dời dân tới các vùng cao hơn...TS Benjamin Strauss, Hoa Kỳ


Ông nhấn mạnh rằng nghiên cứu mới công bố là "nỗ lực mới nhất" của các nhà khoa học "để cải thiện các dữ liệu hiện có", "nhưng chưa phải kết luận cuối cùng và vẫn có các sai sót".


Trên cơ sở đó, chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, có thể tự thu thập các dữ liệu chất lượng cao ở những khu vực ven biển hoặc chí ít là ở các vùng mà các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra là bị đe dọa nhất, theo ông Benjamin Strauss.


"Sau đó, có thể sử dụng các dữ liệu đó để khẳng định kết quả phân tích cuả chúng tôi, hoặc để chỉ ra rằng tình hình thực ra tốt hơn, hay tệ hơn thế," ông Benjamin Strauss nói.


"Giả sử rằng các dữ liệu đo đạc kỹ hơn cho thấy có mối đe dọa ngắn hạn và nghiêm trọng ở một số khu vực, thì có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng: phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui. Phân tích toàn cầu của chúng tôi cho thấy hơn 100 triệu người trên thế giới hiện đang sống dưới mực thủy triều."


"Điều đó có nghĩa là họ phải được bảo vệ bởi các tuyến phòng thủ ven biển như đê. Vì vậy, chính phủ Việt Nam rõ ràng cần kiểm tra tính khả thi của tuyến phòng thủ tự nhiên, hoặc thiết kế các tuyến như vậy trong các vùng dễ bị tổn thương và bắt đầu phát triển chúng," ông Benjamin Strauss cho hay.


"Một cách tiếp cận khác là xây dựng nhà cửa và các công trình theo cách có thể thích ứng với ngập lụt mà không bị hư hại nhiều. Và một cách tiếp cận thứ ba là di dời người dân tại các vùng dễ bị tổn thương lên vùng đất cao hơn," nhà khoa học nói với BBC.


image001

Bản quyền hình ảnh Climate Central Image caption Các nhà khoa học Mỹ dự đoán nhiều vùng ở phía Nam của Việt Nam có thể chìm dưới mực nước biển vào năm 2050


Cần chuẩn bị cho phương án di dân


Tiến sỹ Benjamin Strauss nhấn mạnh:


"Nước biển đang dâng cao mỗi hàng trăm năm. Và cuối cùng thì các thành phố ven biển trên khắp thế giới gần như chắc chắn sẽ bị buộc phải di chuyển vào đất liền và lên các vùng cao hơn, bởi vì có một giới hạn cho việc 'lòng bát' sâu mức độ nào thì người ta còn muốn sống ở đó."


"Điều này đặc biệt đúng ở những nơi có thể trải qua lốc xoáy hoặc những trận mưa lớn. Vỡ hệ thống đê hoặc thiếu hệ thống thoát nước có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng."


"Trong khi tôi không thể nói chi tiết về địa lý của Việt Nam, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng một phần tương đối lớn của Việt Nam nằm dưới mực nước biển, do đó nhiều khả năng dễ bị tổn thương khi nước biển dâng, khi ngập lụt như hiện nay và trong vài thập kỷ tới. Một phần ba dân số Việt Nam đang sống ở những nơi mà, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có khả năng chìm dưới mực nước lũ hàng năm vào giữa thế kỷ này."


"Có một số lượng dân cư lớn như vậy đang đối mặt với nguy cơ nước biển dâng là một thách thức đối với việc di dân. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng nghiên cứu của chúng tôi chưa tính đến hệ thống phòng thủ bờ biển hiện có và trong tương lai. Và trong khi các dữ liệu độ cao của chúng tôi cải thiện đáng kể so với các số liệu cũ vốn dựa trên các hình ảnh vệ tinh, thì đó vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng," ông Strauss nói.


Quan điểm của TS Benjamin Strauss trùng với quan điểm của bà Loretta Hieber Girardet, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Văn phòng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (UNISDR).


image006

Bản quyền hình ảnh Twitter


Chi phí để đối phó với nước biển dâng tốn kém, nhưng kinh tế sẽ bị thiệt hại hơn nhiều nếu chính phủ không làm gì...Bà Loretta Hieber Girardet, LHQ


Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Loretta Hieber Girardet nhắc rằng "nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ ở Climate Central là một khảo sát có quy mô toàn cầu, có nghĩa là nó dựa trên nhiều giả định và dữ liệu thứ cấp", nhưng nó cũng chỉ rằng "chính phủ cần nghiêm túc thực hiện các cảnh báo do LHQ và các tổ chức khác đưa ra về những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.


Trong số các giải pháp đề xuất, bà cho rằng 'di dân' là một lựa chọn để tránh rơi vào thảm họa, trong phạm vi điều này là khả thi và không xâm phạm bất kỳ quyền con người nào.


"Liên quan tới việc người dân nên được tái định cư ở đâu thì chính phủ cần tham khảo ý kiến với các cộng đồng bị ảnh hưởng. Rủi ro về khí hậu và thảm họa tự nhiên chắc chắn là một yếu tố cần tính đến nếu có bất kỳ kế hoạch xây dựng các thành phố mới hoặc cơ sở hạ tầng, hoặc khu tái định cư, ở các vùng thấp dưới mực nước biển," bà Loretta cho hay.


Trong khi đó, bà Dina Ionesco thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế, được New York Times trích lời, nói rằng các thành phố nguy cơ bị nước biển 'nuốt' mà nghiên cứu của Climate Central chỉ ra, "cần chuẩn bị từ bây giờ kế hoạch di dân" tới các vùng cao hơn, bởi vì các giải pháp ngăn chặn như xây đê chỉ có tác dụng giới hạn.


"Chúng tôi đang cố gắng gióng lên hồi chuông báo động," bà Dina Ionesco nói. "Chúng tôi biết là điều đó đang xảy ra."


Cần xây dựng chiến lược quốc gia


image008

Bản quyền hình ảnh Thiemo Vogel Image caption Nhiều thành phố của VN sẽ chìm trong nước biển vào 2050?


Bà Loretta Hieber Girardet đưa ra các đề xuất mang tính ngắn hạn và dài hạn khác.


Về mặt ngắn hạn, bà cho rằng chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia giảm thiểu rủi ro thiên tai. có tính đến các rủi rui sắp xảy ra, dân số và cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương. Qua đó, xây dựng các công trình, nhà cửa, đê điều để ngăn thủy triều và bảo vệ hạ tầng ven biển.


Về mặt dài hạn, bà đề xuất cần cung cấp các kịch bản rủi ro thiên tai cho bên thiết kế đô thị để quy hoạch cơ sở hạ tầng phù hợp, bao gồm cả các khu dân cư mới và khu công nghiệp, tránh xây ở những khu vực nguy cơ bị biển nhận chìm.


"Chính phủ cần thông qua chiến lược quốc gia để xác định các hành động cần thiết để tránh thảm họa tiềm tàng, ưu tiên theo mức độ từ khẩn cấp đến dài hạn, từ xây dựng đê biển tới sử dụng các hàng rào bảo vệ tự nhiên như rừng ngập mặn.."


Kỷ niệm 'ngập nước' ở Sài Gòn


image009

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM


Dù nhấn mạnh rằng kết quả của nhóm nghiên cứu 'còn sai sót' và 'chưa phải kết luận cuối cùng', Tiến sỹ Benjamin Strauss nói với BBC News Tiếng Việt rằng cùng với trải nghiệm cá nhân, ông cho rằng 'tình hình có thể tồi tệ hơn'.


"Tôi có một kỷ niệm cá nhân khó quên với Việt Nam nhiều năm trước, khi tôi mới bắt đầu nghiên cứu về mực nước biển."


"Khi đó, tôi cùng vợ sắp cưới ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Một hôm chúng tôi ra ngoài ăn trưa, và trời bắt đầu đổ mưa. Chúng tôi kéo dài bữa trưa và chờ đợi, nhưng mưa không ngớt."


"Một lúc sau, chúng tôi nhận thấy nước bắt đầu dâng cao trên đường phố. Nước dâng cao dần khi mưa tiếp tục. Cuối cùng, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi nên trở về khách sạn và đã lội bộ qua vùng nước sâu đến đầu gối suốt quãng đường tới đó."


"Theo quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam năm 2012, ĐBSCL đã hình thành hệ thống đê và bờ bao với tổng chiều dài khoảng 13.000 km, 200 km đê bao giữ nước chống cháy cho các vườn quốc gia, rừng tràm sản xuất tập trung và các đê bao bảo vệ các thị trấn và thị tứ, 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển."


(Tia Sáng 16/11/2019)


"Hôm nay nhớ lại kỷ niệm này, tôi tin rằng nước dâng quá nhanh vì thành phố Hồ Chí Minh rất gần mực nước biển, và rồi, nước mưa không thể thoát ra biển một cách hiệu quả vì hầu như không có độ dốc. Nói cách khác, bây giờ nước biển dâng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng rồi. Tôi sợ nó sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi."


Nghiên cứu của Climate Central


Nghiên cứu của Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, được công bố trên tạp chí Nature Communications, sử dụng một phương pháp chính xác hơn để tính toán độ cao của đất - phương pháp được coi là chuẩn mực để đánh giá mức độ xâm thực của nước biển - và nhận thấy các con số trước đây đã quá lạc quan. Nghiên cứu chỉ ra rằng 190 triệu người sẽ sống trong những khu vực được dự đoán là dưới mức thủy triều vào năm 2100.


Hiện nay, theo tính toán có khoảng 110 triệu người đang sinh sống ở những khu vực này, được bảo vệ bởi các bức tường, đê và các tuyến phòng hộ ven biển khác.


Không riêng miền nam Việt Nam, nhiều nơi khác trên thế giới như Thượng Hải của Trung Quốc, Mumbai của Ấn Độ, một số thành phố của Ai Cập, Thái Lan v.v...cũng sẽ bị biển nuốt chửng.


Nghiên cứu mới này cho hay khoảng 150 triệu người hiện đang sống tại những vùng sẽ chìm dưới mực nước biển vào giữa thế kỷ này.


Những rủi ro trong tương lai mới chỉ cho rằng nóng lên toàn cầu ở mức độ nhẹ; do đó, chưa thấy hết mức độ xâm lấn của đại dương.


Nghiên cứu của Climate Central, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã tìm cách khắc phục những sai lệch trong các bộ dữ liệu về sự dâng lên được sử dụng trước đây để tính toán đường bờ biển nội địa sẽ bị ngập sâu đến mức nào.


image010

Image caption Dự báo cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao


Ở một số nơi, việc di dân sẽ dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các xung đột trong khu vực, theo các nhà khoa học được New York Times trích dẫn.


Đất mất đi do nước biển dân cao sẽ đe dọa gây bất ổn chính trị xã hội trong khu vực, điều này có thể châm ngòi xung đột vũ trang và làm tăng khả năng khủng bố, theo ý kiến từ ban cố vấn của Trung tâm Khí hậu và An ninh, một nhóm nghiên cứu và vận động tại Washington.


Vì vậy, việc này vượt ra ngoài vấn đề môi trường, ông nói. Đó là vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là quân sự./


(*) tựa của Văn Hóa


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image011


Khí hậu: Biển sẽ nhận chìm đồng bằng Cửu Long từ 1mét-1.5mét?
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13527)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13250)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12521)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12974)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13009)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13038)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17137)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13028)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12739)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14706)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14693)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15935)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15303)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15051)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14361)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".