Sau phán quyết của La Haye - VN sẽ còn giữ được bao nhiêu đảo?

11 Tháng Bảy 201612:43 SA(Xem: 12712)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  11  JULY 2016

Sau phán quyết của La Haye - VN sẽ còn giữ được bao nhiêu đảo?

Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa vào ngày thứ Ba 12/7/2016 về đơn kiện của chính phủ Philippines. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tuần và không công khai.

Tòa cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản cử phái đoàn đến tham dự với tư cách là quan sát viên.

NHỮNG THỰC THỂ VIỆT NAM KIỂM SOÁT

Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô / cồn / 14 rạn san hô

1. Đảo An Bang; 2. Đảo Nam Yết; 3. Đảo Sinh Tồn; 4. Đảo Sinh Tồn Đông; 5. Đảo Sơn Ca; 6. Đảo Trường Sa Lớn; 7. Đảo Song Tử Tây; 8. Đảo Trường Sa Đông; 9. Đảo Phan Vĩnh; 10. Đá Cô Lin; 11. Đá Đông; 12. Đá Lát; 13. Đá Len Đao; 14. Đá Lớn; 15. Đá Nam; 16. Đá Núi Thị; 17. Đá Núi Le; 18. Đá Tây; 19. Đá Tiên Nữ; 20. Đá Tốc Tan; 21. Đá/Bãi Thuyền Chài;

Quần đảo Trường Sa với gồm khoảng từ 100 đến 230 hòn đảo lớn nhỏ, các đảo san hô, rặng san hô và các mỏm đá ngầm trải rộng trên một diện tích hơn 250,000 kilometers vuông (Con số này chưa được thẩm định chính xác).

 

Vị trí trọng yếu của quần đảo Trường Sa nằm giữa biển Đông và biển Tây Philippines. Phía Bắc quần đảo Trường Sa là khu vực biển đảo Hoàng Sa, phía Nam giáp ranh vùng biển Malaysia, cực Nam quần đảo Trường Sa la vùng biển đảo Natuna của Indonesia; trung tâm quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình - Đài Loan chiến dóng từ năm 1956; ngay bên cạnh Ba Bình cách khoảng 6-10 km là đảo Sơn Ca do Hải quân VNCH chiếm đóng năm 1956, sau 1975, Việt Nam tiếp tục đóng giữ chủ quyền. Sơn Ca giữ vị trí rất quan trọng đối với khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. 

 

Quần đảo Trường Sa là khu vực biển đảo mà  Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố có chủ quyền tạo ra cuộc tranh chấp kéo dài hàng chục năm nay, nhưng mấu chốt tranh chấp vẫn là giữa 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.

 

Năm 1974, sau khi chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 Trung Quốc xua quân chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN; liên tiếp từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chiếm một loạt 7 rạn đá san hô chìm của VN bồi đắp thành 7 đảo nổi nhân tạo, biến thành các căn cứ hỏa lực nhằm khống chế an ninh quân sự toàn bộ khu vực, kiểm soát con đưởng hàng hải qua lại từ Malacca qua Cao Hùng.

 

Nguy hiểm nhất là Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn (bao trùm khoảng 2 triệu rưỡi km2) tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông (khoảng 3 triệu km2).    

 

Trữ lượng dự trữ tiềm năng về dầu mỏ, khí gas và các tài nguyên khoáng sản khác hầu như còn nguyên vẹn dưới lòng biển Đông đã khiến khu vực biển đảo Trường Sa trở thành đầu mối cho các cuộc tranh chấp, nhưng nếu tiềm năng kinh tế là yếu tố thèm khát năng lượng hàng đầu của TQ mà bỏ quên tham vọng độc chiếm biển Đông để nơi này trở thành cái ao cho hải quân TQ vùng vẫy trước khi tiến ra biển lớn Thái bình dương là một thiếu sót lớn.

 

Hoa Kỳ có khoanh tay nhìn Trung Quốc múa may quay cuồng làm ông chủ lớn ở biển Đông hay không? Phiên tòa sắp tới diễn ra tại La Haye có khả năng cho thấy "Canh bạc lớn" ở biển Đông có thể ngã ngũ và có thể mở ra diện mạo mới cho khu vực này.

 

Đứng trước bối cảnh phức tạp ở biển Đông, sau phiên tòa La Haye (chưa chắc sẽ giải quyết rốt ráo), Việt Nam sẽ còn giữ được bao nhiêu thực thể địa lý trong khu vực này và sẽ được hưởng những gì ở các khu vực chủ quyền?   

 

Phân loại tổng quát: đảo nổi tự nhiên trên mặt nước biển; đảo nửa nổi nửa chìm khi thủy triều lên xuống; rạn đá ngầm - rạn san hô (hầu hết đều ngầm); đụn cát (nửa nổi nửa chìm).

- Quần dảo Truờng Sa duợc chia thành 8 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Truờng Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

- Các đảo Trường Sa thấp hơn các đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khỏng 3 - 5 mét.

- Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống);

- Đảo Trường Sa Lớn cách vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý; cách điểm gần nhất đảo Hải Nam 600 hải lý; cách Đài Loan 960 hải lý.

- Ba Bình là đảo nguyên thủy rộng nhất (0,6 km2), nhưng tương lai xếp hàng sau các đảo bồi đắp của TQ.

- Đảo Chữ Thập - TQ chiếm nằm phía Bắc Trường Sa Lớn khoảng vài chục hải lý, cách Cam Ranh khoảng 250 hải lý.

Sau đây là một số hình ảnh và sinh hoạt ở 10 thực thể đảo, đá, nhà giàn do bổn báo LKT ghi nhận trong dịp ông được mời đi quan sát quần đảo Trường Sa vào ngày 18/4/2014.

1. Đảo Song Tử Tây:

image122image124image126image128image130


2/ Đá Nam

image132image134image136image138image140image142


3/ Đảo Sinh Tồn:

image144image146image148image150image152image154image156

4. Đá Tây:

image158image160image162image164image134

 

5/ Đảo Sơn Ca:

image166

Ca nô xuất phát từ Hải vận hạm HQ-571 tiến vào đảo Sơn Ca.


image168
Đảo Sơn Ca nhìn từ trên đỉnh tháp hải đăng.

image170

Bổn báo Lý Kiến Trúc được viên sĩ quan chỉ huy đảo Sơn Ca tặng kỷ niệm con sò 6 càng - đặc sản của Trường Sa. Sức nóng Sơn Ca vào thời điểm này xấp sỉ 40 độ C.

image172

Ông Đặng Thái Hùng phó Chủ tịch Ủy ban Người Việt nước ngoài bắt tay các sĩ quan binh sĩ hải quân VN trong lễ thượng kỳ trên đảo Sơn Ca.

 
image174

Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Thứ trưởng bộ Ngoại giao (áo nâu đứng giữa) chụp hình kỷ niệm với các sĩ quan binh sĩ và khách Việt nước ngoài trước bia chủ quyền đảo Sơn Ca.

6/ Đá Len Đao:

image176image178image180image182image184


7/ Đảo Trường Sa Đông:

image186image188image190image192image194

 

8/ Đá Lát:

 

 

9/ Đảo Trường Sa Lớn:

 image196image198image200image202image204image206image208image210image212

 

10/ Nhà Giàn DK1/18:

image214image216image218image220image222image224image226

 

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8711)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8825)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9107)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9516)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8660)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8877)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8649)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8944)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8862)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8595)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8850)
Gió đã đổi chiều?