Hải cảnh Trung cộng áp sát mỏ Lan Tây lô 06.1

08 Tháng Bảy 20208:18 SA(Xem: 5815)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ TƯ 08 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Sau vụ Repsol đến Lan Đỏ: Độc kế xác định hải giới chữ U?


image006


Hải cảnh Trung cộng áp sát mỏ Lan Tây lô 06.1


AdminTD


Dự án ĐSK Biển Đông


8-7-2020


Trong những ngày gần đây, liên tiếp có hai tàu hải cảnh Trung Quốc tới gần các giàn khoan khai thác vốn đang hoạt động ổn định ở lô 06.1 của Việt Nam từ nhiều năm nay.


Tham khảo ý kiến từ các nguồn tin đã hoặc đang làm việc trong ngành dầu khí hay hải quân, chúng tôi được biết đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc tới gần các công trình của Việt Nam trên biển. Tuy nhiên, chưa bao giờ tàu hải cảnh Trung Quốc vào sát các giàn khoan vốn đã hoạt động ổn định nhiều năm của Việt Nam với khoảng cách chỉ 1-2 hải lý như những ngày vừa qua và vẫn đang tiếp tục diễn ra. Theo quy định an toàn hàng hải, các công trình trên biển được hưởng vùng đệm an toàn 500 m.


Cụ thể, tàu hải cảnh 5402 rời Tam Á vào sáng 1/7 và tới khu vực đá Subi chiều 2/7. Tới sáng 4/7, tàu lao về phía giàn khai thác mỏ khí Lan Tây tại lô 06.1 với tốc độ lớn, 15 hải lý/giờ. Vị trí tàu tiếp cận gần giàn Lan Tây nhất mà có thể xác định được qua AIS là vào lúc 9h57′ sáng 4/7, với khoảng cách khoảng 1,3 hải lý về phía đông bắc. Những bức ảnh chụp trực tiếp từ thực địa cũng cho thấy cự ly rất gần giữa tàu và giàn khai thác. Đến 10h24′ cùng ngày, vẫn cùng một tốc độ cao, hải cảnh 5402 di chuyển theo hướng đông nam về phía Bãi Tư Chính, đến vị trí cách giàn khoảng 30 hải lý thì giảm tốc độ và di chuyển chậm quanh quẩn ở khu vực này.

image007

Ảnh: internet


Sáng sớm ngày 6/7, Hải cảnh 5402 lao nhanh với tốc độ 14 hải lý/giờ về phía đông bắc. Lúc 7h42’ sáng, tàu ở vị trí cách mỏ Lan Tây khoảng 8 hải lý về phía đông bắc, cách giếng PLDCC-1X thuộc mỏ Phong Lan Dại khoảng 2,5 hải lý về phía tây. Đây là giếng mà Rosneft Việt Nam đã tiến hành khoan thăm dò vào năm ngoái dưới áp lực của tàu hải cảnh, tàu dân binh, máy bay ném bom và Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong nhiều tháng. Năm nay, theo kế hoạch, công ty sẽ tiến hành khoan thẩm lượng vào đầu tháng 6. Nhưng từ tháng 5 đã có nhiều thông tin cho biết Trung Quốc đã gây áp lực về chính trị buộc phải dừng kế hoạch. Kết quả là giàn Noble Clyde Boudreaux được thuê cho việc khoan đã phải dừng chân ở Vũng Tàu cho tới nay, không thể triển khai ra vị trí hoạt động.


Trước đó, vào cuối tháng 6, tàu hải cảnh 5403 cũng tiếp cận lô 06.1. Điểm khác biệt so với hải cảnh 5402 là tàu 5403 đi với tốc độ rất chậm, dưới 1 hải lý khi ở trong khu vực các mỏ khí. Cụ thể, tàu hải cảnh 5403 rời đá Chữ Thập tối 26/6 và di chuyển xuống khu vực Bãi Tư Chính. Từ chiều 27/6, Hải cảnh 5403 di chuyển với tốc độ chậm (dưới 1 hải lý) cách khu vực giếng khai thác LD-1P và LD-2P mỏ Lan Đỏ khoảng từ 1 đến 2 hải lý và quanh quẩn tại khu vực này cho đến sáng 28/6. Từ sáng 28/6 đến chiều 28/6, tàu di chuyển chậm tại khu vực cách giếng LD-1P từ 6 đến 8 hải lý về phía nam và đông nam sau đó tăng tốc độ di chuyển về khu vực đá Subi. Từ 30/6 đến 5/7, Hải cảnh 5403 ở tại khu vực Subi.


Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và tiếp tục cập nhật diễn biến ngày trên Facebook của Dự án Đại Sự Ký biển Đông.

05 Tháng Ba 2017(Xem: 7861)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 8106)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 9047)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8684)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8993)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8624)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8444)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8771)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8856)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8546)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8607)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8537)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8820)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8331)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8745)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8187)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8727)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.