VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 ĐỊA LÝ NHÂN VĂN - THỨ HAI 23 AUGUST 2021
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Trần Văn Chi: Phan Thanh Giản-Trước trách nhiệm để mất đất
GS Trần Văn Chi
Nam Kỳ hình thành từ khi chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược năm Mậu Dần (1698) tính đến nay được trên 300 năm.
Nam Kỳ là đất mới, nhưng cũng sản sanh những tên tuổi lớn: Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký… Nên là người miền Nam ai cũng có niềm tự hào về những danh nhân Nam Kỳ này.
Đặc biệt là vị Tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ Phan Thanh Giản (1796 - 1867).
Phan Thanh Giản - cuộc đời là một bi kịch
Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản
Thưở bấy giớ nơi xa xôi tận làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) có một vị tiến sĩ mà người đời nay chỉ biết tự hào, không sao lý giải nổi về sự thành đạt ấy.
Sự thành đạt của Phan Thanh Giản quả là điều kỳ diệu, có sức lay động mọi tâm hồn người miền Nam. Điều đó chứng tỏ nghị lực phi thường và ý chí vươn xa của người thanh niên Phan Thanh Giản ở vào tuổi thiếu thời.
Trên bước đường công danh, nói tới Phan Thanh Giản, người đời thường đề cập tới hai khía cạnh: một vị quan đạo đức, chính trực - liêm khiết, thương dân, nhưng cuối đời vướng phải một bi kịch !!!
Phan Thanh Giản đi làm quan, nhưng ông luôn mang
tâm trạng đầy mâu thuẫn : hoài bão công danh sự nghiệp của kẻ làm trai đối lập với chốn quan trường xu nịnh,!!!
Tuy vậy Ông làm quan tới “tòng nhất phẩm” (1853). Chỉ còn một bậc “chánh nhất phẩm” nữa là tới tột đỉnh của các phẩm quan.
Nhưng năm 1862 ông bị cách lưu, vì vụ thương lượng chuộc ba tỉnh miền Đông bị thất bại, một công việc thất bại tất yếu vì cả triều đình bấy giờ không ai làm gì hơn…
Đến năm 1867, quân đội Pháp toan chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, biết không thể làm gì hơn , Phan Thanh Giản ra lệnh cho các quân dưới quyền ông đầu hàng.
Đây là điểm mốc bi kịch lịch sử bấy giờ…
Phan Thanh Giản đã tuẫn tiết ngày 1- 8- 1867, sau 17 ngày nhịn ăn, để tự xử việc làm của minh.
Từ đó ông phải mang thêm tội “bán nước”cho đến tận ngày nay !!!
Phan Thanh Giản trở thanh nhân vật lịch sử
Trước đây các tài liệu chính thống thời Nguyễn hầu hết đều cho rằng nhân vật này có vai trò tiêu cực với hành vi làm mất lục tỉnh Nam Kỳ.
Phan Thanh Giản chính là người ký hòa ước 1862 để Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và sau đó là ba tỉnh miền Tây vào năm 1867. Có những lúc,người ta cho rằng đó là hành động “bán nước “.!!!
Nhưng có một điều không thể phủ nhận, Phan Thanh Giản giành được tình cảm rất lớn của nhân dân miền Nam. Theo họ, đây là nhân vật yêu nước và đáng được đề cao một cách đặc biệt. Phan Thanh Giản là người đậu tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, ông là niềm tự hào của nhân dân miền Nam. Thứ nữa, ông rất gần dân và qua các tài liệu để lại thì ông đi lên từ tầng lớp nghèo, trong thời gian làm quan, ông cũng rất liêm khiết
Nhưng với cái nhìn lịch sừ chúng ta hãy lùi về quá khứ, bấy giờ kẻ thù Pháp đang xâm chiếm lấy nước nhà, trong lúcđại thần Phan Thanh Giản dầu cho là không bắt tay với Pháp mà hượng bộ Pháp để chờ cơ hội và chắc chinh Ông biết thực dân Pháp không để cho ông có thời gian thực hiện được ý đồ đó.
Có ý kiến cho rằng Ông là người yêu nước theo kiểu riêng của ông (?) ; từ đó phát sanh xu hướng thanh minh một cách hơi thái quá nhân vật lịch sử nầy và đưa đến nhiều tranh cãi …..
Cách nhìn nhân vật lịch sử như hạ bớt “tội” hay đề cao một cách thái quá “công”như trường hơp Phan Thanh Giản là không mang tinh lịch sử !
Có ý kiến cho rằng trong hoàn cảnh lịch sử như thế, ông Phan Thanh Giản không có cách nào khác nhằm minh oan cho cái tội của ông.
Hành vi của Phan Thanh Giản là ngưởi mở đầu đưa đất nước vào vòng nô lệ 100 năm…
Thời điểm hiện nay người Việt có cái nhìn bớt khắt khe hơn, nhưng không vì thế mà đanh đồng hai cái chết: một võ quan Hoàng Diệu và một văn quan Phan Thanh Giản.
Hoàng Diệu, ông đã làm tròn vai của một vị tướng bằng cái chết của người giữ thành, hy sinh, rồi cũng phải mất thành.
Phan Thanh Giản, vì tránh đổ máu cho binh sĩ bằng cách giao nộp thành trước, rồi tự chọn cho mình cái chết sau.
Cái chết của vị văn quan thật là khó khăn và vượt ra ngoài quy luật ứng xử thông thường như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu;
Trong sớ Phan Thanh Giản gửi cho vua Tự Đức có đoạn cụ viết: "Tội tôi đáng chết không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ"
Phan Thanh Giản trước trách nhiệm để mất đất
Đánh giá một nhân vật lịch sử cần phải dựa vào ,hai tiêu chuẩn cơ bản là xây dựng và bảo vệ đất nước, cả hai không tách rời mà liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong thời đại phong kiến, người trí thức ihi thố tài năng, bằng con đường khoa cử và tham gia vào giới quan trường.
Sự nghiệp dựng nước của Phan khởi đầu từ năm 1826 sau khi Phan đậu tiến sĩ và làm quan với cả ba triều vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Sự nghiệp dựng nước của Ông không có gì tranh cãI.
Nhưng ở nửa cuối đời còn lại của Phan rơi đúng vào lúc đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 8-1858 Pháp đánh vào Đà Nẵng bi thất bại đến tháng 2-1859, chúng rút vào chiếm Gia Định. Gia Định thất thủ nhưng quân dân Đại Nam vẫn kiên quyết kháng chiến. Năm 1861 chúng chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho.
Khắp nơi dân chúng nổi lên chống Pháp, Trương Định ở Gò Công, Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực đốt tàu Espérance ở vàm Nhật Tảo…
Trong tình thế bức bách đó Tự Đức chủ hoà, cử Phan Thanh Giản cùng lập trường (?) làm Chánh sứ, Lâm Duy Hiệp làm Phó sứ đi thương thuyết với Pháp : “Cố gắng đạt đến việc đình chiến, ngõ hầu xứng đáng với nhiệm vụ mà khanh được giao phó” .
Và trách nhiệm về việc cắt đất cho Pháp thuộc về sứ bộ Phan Thanh Giản thực hiện.
Phái đoàn nhà Nguyễn do Kinh lược sứ Nam kỳ Phan Thanh Giản sang thăm Pháp năm 1863. Ảnh tài liệu.
Hoà ước Nhâm Tuất (5-6-1862) giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ký với Bonard và Palanca đã nhường ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với khoản bồi thường chiến phí 4 triệu đồng, trả trong 10 năm. Ngược lại Pháp trả lại tỉnh Vĩnh Long, nhưng phía triều đình phải triệt tiêu mọi lực lượng kháng Pháp ở tất cả các nơi.
Đến năm 1867, sau khi Phan Thanh Giản được cử dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp điều đình để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông không thành công (năm 1864), khi về lại được Tự Đức trao trọng trách giữ 3 tỉnh miền Tây.
Lúc nầy Pháp đã có kế hoạch và quyết tâm nuốt nốt 3 tỉnh này.
(Tài liệu lịch sử đã cho thấy, cuối tháng 2-1867, Pháp đã làm xong kế hoạch chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây )
Việc chúng dễ dàng và nhanh chóng chiếm được thành Vĩnh Long, rồi đến An Giang, Hà Tiên thì tài liệu của Pháp miêu tả như Phan Thanh Giản đã đầu hàng nộp các thành cho Pháp. Còn a chính sử Việt Nam như Đại Nam thực lục, nhất là Châu bản triều Nguyễn lại ghi đó là do một thủ đoạn của quân xâm lược Pháp .
“… Lợi dụng thái độ chủ hoà của Phan Thanh Giản và những sơ hở của quân ta để bất ngờ chiếm thành: Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường 3 tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long…” (Phan Huy Lê, “Phan Thanh Giản và bi kịch cuộc đời” Tạp chí Xưa và Nay số IX-1997 trang 15).
Lời tam kết
Dầu thế nào đi nữa thì cũng không một ai có
thể bỏ qua được trách nhiệm đánh mất 3 thành, 3 tỉnh miềm Tây Nam Kỳ của Phan Thanh Giản. Và chính cụ Phan cũng đã nhận trách nhiệm đó về mình qua lời trăng trối và việc cụ tự quyên sinh.
Trước sau về mặt lịch sừ, việc để mất thành, mất đất đai là tội lỗi của Tự Đức và của phái chủ hoà trong triều đình
mà Phan Thanh Giản là người đứng đầu
Tóm lại :
- Khẳng định cụ Phan Thanh Giản là một nhà
“ yêu nước, “ thương dân, không có tâm địa bán nước cầu vinh.
- . Công lao xây dựng đất nước của cụ Phan, trong điều kiện lịch sử lúc đó thật đáng ca ngợi là xuất sắc.
- Việc cụ ký hoà ước về 3 tỉnh miền Đông cũng như để thất thủ ba tỉnh miền Tây là những sai lầm lớn.
Và bi kịch đời cụ cũng chinh là bi kịch của lịch sử Việt nam bấy giờ vậy./.
Trần Văn Chi
Giáo sư Nam Sơn Trần Văn Chi, nguyên Giảng Viên, Phó Khoa Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại Long Xuyên, Nhà nghiên cứu miền Nam.
Tác phẩm mới nhất: “Trần Văn Chi Tuyển Tập” và “Bảo Đại, Vị Hoàng Đế Cuối Cùng Của Triều Nguyễn.” (2003)
* Chú thích của tác giả: Bài viết đóng góp vào “Cuộc hội thảo Phan Thanh Giản” tổ chức ngày 15/82021 tại Houston, TX