Hồi ức Khương Hữu Điểu: Khai Khẩn Dầu Hỏa Ngoài Khơi

04 Tháng Năm 201512:26 SA(Xem: 8795)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 04 MAY 2015
CHƯƠNG 13

Khai Khẩn Dầu Hỏa Ngoài Khơi

Việt Nam có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Dầu và Khí Đốt Ngoài Khơi
blank
blank
Trang bìa Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp, tháng Mười, 1974

     Trong thời chiến, việc khám phá được dầu hỏa là một biến cố lớn

1968: KHỞI ĐIỂM CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN DẦU HỎA VÀ KHÍ ĐỐT NGOÀI KHƠI VIỆT NAM
blank
Ông Trần Văn Khởi, viên kỹ sư giữ chức vụ Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc Dầu Hỏa Và Khoáng Sản, đã cho phát hành cuốn “Dầu Hỏa VIỆT NAM 1970-1975,” để ghi lại cuộc khai khẩn dầu hỏa và khí đốt của Việt Nam trong khoảng thời gian đã nêu.

Trong năm 1966, cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia”) được thành lập bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Phi Luật Tân với sự đỡ đầu của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) và Liên Hiệp Quốc. CCOP trở thành một tổ chức liên quốc gia độc lập vào năm 1987 dựa trên căn bản đồng thuận giữa các quốc gia hội viên và những nguyện vọng của Liên Hiệp Quốc. Tuy tên gọi của cơ quan nầy có thay đổi vào năm 1994, nhưng tên tắt CCOP vẫn được giữ nguyên như cũ. CCOP đặt trọng tâm vào việc phối hợp và cộng tác trong các hoạt động khoa học liên quan tới miền duyên hải và ngoài khơi như địa vật lý/geophysical, khảo sát/surveys, sưu tập bản đồ cấp vùng/map compilations, phát triển cơ sở dữ liệu/database, phát triển nguồn nhân lực/development of human resources và chuyển nhượng kỹ thuật hiện đại/ transfer of state of the art technology.

Công cuộc khai khẩn dầu khí tại Việt Nam khởi sự vào năm 1968. Khi còn ở Bộ Kinh Tế, tôi có liên lạc với CCOP bên Bangkok để tiếp đón một phái đoàn chuyên viên quan trọng của họ tới làm việc tại xứ mình. CCOP gởi một nhóm gồm ba chuyên gia xuất sắc của London Imperial College tới Sài gòn để cộng tác với Dự Án Thăm Dò Ngoài Khơi của Việt Nam. Nước mình cũng là hội viên của CCOP trong khi các quốc gia như Anh, Đức và Hòa Lan yểm trợ về tài chánh và kỹ thuật. Tờ phúc trình đầu tiên của họ về tiềm năng dầu khí ở Việt Nam không mấy gì là phấn khởi lắm.
blank
Bản đồ các giếng dầu ngoài khơi Việt Nam năm 2001

Vào năm 1968, chúng tôi chọn khách sạn nổi tiếng Majestic trên đường Tự Do để đặt văn phòng làm việc cho nhóm chuyên gia quốc tế nầy. Họ cần 10,000 kg chất nổ và hai chiếc tàu đi biển để khảo sát địa chấn của thềm lục địa nước mình trong vòng hai tháng. Tôi đích thân gặp vị Chỉ huy trưởng Hải quân Việt Nam là Đô đốc Trần Văn Chơn để trình bày tầm quan trọng của dự án và những yêu cầu về kỹ thuật của nhóm chuyên viên quốc tế nầy. Hiển nhiên là vào thời điểm đó của cuộc chiến, việc khám phá ra dầu khí cho nước nhà thật quan trọng, đúng ra là tối cần, cho sự sống còn của nền kinh tế quốc gia. Vì lẽ đó tôi nhận được sự cộng tác tối đa từ phía quân đội.

Tôi nhận trách nhiệm phối hợp với nhóm quân nhân của kho đạn Thành Thủy Hạ nằm ở ngoại ô Sài gòn để chuyên chở chất nổ tới tàu hải quân. Việc di chuyển của đoàn quân xa chở đầy chất nổ từ kho đạn đi qua trung tâm thành phố để tới hai chiếc tàu thật đầy bất trắc và phức tạp vì nguy cơ có thể bị cộng sản phá hoại. Đoàn xe có quân cảnh hộ tống đi tới bến tàu an toàn. Để đánh dấu ngày lịch sử nầy của nền kinh tế nước nhà, đô đốc Chơn mời tôi cùng ông tham dự lễ tiễn đưa hai chiếc tàu có đủ hàng quân danh dự và dàn quân nhạc tại bến tàu Sài gòn. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn và hãnh diện được đóng góp phần nào vào công cuộc thăm dò dầu khí đầu tiên của Việt Nam. Để tỏ thiện chí của mình, tôi gửi hai thùng Johnny Walker Black Label lên hai chiếc tàu để đoàn chuyên viên uống mừng trong hải trình kéo dài khoảng hai tháng của họ.

Các chuyên viên dầu khí cho tôi biết là thay vì chỉ dùng mỗi lần 100 kg chất nổ như trên các tàu dân sự, lần nầy, nhờ tàu chiến có vỏ thép dầy hơn họ sẽ dùng 200 kg mỗi lần. Nhờ vậy, việc ghi lại làn sóng phản xạ/reflection và khúc xạ/refraction xuyên qua các lớp trầm tích và đá sẽ được chính sác hơn cho việc khảo cứu thềm lục địa. Tin mừng là, kết quả thâu nhận được cho biết lớp trầm tích ở hai phía Sài gòn và Mã Lai của Sabu Basin tương tự giống nhau. Các loại đá và thảo mộc dưới đáy biển cũng y hệt nhau. Đây là điều đáng khích lệ vì dầu khí bên phía Mã lai đã được khai thác trước đó nhiếu năm rồi.  

Trong một tiệc khoản đãi buổi tối tại Majestic Hotel, tôi ngồi cạnh ông giám đốc tổ chức Massachusetts Wood Hole Oceanographic Institute. Ông nầy là hội viên của nhóm ECAFE (The United Nations Economic Commission for Asia and the Far East) và có rất nhiều kinh nghiệm về việc khai khẩn dầu khí ở giai đoạn đầu. Tôi hỏi ông về tiềm năng dầu khí của vùng Saigon Sabu Basin - về phía của Việt Nam. Lúc đầu ông còn do dự không cho tôi một con số phỏng đoán nào. Sau khi tôi nài nỉ và hứa sẽ không tiết lộ lời chia sẻ của ông thì ông nói nhỏ: “10 tỉ thùng” dựa vào những gì ông thấy ở vùng địa chất tương tự nơi phía Borneo Sabu. Ông nhắc đi nhắc lại là tôi không đuợc tiết lộ bất cứ con số nào cho báo chí đang đói tin cả. Lòng tôi thật hoan hỉ khi nghe tin nầy và tôi tự nhủ: “Trời ơi! Đây quả là một tin bất ngờ, thiết yếu cho sự sống còn của nền kinh tế thời chiến nước nhà! Có thể với một nguồn tài nguyên đáng giá như vậy, người Mỹ sẽ không để nó rơi vào tay cộng sản và Quốc Hội xứ họ sẽ ngưng không cắt giảm viện trợ một cách nghiêm trọng ngõ hầu giúp chúng ta thoát nạn trong vài năm tới.” Tiếc thay, đó chỉ là một mơ ước hão huyền!

Điều then chốt là cần vài năm đặng đặt xong một số dàn khoan cần thiết để có thể chuyển từ giai đoạn thăm dò qua giai đoạn khai thác. Đáng buồn thay! Như chúng ta đã rõ, Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định cắt ngân khoản viện trợ cho chiến tranh Việt Nam bất chấp sự chống đối của Tòa Bạch Ốc.
blank
Chiều sâu đo bằng mét của thềm lục địa Việt Nam

Viếng thăm dàn khoan của Vietnam Shell Oil năm 1974
blank
Từ trái qua phải:
Ông Hố Tấn Phát, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam
Ông  Trần Văn Khởi, Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc  Dầu Khí và Khoáng Sản
Ông Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam
Ông Đại sứ Nguyễn văn Kiểu, Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc
Ông Khương Hữu Điểu, Tổng giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam
Chuyên viên dầu khí của Shell
Chiếc trực thăng Sikorsky ở phía sau
blank
Máy khoan dầu đầu tiên của Việt Nam đặt trên dàn khoan Ocean-Prospector Platform
Thời điểm: 14:10, ngày 17 tháng 8 năm1974  
blank
Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp tháng 10 năm 1974
Petroleum Prospects and Economic Development in Vietnam
Tác giả
KHƯƠNG HỮU ĐIỂU

Nguyệt san Quản trị xí-nghiệp tháng 10 năm 1974
Dầu Hỏa Tại Việt Nam
blank
Dầu hỏa được khám phá ngoài khơi Việt Nam trong năm 1974. Lúc đó, tôi rất hãnh diện đem trưng bày một lọ dầu thô trong phòng làm việc của tôi như một biểu tượng của niềm hy vọng cho nền kinh tế nước nhà. Trong thời chiến, tôi làm chủ tịch của nhà máy lọc dầu liên doanh Vietnam-Shell-Esso. Chúng tôi  quyết định không xây nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngãi vì nhiều lý do kinh tế dễ hiểu. Ngoài ra, chúng tôi không thể xây một nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỉ Mỹ Kim để thấy nó bị thiêu rụi bởi một trái rốc két chỉ đáng giá 1.000 Mỹ Kim.

Thật đáng tiếc là giấc mộng và niềm hy vọng của tôi thấy được một miền Nam Việt Nam thịnh vượng rốt cuộc cũng không thành hình. Vào tháng tư năm 1975, nó đã biến thành một cơn ác mộng với cuộc cách mạng “Bolshevik” ở bên nhà.

Lần đầu tiên trong một cuộc họp năm 2010 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Kissinger xác nhận việc chiến bại ở Việt Nam không vì quân đội miền Nam không chịu chiến đấu mà bởi người Mỹ đã thay đổi đường lối đối đầu với cộng sản. Vào thời điểm đó, chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ coi việc mở cửa vào Trung Cộng quan trọng hơn là đối phó với cộng sản Bắc Việt. Điều rõ ràng là Mỹ càng cô lập Tàu Cộng thì Mao Trạch Đông càng mạnh hơn. Một lần nữa, nước Việt Nam nhược tiểu lại trở thành con cờ thí trên bàn cờ chánh trị giữa các Cường Quốc.

Sau năm 1975, cộng sản Việt Nam không còn phải đương đầu với vần đề an ninh của thời tiền chiến nữa. Các nghiên cứu khả thi cho thấy việc đặt nhà máy lọc dầu tại Dung Quất đều đi ngược lại mọi tiêu chuẩn kinh tế. Tại địa điểm đó, không có một thương cảng nào. Ngược lại, hải cảng tại đó có nhiều vấn đề như quá nhỏ và không đủ trang thiết bị để cất dỡ máy móc dụng cụ nặng cho nhà máy lọc dầu. Thêm nữa, con đường nối liền hải cảng với nhà máy lại khó xử dụng vì quá xấu.

Nhà nước cộng sản mất 34 năm để xây xong một nhà máy lọc dầu đầu tiên cho đất nước. Tệ hại nhứt, nó lại bị đặt ở một địa điểm và xây với một năng xuất không thích hợp. Tại sao vậy? Câu trả lời vẫn là: chánh sách làm việc của người cộng sản.

Cả thế giới đều biết nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc xây nhà máy lọc dầu hoàn toàn dựa trên lý do chánh trị. Họ phải đặt nhà máy tại Quảng Ngãi, miền Trung, vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của lãnh tụ Phạm Văn Đồng. Ông là thành viên sáng lập của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và làm thủ tướng của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong ba thập niên.

Theo dự tính, dự án nhà máy lọc dầu sẽ được khởi công trong thập niên 1980. Lúc đầu, địa điểm được chọn là Vũng Tàu chỉ cách các giếng dầu ngoài khơi 100 cây số. Tuy nhiên, dự án đó bị loại bỏ. Vì sao? Vào khoảng đầu thập niên 1990, công ty Total SA (Pháp Quốc) tỏ ý muốn tham gia vào dự án. Cùng lúc đó, chánh phủ bên nhà quyết định dời nhà máy ra Dung Quất. Kết quả là, trong năm 1995, Total SA rút ra khỏi dự án viện lẽ địa điểm mới không phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế. Sau đó, Total SA được thay thế bởi một nhóm nhà đầu tư ngoại quốc kể cả LG Group and Petronas. Nhưng rồi họ rút ra hai năm sau đó cũng vì lý do kinh tế.

Qua năm 1998, công ty liên doanh Viet Ross được thành lập giữa Việt Nam và Nga. Hai chánh phủ ký kết giao kèo xây cất và điều hành nhà máy vào ngày 25 tháng 8 năm 1998. Hợp đồng thiết kế kỹ thuật tiên khởi loại FEED (Front End Engineering Design) được các công ty PetroVietnam, Zarubezhneft và Foster Wheeler Energy ký kết sau đó. Lúc đầu, công trình xây cất nhà máy lọc dầu Dung Quất được dự tính khởi công trong năm 2000 nhưng bị trì hoãn nhiều lần. Tới ngày 25 tháng 12 năm 2002, Nga cũng lại rút lui vì lý do kinh tế đưa tới việc công ty nhà nước PetroVietnam đứng ra một mình điều hành dự án. Cuối cùng, lễ khánh thành nhà máy được tổ chức ngày 25 tháng 2 năm 2009 – 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh. Việc trì hoãn dự án và quyết định xây tại một địa điểm không thích hợp đã gây ra thiệt hại tài chánh lâu dài cho quốc gia. Bằng chứng là chi phí dự án đã gia tăng từ 1,3 tỷ tới 3 tỷ Mỹ Kim.

Trong hơn 30 năm, nhà cầm quyền cộng sản liên tục xuất cảng dầu thô trong lúc phải hao tốn ngoại tệ nhập cảng sản phẩm dầu tinh chế như dầu diesel và xăng nhớt để dùng với giá cao. Họ nhận thấy nhu cầu cần xây nhà máy lọc dầu cho chương trình phát triển trong nước nhưng đã tỏ ra bất lực khi phải thực hiện việc này.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm cách giếng dầu Bạch Hổ (White Tiger) ngoài khơi miền Nam 1.000 cây số. Điều nầy khiến chi phí chuyên chở dầu thô và sàn phẩm dầu tinh chế gia tăng. Có lẽ họ sẽ phải xây thêm một đường ống dẫn dầu để giải quyết vấn đề hậu cần nầy về lâu về dài. Địa điểm nhà máy cũng nằm xa các trung tâm kinh tế của nước nhà như Sài gòn và Hà Nội. Sản phẩm dầu tinh chế sẽ được phân phối như sau: 60% đi Sài gòn, 30% đi Hà nội và chỉ 10% được tiêu thụ tại địa phương mà thôi. 

Phải đợi tới năm 2011, nhà nước cộng sản Việt Nam mới chịu thú nhận họ đã sai lầm khi xây nhà máy lọc dầu đầu tiên của PetroVietnam. Người ta kể lại rằng vị chủ tịch công ty này đã tuyên bố các nhà máy trong tương lai cần được xây cất dựa trên những nghiên cứu khả thi về kinh tế vững chắc.
 blank
Bồn dầu tại nhà máy lọc dầu Dung Quất (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Cơ quan nhà nước Vietnam News đăng lời tuyên bố của ông Đinh La Thăng chủ tịch PetroVietnam, là việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu trong tương lai với năng xuất không hợp lý sẽ làm giảm thiểu hiệu năng của chúng.

Ông Thăng nói: "Đấy là bài học rút tỉa được từ Dung Quất." Ông còn cho biết thêm dự tính xây tại miền Bắc và Nam mỗi nơi một nhà máy lọc dầu với năng xuất hàng năm lên tới 10 triệu tấn dầu thô. Điều nầy cũng đã được ông xác nhận với AFP.
blank
Địa điểm những nhà máy lọc dầu tương lai tại miền Bắc và Nam trong nước.
blank
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
blank
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 7119)
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4750)