ASEAN, TQ đặt mục tiêu thiết lập quy định khung về Biển Đông trong năm sau

18 Tháng Tám 201611:06 CH(Xem: 8612)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 19  AUGUST 2016


ASEAN, TQ đặt mục tiêu thiết lập quy định khung về Biển Đông trong năm sau


image011

Hội nghị Đặc biệt của Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại Vân Nam, Trung Quốc, ngày 14/6/2016.


Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.


Kể từ năm 2010, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã bàn thảo về bộ quy định nhằm tránh xung đột giữa những nước tranh chấp về vùng biển nhiều hoạt động hàng hải.


Tin cho hay, trong cuộc gặp mới đây ở đông bắc Trung Quốc, nước này và ASEAN đã nhất trí sẽ hoàn tất phần khung của bộ quy tắc ứng xử vào giữa năm 2017. Hai bên cũng thông qua các nguyên tắc chỉ đạo về một đường dây nóng Trung Quốc - ASEAN để sử dụng trong những tình huống hàng hải khẩn cấp.


Hai bên cũng nhất trí rằng một thỏa thuận được các nước trong khu vực ký kết năm 2014 về các cuộc chạm trán hàng hải không có trong kế hoạch cũng áp dụng được đối với Biển Đông.


Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói các văn kiện về đường dây nóng và các cuộc chạm trán ngoài kế hoạch sẽ được trình lên các lãnh đạo phê chuẩn ở Lào vào tháng tới, trong khuôn khổ hội nghị giữa ASEAN và Trung Quốc.


Đây là lần thứ 3 trong năm nay hai bên gặp nhau bàn về bộ quy tắc ứng xử. Ở Biển Đông, có nhiều tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan./


VOA 17.08.2016  Theo Reuters.com, Ibtimes.co.uk

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8714)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8828)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9112)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9527)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8662)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8883)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8655)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8944)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8865)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8598)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8853)
Gió đã đổi chiều?