Nhiều nơi ở miền Tây đang hạn, mặn khốc liệt

18 Tháng Hai 20206:58 SA(Xem: 8579)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 18 FEB 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhiều nơi ở miền Tây đang hạn, mặn khốc liệt


16/02/2020


TTO - Hạn nặng nề đang bủa vây miền Tây khắp mọi ngã, mặn xâm nhập sâu vào bờ chưa từng có. Nhiều địa phương ở miền Tây đang hứng chịu cảnh hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt, đặc biệt ở các tỉnh ven biển.

image001

Khắp nơi ở huyện Long Phú, Sóc Trăng đâu đâu cũng gặp cảnh các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn phát triển thì bỏ không bởi không còn nước


Mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020 có nguy cơ khốc liệt hơn năm cực đoan 2015-2016 vì toàn bộ thượng nguồn sông Mekong năm nay thiếu 65% tổng lượng mưa, trong đó đoạn từ Trung Quốc tới Nam Lào giảm 50% lượng mưa so với năm trước.


Theo quan trắc, hiện trên sông Tiền độ mặn 2,9‰ đã tiến sâu vào cù lao Ngũ Hiệp (Tiền Giang), cách biển 81km. Riêng sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6‰ đã vào đến TP Tân An (Long An), cách cửa biển 75km.


Còn tại khu vực sông Hậu, nước mặn cũng đã xâm nhập tới Cần Thơ - điều chưa từng xảy ra. Với độ mặn cao, lấn sâu vào các nhánh sông chính như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất còn diễn ra trong thời gian tới, đặc biệt tỉnh giáp biển.


Mới giữa tháng 2, theo nhận định của các chuyên gia, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu bước vào mùa khô khốc liệt nhưng nhiều địa phương đã chịu ảnh hưởng nặng nề và những thiệt hại ban đầu bởi hạn mặn.


Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tính đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa ở các mức độ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 khoảng 29.700ha (vụ mùa 16.000ha, đông xuân 13.700ha).


Những giọt nước ngọt bây giờ quý biết bao...

image002

Ông Lê Văn Hùng (xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) bên thửa ruộng 1,2ha bị mất trắng vì bị nhiễm mặn

image003

Người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang lấy nước ngọt miễn phí tại các vòi nước công cộng về xài

image004

Kiểm tra thử độ mặn tại nhà máy nước ở Bến Tre. Hầu hết nước máy ở đây chỉ có thể dùng để tắm giặt

image005

Cánh đồng ở ấp Hòa Hưng, xã Long Đức, huyện Long Phú, Sóc Trăng bị chết do thiếu nước

image006

“Trong cái khó ló cái khôn”, ông Lâm Văn On (xã Châu Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng) có giải pháp bỏ lúa, trồng dưa leo. Để có nước tưới, ông dùng bạt lót ở mặt ruộng rồi bơm nước ngầm vào tưới cho dưa

image007

Công ty Cấp nước tỉnh Sóc Trăng khoan hàng chục điểm khai thác nước ngầm để “chữa cháy”

image008

Cống Bà Xẩm (huyện Long Phú, Sóc Trăng) đóng chặt, không cho mặn xâm nhập, do đó người dân phải trung chuyển hàng bằng cách vác từng bao qua vách ngăn của cống


image009


TP.HCM và nhiều tỉnh Nam Bộ nắng nóng trên 35 độ C, hạn mặn vượt năm 2016


TTO - Trong những ngày tới, không khí lạnh suy yếu khiến nhiệt độ các tỉnh Nam Bộ tăng cao, hạn mặn tại các hệ thống sông, rạch có thời điểm vượt qua mức xâm nhập mặn của thiên tai năm 2016. CHÍ QUỐC - MẬU TRƯỜNG
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19575)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20435)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20773)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18524)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19484)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26109)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19411)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18102)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19001)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18539)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19569)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 19985)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18784)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18873)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17159)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18355)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.