Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd James Austin từ Singapore tới Hà Nội

28 Tháng Bảy 20219:13 SA(Xem: 4734)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 28 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd James Austin từ Singapore tới Hà Nội


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Singapore


Thứ Ba, 27/07/2021


image002Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin duyệt hàng quân danh dự tại Sigapore ngày 26/7/2021. (TTXVN/Nguồn: objetivofamosos.com)


Phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 27/7/ghi nhận thông báo chung của Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Singapore cho biết trong hai ngày 26 và 27/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã tới Singapore hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Austin tới Singapore trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. 


Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin cũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và có bài phát biểu với chủ đề “Sự cấp thiết của quan hệ đối tác” trong khuôn khổ sự kiện Fullerton Lecture do Viện Nghiên cứu Quốc tế về Các vấn đề Chiến lược (IISS) tổ chức vào chiều 27/7/2021. 


Các lực lượng quân đội quốc phòng của Singapore và Mỹ lâu nay vẫn thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp thông qua hoạt động trao đổi quân sự, đào tạo, hợp tác công nghệ quốc phòng. Năm 2019, hai nước đã gia hạn Biên bản Ghi nhớ (MOU) năm 990 về việc sử dụng các cơ sở của


Mỹ tại Singapore và ký kết một biên bản ghi nhớ liên quan đến việc thành lập lực lượng huấn luyện máy bay chiến đấu của không quân Singapore tại căn cứ không quân Andersen, Guam. (theo Thế Vũ (TTXVN)


Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ 'là đối tác tin cậy'


image003 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến phi trường Nội Bài Hà Nội chiều 28/7/2021. Video: Twitter/SecDef.


BBC 28/7/2021


image001Nguồn hình ảnh, Reuters. Lloyd J. Austin III, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ


Lloyd J. Austin III, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã có mặt tại Hà Nội hôm 28/7 trong chuyến công du Đông Nam Á.


Đầu tuần, ông đã thăm Singapore và nói: "Tôi đã đến Đông Nam Á để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác."


Ông cũng sẽ thăm Philippines sau khi thăm Việt Nam.


Chuyến thăm của ông Austin là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các Hoa Kỳ đến Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng.


Murray Hiebert, một nghiên cứu gia của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ, bình luận: "Một phần là cho khu vực biết rằng Hoa Kỳ vẫn coi nơi này rất quan trọng - rằng họ sẽ không bỏ qua và để Trung Quốc tung hoành trong khu vực."


Theo tờ New York Times, những tháng gần đây, một số quan chức Đông Nam Á đã cảm thấy bối rối vì thiếu sự can dự trực diện từ Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực ngoại giao trong đại dịch Covid-19.


Một số nhà phân tích Đông Nam Á đã xem quyết định của Ngoại trưởng Antony J. Blinken đến thăm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, nhưng không phải Đông Nam Á, là một sự khinh thường.


Ông Blinken đã cố gắng tổ chức một cuộc họp video với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, vào tháng Năm.


Nhưng hôm đó, do trục trặc kỹ thuật mà cuộc họp đã phải hoãn lại và dời lại vào đầu tháng Bảy.


image004Nguồn hình ảnh, Reuters. Khử trùng đường phố ở Hà Nội, Việt Nam vào ngày 26 tháng 7 năm 2021


Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đông Nam Á.


Kể từ tháng Giêng năm 2020, các quan chức cấp cao, bao gồm cả lãnh tụ Tập Cận Bình, đã đến khu vực này ít nhất 5 lần.


Trong chuyến thăm Đông Nam Á gần đây nhất vào tháng Giêng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, đã mang vaccine chống Covid-19 đến Indonesia.


Trung Quốc đã đề nghị giúp xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối Jakarta, thủ đô và thành phố lân cận Bandung, theo Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc.


Đông Nam Á có một trong những tuyến đường biển chiến lược nhất thế giới, eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương.


Khu vực này cũng bao gồm nhiều rạn san hô và bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông, gây mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines và Việt Nam.


Một số nước đang cố gắng theo đuổi cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hôm thứ Hai, nói ông là "bạn tốt của Chủ tịch Tập".


Ông Duterte nói: "Khi đại dịch xảy ra, quốc gia đầu tiên tôi kêu gọi giúp đỡ là Trung Quốc."


Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Ba rằng ông có kế hoạch thảo luận về việc gia hạn hiệp ước quân sự lâu đời giữa Philippines và Hoa Kỳ trong chuyến thăm sắp tới.


Hiệp ước cho phép Washington chuyển quân và trang thiết bị vào và ra khỏi Philippines, hiện đang trong tình trạng lấp lửng.


Ông Duterte trước đó đã tìm cách chấm dứt hiệp ước, nhưng vào năm ngoái, nói rằng ông sẽ duy trì.


Ông Austin dự định gì tại Đông Nam Á?


Hôm 21/7, tại Ngũ giác Đài, ông Austin giải thích dự định của ông khi thăm ba nước Đông Nam Á.


Ông nói: "Tôi đặc biệt mong muốn có bài phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng tôi đang củng cố một trong những tài sản chiến lược của mình trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác mạnh mẽ."


"Tôi sẽ mang theo một vài thông điệp quan trọng. Điều đầu tiên đơn giản là Hoa Kỳ vẫn là một đối tác đáng tin cậy: một người bạn xuất hiện khi cần thiết."


Ông sẽ nhấn mạnh "một trật tự khu vực công bằng, cởi mở và bao trùm hơn".


"Chúng tôi không tin rằng bất kỳ quốc gia nào có thể ra lệnh cho các quy tắc hoặc tệ hơn, là vất bỏ quy tắc."


Ông Austin "cũng sẽ làm rõ quan điểm của chúng tôi đối với một số tuyên bố vô ích và vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa".


Hôm 27/7 trong chuyến thăm chính thức Singapore, ông phát biểu:


"Yêu sách của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Nam Trung Hoa không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.


"Sự khẳng định của Trung Quốc ảnh hưởng đến chủ quyền của các quốc gia trong khu vực.


"Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các quốc gia ven biển của khu vực duy trì các quyền của họ theo luật pháp quốc tế."


Ông khẳng định:


"Tôi ở đây để đại diện cho một chính quyền mới của Hoa Kỳ, nhưng cũng để tái khẳng định những cam kết lâu dài của Hoa Kỳ.


"Trên hết, tôi muốn nói về tính cấp thiết chiến lược của quan hệ đối tác. Tôi đã học được một bài học cốt lõi trong hơn bốn thập niên là một người lính, trong thời bình và trong chiến tranh: Không ai có thể đi một mình."


Tiểu sử ông Lloyd Austin


Ngày sinh: 8 tháng 8 năm 1953


Nơi sinh: Mobile, Alabama


Tên khai sinh: Lloyd James Austin III


Cha: Lloyd James Austin Jr., nhân viên bưu điện


Mẹ: Aletia Taylor Austin, nội trợ


Quân đội Hoa Kỳ, 1975-2016, Tướng bốn sao


Ông đạt được nhiều thành tựu đầu tiên:


Bộ trưởng Quốc phòng người Mỹ gốc Phi đầu tiên.


Người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ phó tham mưu trưởng quân đội.


Người Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ.


Người Mỹ gốc Phi đầu tiên dẫn đầu một quân đoàn trong chiến đấu.


Chỉ huy người Mỹ gốc Phi đầu tiên của một Sư đoàn Hoa Kỳ.

11 Tháng Tư 2016(Xem: 8421)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8761)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8877)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8718)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8677)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10708)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8605)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8502)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8586)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8932)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8252)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9684)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8468)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10213)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".