2021: Thế giới cố kềm chế đại dịch Covid-19

01 Tháng Giêng 20218:24 SA(Xem: 6737)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ SÁU 01 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Năm mới 2021: Thế giới cố kềm chế đại dịch Covid-19


: 01/01/2021


image006Ảnh minh họa : Đại lộ Champs Elysées, Paris, vắng vẻ đêm giao thừa? Ảnh 31/12/2020. REUTERS - CHARLES PLATIAU


Mai Vân


Đại lộ Champs-Elysées tại Paris gần như vắng lặng, chi có xe cảnh sát tuần tra trên đường, tại Quảng Trường Times Square ở New York, quả cầu đếm ngược thời gian trước lúc giao thừa cũng được hạ xuống, nhưng trước một cử tọa lưa thưa, Cầu Cảng Sydney cũng rực rỡ pháo hoa vào lúc nửa đêm, nhưng mọi đám đông tụ tập để xem đều bị giải tán. 


Trong lịch sử hiện đại, chưa bao giờ năm mới Dương Lịch lại được thế giới chào đón một cách lặng lẽ lạ thường như vậy, nhất là tại châu Âu và châu Mỹ. Riêng tại châu Á, không khí có phần náo nhiệt hơn, tại một vài nước hiếm hoi, nhưng nhìn chung các nơi đều tự kềm chế để tránh làm mồi cho con virus gây dịch Covid-19.


Phải nói là vì Covid-19, chưa bao giờ thế giới lại bị điêu đứng như trong năm vừa kết thúc. Theo số liệu thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 31/12/2020, dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu năm 2020 trước khi lan tỏa ra toàn thế giới, đã khiến hơn 1,8 triệu người chết, và lây nhiễm cho hơn 83 triệu người, với châu Mỹ và châu Âu là nơi phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.


Trong tình hình đó, vào lúc bước qua năm 2021, nước nào cũng muốn đẩy hẳn năm 2020 về phía sau để đón năm mới một cách hào hứng với nhiều hy vọng hơn. Thế nhưng dịch bệnh vẫn còn đó, thậm chí còn hoành hành dữ dội trở lại ở nhiều nơi, buộc các chính phủ trên khắp thế giới phải kêu gọi người dân tuyệt đối tránh những bữa tiệc linh đình, hay những cuộc tập hợp tưng bừng trên đường phố.


Trong số các khuyến cáo được chính quyền các nước tung ra, có một câu nói rất có ý nghĩa đến từ Stephen Powis, một quan chức lãnh đạo cơ quan y tế quốc gia NHS của Vương Quốc Anh: “Covid rất thích đám đông, vì vậy đừng nên vội tiệc tùng”. Nhân vật này đồng thời kêu gọi mọi người ở nhà vào đêm giao thừa.


Publicité


Không tụ tập - Châu Âu vắng lặng


Khuyến cáo không tụ tập đông người đã được rất nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ biến thành luật, với lệnh giới nghiêm cấm đi lại và tụ tập được áp dụng tại hầu hết những thành phố có truyền thống đón mừng năm mới một cách sôi động, từ Paris, Luân Đôn, cho đến Milano, Madrid.


Tình hình dịch bệnh phức tạp tại châu Âu, với sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới có sức lây lan cực mạnh đã khiến lễ hội đón giao thừa bị hủy bỏ hẳn hay mất đi tính chất tưng bừng, náo nhiệt thường thấy trước đây. Hình ảnh biểu tượng cho tình trạng này là đại lộ Champs-Elysées tại Paris, thủ đô nước Pháp. Nơi vẫn thường tiếp nhận hàng trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đổ về vào đêm giao thừa để chào mừng năm mới vào tối 31/12/2020 hầu như không một bóng người, trên đường chỉ toàn là cảnh sát tuần tra, sẵn sàng xét hỏi giấy tờ của những người hiếm hoi bị bắt gặp.


Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng để hạn chế đà lây nhiễm của virus corona đã biến đại lộ cực kỳ sinh động này thành một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Tất cả những lễ hội thường thấy trước đây nhân dịp giao thừa đều bị hủy bỏ.


Lệnh giới nghiêm kể từ 22 giờ tối và quyết định cấm tập hợp đông người cũng được chính quyền Ý ban hành kể cả vào dịp Giáng Sinh và năm mới cũng đã làm cho Milano, thủ đô kinh tế của nước này trở nên hoang vắng lạ thường vào đêm 31/12.


Tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, quang cảnh ảm đạm tương tự cũng được ghi nhận, và cũng giống như tại Pháp, cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn bất kỳ ai tụ tập ngoài đường phố để đón mừng năm mới,


Tại Anh, chính quyền đã ra sức khuyên nhủ người dân đón năm mới ở nhà, và chỉ trong nội bộ gia đình mà thôi, tránh hẳn việc tổ chức tiệc tùng ở nhà người khác, dù với người thân hay bạn bè. Trong lúc cảnh sát thủ đô Luân Đôn đã ra cảnh báo những người thích tiệc tùng rằng hãy "ăn mừng Năm Mới trong sự thoải mái tại nhà riêng của mình, chứ không phải ở nhà của gia đình và bạn bè.”


Tính đến thứ Năm, hơn 3/4 dân số Anh hiện đang sống dưới chế độ của những hạn chế "cấp 4" khắc nghiệt nhất của đất nước, vốn yêu cầu mọi người không ra đường ngoại trừ các lý do công việc, giáo dục, tập thể dục, hoặc các hoạt động thiết yếu.


Tại Mỹ, New York cũng trở nên im ắng khác thường vào tối giao thừa. Quả cầu pha lê đếm ngược thời khắc giao thừa vẫn được hạ xuống, nhưng thay vì hàng trăm nghìn người chen chúc nhau ở Times Square, thì chỉ có vài chúc khan giả được chọn lọc là được quyền có mặt.


Châu Á sôi động hơn

Nếu không khí đón giao thừa ở châu Âu và châu Mỹ rất ảm đạm, thì tình hình châu Á sôi động hơn, nhưng lại mang tính chất rất tương phản nhau, có nơi cực kỳ sôi động, nhưng cũng có nơi lặng lẽ như phần còn lại của thế giới.


Pháo hoa đã nở rộ trên bầu trời rất nhiều nơi ở châu Á vào tối hôm qua, từ New Zealand, Đài Loan, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, cho đến Việt Nam, Singapore…


Điều được giới quan sát ghi nhận trước tiên là có nhiều nước đã đón mừng năm mới một cách gần như bình thường, như thể dịch Covid-19 chưa hề xẩy ra.


Tại những nơi như New Zealand, Việt Nam, Đài Loan, thậm chí là Vũ Hán ở Trung Quốc, không khí tưng bừng như lễ hội này còn  có thể hiểu được, vì đấy là những nơi đã khống chế tốt được dịch Covid-19.


Thế nhưng việc Bắc Triều Tiên cũng rầm rộ tổ chức lễ hội tụ tập đông người vào tối giao thừa đã làm dấy lên nhiều phản ứng hoài nghi. Về mặt chính thức, Bắc Triều Tiên là nước luôn khẳng định là mình không hề bị dịch Covid-19 tác hại. Tuy nhiên do chính sách ngăn chặn thông tin cực kỳ chặt chẽ của nước này, các lời khẳng định của Bình Nhưỡng không mấy được tin tưởng, đặc biệt trong bối cảnh tất cả các láng giềng bao quanh Bắc Triều Tiên đều bị virus corona tàn phá, từ Trung Quốc, Hàn Quốc, cho đến Nga.


Ấn Đô: ảm đạm bao trùm


Tương phản hoàn toàn với không khí tưng bừng tại các nước nói trên, ở nhiều nước Đông Nam Á hay Nam Á, từ Indonesia, Philippines cho đến Ấn Độ, bầu không khi có thể nói là ảm đạm bao trùm, Các sinh hoạt lễ hội hầu như không có, trong lúc lênh giới nghiêm cũng được ban hành ở nhiều nơi để chống dich.


Tại Ấn Độ chẳng hạn, chính quyền New Delhi đã giới hạn các cuộc tụ tập công cộng ở mức 5 người và áp đặt lệnh giới nghiêm qua đêm từ 11 giờ đêm vào ngày 31 tháng 12 đến 6 giờ sáng ngày đầu năm mới. Các hạn chế cũng đã được áp dụng ở Mumbai và Bengaluru. Chính quyền Mumbai chẳng hạn còn dùng đến máy bay không người lái để giám sát.


Trong toàn cảnh nói trên, có một nhóm nước thứ ba cũng cố gắng duy trì truyền thống nhưng trong tinh thần cảnh giác cao độ, như trường hợp của Úc chẳng hạn.


Tối giao thừa, màn bắn pháo hoa truyền thống nổi tiếng thế giới của Úc đã thắp sáng bầu trời phía trên Nhà hát Opera và Cầu Cảng ở thành phố Sydney. Tuy nhiên, màn bắn pháo hoa đã được thu ngắn chỉ còn 7 phút, trong lúc mọi người bị cấm tụ tập dọc theo bến cảng trừ phi họ đến các địa điểm được quy định, nơi số khan giả bị giới hạn chặt chẽ.


Thủ hiến bang New South Wales, Gladys Berejiklian khẳng định biện pháp chặt chẽ như trên là điều cần thiết để ngăn chặn hiện tượng siêu lây nhiễm gắn liền với những cuộc tụ tập đông người: “Vào đêm giao thừa, chúng tôi không muốn có bất kỳ đám đông nào đến bãi biển xung quanh Sydney."

06 Tháng Sáu 2019(Xem: 8474)
Sử gia George Dutton tìm lại các nguồn sử liệu Việt Nam và nước ngoài để chứng minh rằng những nhà lãnh đạo Tây Sơn trên thực tế không có mục đích giải phóng nông dân.
19 Tháng Năm 2019(Xem: 8274)
26 Tháng Ba 2019(Xem: 10777)