Campuchia lên tiếng về tranh chấp Biển Đông

26 Tháng Sáu 20208:23 SA(Xem: 5324)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ SÁU 26 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Từ DOC PnomPenh 2002 tới bản thảo COC 2020


image004

16/10/2019 Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 15.10, Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 18 đã diễn ra tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng). Hội nghị còn nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đoàn VN do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN - VN, dẫn đầu.Quang cảnh hội nghị diễn ra tại TP.Đà Lạt . Ảnh: Gia Bình


Dalat: Hội nghị ASEAN + TQ về DOC & COC lần thứ 18


Campuchia lên tiếng về tranh chấp Biển Đông


26/6/2020


image003

Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24-6. Ảnh: FACEBOOK


(PLO)- Dự kiến các lãnh đạo khu vực sẽ bàn về các diễn biến gần đây ở Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra trực tuyến hôm nay (26-6).


Campuchia vừa tái khẳng định quan điểm của mình về tranh chấp Biển Đông, theo báo Khmer Times.


Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24-6, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn nói với tư cách là nước không tham gia tranh chấp, Campuchia sẽ giữ vị thế trung lập về vấn đề này. Bộ trưởng Sokhonn cũng hy vọng các nước liên quan sẽ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


 “Về vấn đề Biển Đông, Campuchia - với tư cách là nước không tham gia tranh chấp - giữ quan điểm trung lập với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ tiếp tục duy trì môi trường thuận lợi để bảo vệ hòa bình, an ninh, và ổn định ở khu vực, từ đó đóng góp vào việc hoàn tất quá trình đàm phán COC” – Khmer Times dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia.


image005
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24-6. Ảnh: FACEBOOK


Theo Khmer Times, dự kiến các lãnh đạo khu vực sẽ bàn về các diễn biến gần đây ở Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra trực tuyến hôm nay (26-6) dưới sự chủ trì của Việt Nam.


Tham dự hội nghị này về phía Campuchia có Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ trưởng Sokhonn, Bộ trưởng Giáo dục Hang Chuon Naron, Bộ trưởng Thương mại Pan Sorasak, Bộ trưởng Y tế Mam Bun Heng cùng nhiều quan chức khác.


Trong hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 vào tháng 7 năm ngoái, Thủ tướng Hun Sen khuyến khích tăng cường đàm phán tiến tới sớm hoàn tất COC.


“Chúng tôi nhấn mạnh việc cần thiết phải duy trì môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC và hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể giúp giảm căng thẳng, nguy cơ xảy ra tai nạn, hiểu lầm và đánh giá sai. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và kiềm chế trong tất cả hành động của các nước tham gia tranh chấp cũng như các nước khác” – Thủ tướng Hun Sen nói tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35.


Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, hai phái đoàn ASEAN và Trung Quốc đã chưa gặp nhau để bàn về COC. Cuộc gặp gần nhất giữa hai bên diễn ra vào tháng 10 năm ngoái ở Đà Lạt. Tại lần gặp này hai bên đã đồng ý sẽ tổ chức lần gặp tiếp để cân nhắc bản thảo COC.


image006
Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn tham dự hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 24-6. Ảnh: FACEBOOK


Ngày 25-6, ông Chheang Vannarith – Chủ tịch tổ chức độc lập Viện Tầm nhìn châu Á (Campuchia) nói Campuchia nhất quán trong quan điểm về tranh chấp Biển Đông.


“Quan điểm của Campuchia về Biển Đông luôn nhất quán, đó là đề nghị tất cả các bên liên quan giải quyết bất đồng và tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” – theo ông Vannarith.


Ông Vannarith nhận định tranh chấp Biển Đông là một vấn đề dài hạn và phức tạp, cần các nước thể hiện sự kiên nhẫn chiến lược, có các biện pháp xây dựng lòng tin, và có chính sách ngoại giao phòng ngừa xung đột.


“Vì thế, việc hoàn tất sớm COC là điều quan trọng nhất để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực” – theo ông Vannarith.


Ông Vannarith cũng cho rằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ mà đặc biệt liên quan khủng hoảng COVID-19 đã làm phức tạp hơn môi trường an ninh ở Biển Đông và cả khu vực. ĐĂNG KHOA

29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8829)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9114)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9533)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8666)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8884)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8657)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8946)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8867)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8602)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8856)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8995)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.