BBC: Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?

19 Tháng Giêng 20212:38 CH(Xem: 4618)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 19 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'?


BBC 19/1/2021


image003Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images


Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).


Báo chính thống kỷ niệm trận 'hải chiến'


Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".


Báo Thanh Niên có bài "…. Có chồng đi biển Hoàng Sa", trong đó viết về nỗi nguy hiểm của những ngư dân ra khơi "bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm…"


"Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiền" (Thiềm) là bài viết trên báo Tiền Phong, đề cập đến chi tiết "Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa" đã bỏ mạng (Ct: sao lại viết là bỏ mạng, hy sinh mới đúng) trong cuộc "hải chiến" với Trung Quốc nay vẫn được ngư dân thờ cúng.


Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết "Thương binh Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh" (Ct: sao lại tập tễnh mưu sinh?) kể về trường hợp các ngư dân bị dính đạn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc bắn.


Báo Nhân dân tuy không có thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận 'hải chiến' 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".


Theo bài báo, Bộ đội Biên phòng Việt Nam sẽ trao hơn 200 nghìn lá cờ Tổ quốc, 60 nghìn ảnh chân dung Bác Hồ cho người ở khu vực biên giới biển, đảo từ ngày 19/1 - 2/2.


Cuốn "45 năm hải chiến Hoàng Sa" cũng mới được xuất bản tại Việt Nam, được giới thiệu là tập hợp các trang viết của của nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về cuộc 'hải chiến' với Trung Quốc vào ngày 19/1/1974


Người dùng mạng xã hội 'khóc' Hoàng Sa


Bên cạnh báo chính thống, mạng xã hội của người dùng Việt Nam cũng tràn ngập các các thông điệp kỷ niệm ngày 'Hoàng Sa của Việt Nam' bị 'mất vào tay Trung Quốc' như 'Anh hùng tử khí, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam'.


Nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào: "Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!


Một mảnh giang sơn đã mất rồi


Ta như mất cả phần da thịt


Tổ Quốc còn đau một góc trời."


Blogger Phạm Đăng Quỳnh giới thiệu lịch năm 2021 của "Nhóm Lịch trẻ", trong đó tờ lịch ngày 19/1 ghi đây là ngày "Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974".


Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda University, Nhật Bản, viết trên Facebook cá nhân về các tư liệu lịch sử mà ông được tiếp cận cho thấy Trung Quốc "bịa đặt trắng trợn" (Ct: coi chừng vẫn còn có kẻ bịa đặt lấp liếm chữ nghĩa) về sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974.


Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa' của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba "Tổ quốc thề không quên/Toàn dân nguyền nhớ mãi."


Bên cạnh đó, VOA cho hay cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Hoa Kỳ hôm 10/1 tổ chức một buổi lễ tưởng niệm "trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng từ đó cho tới nay". Nhiều bạn trẻ đã tới tham dự chương trình này.


Trung Quốc vẫn tăng cường hoạt động trên Biển Đông


Trong khi đó, Trung Quốc vẫn liên tiếp tiến hành các hoạt động mới trên Biển Đông.


Cách lễ kỷ niệm cuộc 'hải chiến' của Việt Nam vài tuần, Trung Quôc cho nối lại các tua du lịch ra Hoàng Sa.


Tối 17/1, tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Anh đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.


Phó cục trưởng Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê cho biết trong họp báo ngày 12/1 rằng tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông, theo Global Times.


Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng đe dọa các nước can dự vào Biển Đông. Hôm 1/1, nước này đã cảnh báo Anh về ý định điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông.


Trang South China Morning Post hồi cuối tháng 12/2020 đăn bài viết kèm hình ảnh cho hay Trung Quốc đang xây dựng ụ nổi mới, đủ sức phục vụ tàu sân bay cỡ lớn ở căn cứ hải quân Du Lâm.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược nguỵ tạo ký ức như thế nào?


Trần Văn Thọ


19:12 - 19/01/2021 Thanh Niên Online


Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta (ct: Phải viết rõ lịch sử: của miền Nam Việt Nam hoặc của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 mới đúng) bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.


image004Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. ẢNH: AFP


Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 (ct: của ta là đúng) được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta (ct: của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 quản lý mới đúng) ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn. (ct: sự lấp liếm về chữ nghĩa).


Sáu năm trước tôi được giáo sư Ishii Akira tặng cuốn sách Chugoku Kokkyou Nessen no Ato o Aruku (Bước theo dấu vết các cuộc chiến tranh nóng ở các biên giới Trung Quốc), NXB Iwanami Shoten, 2014. Ishii Akira là giáo sư danh dự Đại học Tokyo, nhà nghiên cứu uy tín về lịch sử chính trị Á châu, đặc biệt chuyên về Trung Quốc, từng làm Chủ tịch Hội nghiên cứu Chính trị Kinh tế châu Á. Năm 2012 tôi có tổ chức cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung tại Tokyo (có thuật lại trên báo Quân đội Nhân dân trong các số ra ngày 22 và 23.5.2014) và có mời Giáo sư Ishii đến phát biểu. Ông đã đi khắp các vùng biên giới của Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu những di tích, những dấu vết liên quan các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), sau đó kết hợp với các sử liệu liên quan, ông viết cuốn sách này. Ông cũng đi thăm biên giới Việt-Trung và viết một chương về cuộc chiến năm 1979. Riêng về sự kiện Hoàng Sa ông đến thăm tỉnh Hải Nam vì nghe nói ở đó Trung Quốc có xây khu tưởng niệm các “liệt sĩ” trong trận Tây Sa (tên phía Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của ta).


Sau đây là một phần nội dung trong chương “Tây Sa hải chiến” của cuốn sách nói trên. Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây dựng một khu gọi là Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên (Ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự. Hai khu nầy lập ra để tưởng niệm 18 binh sĩ tử trận mà họ gọi là "dũng sĩ"). Riêng về Lăng viên ở Hải Nam, qua khỏi cổng chính thì đến Tháp kỷ niệm, phía bên phải tháp có khắc hàng chữ: “Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa”.


Phía bên trong tháp là một đoạn văn được khắc lên để thuật lại sự kiện hải chiến Tây Sa: “Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Saigon Nam Việt Nam (ct: Trung cộng đã thú nhận tàu hải quân của chính quyền Sàigon Nam Việt Nam) xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Tham gia trận hải chiến lần nầy có các tàu chiến số... (lược), trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt”.


Cũng theo sách đã dẫn, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào ngày 20.1.1974 đã thuật lại sự kiện. Ở đây chỉ tóm lược mấy điểm chính: “Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Saigon (ct: Trung cộng đã thú nhận chính quyền Sàigon) đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19.1, tàu của Nam Việt Nam (ct: Trung cộng đã thú nhận tàu của Nam Việt Nam) chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Saigon còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,...”.


Kẻ xâm lược chẳng những đã bẻ cong sự thật mà còn muốn đời đời lưu truyền câu chuyện về “thành quả” xâm lược bằng các khu tưởng niệm. Nỗ lực của chúng ta trong việc làm sáng tỏ lịch sử và minh định chủ quyền đã đủ chưa?


Tokyo, 19.1.2021

29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8829)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9113)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9531)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8664)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8884)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8657)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8946)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8865)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8599)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8855)
Gió đã đổi chiều?
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8993)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.