Giáo Hội PGVN Thống Nhất tiếp tục hoằng pháp

21 Tháng Bảy 20232:18 SA(Xem: 1243)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA – VĂN HỌC – THỨ SÁU 21 JULY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Ht Tuệ Sỹ: Vì sao gọi là “Thanh Văn Tạng”?


Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là chánh thư ký Viện Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), cố vấn Hội Đồng Hoằng Pháp và chủ tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, từ Việt Nam tham dự trực tiếp buổi giới thiệu “Thanh Văn Tạng” qua Zoom.


Hòa thượng giải thích vì sao gọi là “Thanh Văn Tạng”. Theo hòa thượng, vì bộ “Thanh Văn Tạng” chứa đựng giáo điển cơ bản trong 45 năm thuyết pháp của Đức Phật. Từ giáo nghĩa cơ bản này được hiểu và giải thích khác nhau nên dẫn đến thời kỳ Bộ Phái Phật Giáo. Rồi sau đó là thời kỳ phát triển Phật Giáo và Đại Thừa.


Giáo Hội PGVN Thống Nhất tiếp tục hoằng pháp


20/07/2023


Ngô Nhân Dụng


image005Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. (Hình: Văn Công Tuấn)


Nhưng đằng sau bản tin ngắn gọn trên là một sự kiện rất đáng chú ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập năm 1964 ở Sài Gòn, vẫn đang tiếp tục hoạt động khắp thế giới, kể cả ở trong nước...


Tin tức từ nước Đức cho biết Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, đã trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. Báo chí tiếng Việt ở các nước khác coi đây chỉ là một “tin địa phương,” truyền thông chính thức ở trong nước không loan tin.


Nhưng đằng sau bản tin ngắn gọn trên là một sự kiện rất đáng chú ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập năm 1964 ở Sài Gòn, vẫn đang tiếp tục hoạt động khắp thế giới, kể cả ở trong nước – mặc dù sau năm 1975 đã bị đảng Cộng sản cấm đoán, các tăng, ni bị bắt giam và đầy ải, nhiều người phải sống lưu vong ở nước ngoài!


image007Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Lâm Thời do chính Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, từng ở chùa Già Lam, Sài Gòn, chủ trì và lãnh đạo. Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ở San Diego, California, là hội Trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam (Việt Nam Tripitaka Foundation); Hòa Thượng Thích Như Điển ở Hannover, nước Đức, là Chánh Thư Ký của Hội Đồng. (Hình: Văn Công Tuấn)


Ấn loát và truyền bá 29 cuốn Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh là tiếp tục một công trình bắt đầu từ năm 1973, khi Giáo Hội Thống Nhất thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng. Một nửa thế kỷ sau, công việc in ấn và phân phối kinh điển tiếp tục, với nỗ lực cộng tác của tăng ni và Phật tử ở nhiều quốc gia, từ Việt Nam qua Âu châu và nước Mỹ.


Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Lâm Thời do chính Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, từng ở chùa Già Lam, Sài Gòn, chủ trì và lãnh đạo. Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ở San Diego, California, là hội Trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam (Việt Nam Tripitaka Foundation); Hòa Thượng Thích Như Điển ở Hannover, nước Đức, là Chánh Thư Ký của Hội Đồng.


Đây là một công trình lịch sử, kể từ khi Phật Giáo được truyền vào nước ta, với những Phật tử như An Tiêm, Chử Đồng Tử còn được nhắc tên qua các truyền thuyết đời Hùng Vương. Sau khi bị quân ta đánh ba lần, vua nhà Nguyên đã gửi tặng một bản Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán khi Trần Nhân Tông vẫn xin giảng hòa và “xưng thần.” Bản kinh này chắc không đầy đủ như ấn bản do Thiên hoàng Đại Chánh (Taisho) cho thực hiện trong những năm 1924 đến 1934. Đầu thế kỷ 20 người Việt Nam không còn sử dụng chữ Hán, các kinh được dịch ra chữ quốc ngữ, như các bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh từ chữ Hán, và của Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ chữ Pali, được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, các công trình phiên dịch trong một thế kỷ qua được góp lại và tăng bổ thêm, bắt đầu với bộ Thanh Văn Tạng bằng tiếng Việt.


Bộ Thanh Văn Tạng gồm 29 tập mới ấn hành đòi hỏi việc nghiên cứu và chú giải công phu. Vì Tam Tạng kinh điển đạo Phật đã được phiên dịch nhiều lần, qua nhiều ngôn ngữ, truyền tụng và tu tập trong gần 25 thế kỷ. Tam Tạng nghĩa là Ba Kho báu, ba bộ phận chính gồm Kinh, Luật và Luận. Một trăm ngày sau khi Phật lìa đời, 500 đệ tử trình độ giác ngộ cao nhất đã tập họp, nhắc lại các lời Phật đã nói (Kinh), các quy tắc hành sử (Luật). Người nhớ kinh nhiều nhất là Thầy Ananda (A Nan). Người thuộc các giới luật nhất là Thầy Upali (Ưu Bà Li), ông nhớ rõ cả những sự kiện xảy ra đưa tới việc thảo luận và quyết định các quy tắc sống chung.


Kinh ghi lại những lời do chính Đức Phật nói, tùy theo căn cơ, nhu cầu, trình độ của thính chúng trong mỗi lần tập hợp. Những người theo học Phật gọi là các hành giả, những người đến nghe để thực tập. Mỗi lần, Đức Thích Ca thường nói trọn vẹn về một đề tài; chú trọng đến việc tu tập, hành trì hơn là lý thuyết, dù đề cập tới những tuệ giác sâu xa.


Luật gồm những quy tắc hành trì, được đặt ra do kinh nghiệm trong cuộc sống tăng đoàn đầu tiên xuất gia theo Đức Phật. Mỗi lần có ai bị nghi ngờ là hành động không thích đáng, tăng đoàn lại thảo luận, đặt ra các quy tắc mới, những quy tắc đó là giới luật bảo vệ “uy nghi.” Phần thứ ba, Luận, gồm những bản tóm tắt, xếp đặt theo đề mục và giải thích những lời Phật dạy, do công trình các đệ tử của Phật và các luận sư trong nhiều đời sau.


Hiện nay các kho kinh tạng Phật Giáo thế giới được gìn giữ trong ba ngôn ngữ chính. Tạng chữ Pali của Phật Giáo Nam Truyền, còn gọi là Theravada hay Nguyên Thủy. Các nước Bắc Tông, cũng gọi là Đại Thừa, dùng bản dịch chữ Hán. Phật Giáo Tây Tạng và Mông Cổ có bản dịch chữ Kanjur hoặc Tenjur. Phần lớn các bản chữ Pali, đã được dịch sang tiếng Anh. Các bản chữ Hán trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh gồm 55 bộ, mỗi bộ hàng ngàn trang chữ Hán. Các truyền bản chữ Tây Tạng gồm hơn 300 bộ. Hầu hết các kinh bản trong ba kho ngôn ngữ đều giống nhau trong ý nghĩa chính.


Về nội dung, các kinh điển có thể phân chia thành ba kho tàng chính, tùy theo mục tiêu: Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Mật Tạng. Trong việc hành trì, Phật Giáo Nam Truyền ở Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Lào Campuchia, Việt Nam, chú trọng đến mục tiêu giác ngộ của hàng Thanh Văn, cao nhất là A La Hán. Phật Giáo Bắc Truyền ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Đài Loan, Hàn Quốc đề cao con đường tu tập của các vị Bồ Tát. Mật Tạng được thực tập nhiều nhất, dù không phải duy nhất, trong Phật Giáo Tây Tạng.


Ba bộ phái Phật Giáo thật ra không phân cách, không đối nghịch với nhau, như trong các tôn giáo khác. Ngay từ hai ngàn năm trước, trong các tự viện theo phái Theravada vẫn có những vị tu học các hạnh nguyện của Bồ Tát. Các vị sư người Trung Hoa như Huyền Trang (thế kỷ thứ 7), Nghĩa Tịnh (thế kỷ thứ 8), đều kể lại sự kiện này ở khắp nơi đã đi qua, trong lục địa Ấn Độ hay Afghanistan và Pakistan bây giờ. Dù có nhiều tông phái Phật Giáo, nhưng dù ở phương Nam hay phương Bắc, tất cả đều thọ trì các giới luật giống nhau. Cả ba dòng Phật Giáo trên đều đang phát triển tại các nước Âu châu, Mỹ châu. Hiện nay 53 phần trăm những người theo Phật giáo ở các nước Bắc Tông, 36% thuộc phái Theravada và 6% theo học Kim Cang Thừa, Tây Tạng.


Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam mới ấn hành trong giai đoạn đầu phiên dịch Phần I là Thanh Văn Tạng, gồm 29 tập; trong đó có 16 tập thuộc Kinh tạng A-hàm, 6 tập thuộc Luật tạng, 5 tập Luận tạng, và hai kinh khác. Các học giả thực hiện Đại Tạng Kinh Việt Nam đã sử dụng bản chữ Hán làm gốc, đối chiếu với các bản chữ Phạn, chữ Pali và Tây Tạng để hiệu đính cho chính xác. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ soạn thêm năm Tổng mục, tóm tắt nội dung, liệt kê mục lục và thư mục đối chiếu, so sánh các từ vựng Phạn-Hán, Pali-Việt-Hán.


Ngày 21 Tháng 5 năm 2023 Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, San Diego, hội trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã ra Thông Báo cho biết 1,000 bộ Thanh Văn Tạng đã được chuyển từ kho nhà in ở Thái Lan tới các địa điểm tại Hoa Kỳ 330 bộ, Âu châu 320 bộ, Úc châu 200 bộ, Canada 100 bộ. Ước tính chi phí ấn hành và vận chuyển một bộ 29 tập khởi đầu là $250 USD.


Ngày 3 tháng 6, Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Hòa Thượng Thích Như Điển, cùng khoảng 50 vị tăng ni và 400 Phật tử đã cung thỉnh Thanh Văn Tạng chuyển về đến chùa. Ngày 11 tháng Sáu, cùng một số tăng ni và cư sĩ đã họp mặt tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB) cùng vị Viện trưởng Chân Pháp Ấn đón nhận bộ Thanh Văn Tạng do Hòa Thượng Thích Như Điển gửi tặng. Ngày hôm sau, 10 bộ Thanh Văn Tạng được đưa tới Chùa Việt Nam ở Kanagawa, Nhật Bản; sau đó sẽ lần lượt cúng dường các chùa của người Việt và các trường Đại Học có chuyên khoa Phật học tại Nhật Bản. Các chùa ở Đài Loan cũng nhận được quà tặng Thanh Văn Tạng mới ấn hành để các Phật tử người Việt thêm cơ hội học hỏi.


Bản tin Hoằng Pháp ngày 12 tháng Bảy, 2023 cho biết bản Thanh Văn Tạng đã được chuyển tới Sri Lanka (Tích Lan), trao cho Thượng toạ M. Dhammajothi, Giáo Sư Tiến Sĩ, Viện trưởng Viện Cao học Phật học và Pali của trường Đại học Kelaniya (PGIPBS); sau đến lượt các học viện tương tự thuộc Đại học Peradeniya và Đại Học Phật Giáo và Pali (BPU).


Một tin tức đặc biệt nhất, theo bản tin Hoằng Pháp của Hội đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày 15 Tháng 5, các Đại đức Thích Chúc Hiếu và Thích Tâm Luân đã cung thỉnh Thanh Văn Tạng tại Văn phòng Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, tại chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai. Ngoài ra, có người ở trong nước đã “in lậu” bộ Thanh Văn Tạng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà không xin phép! Theo thông báo ngày 21 Tháng 5 năm 2023 của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, ấn bản lậu này chỉ có 28 cuốn, thay vì đủ 29 cuốn. Trên trang bìa trước và trang lót, người in trái phép đã xóa bỏ những hàng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” và “Hội Đồng Hoằng Pháp.”


Trong buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng mới ấn hành ở Quận Cam, miền Nam California, một Phật tử đã xin đóng góp cho các chi phí cho các công trình in ấn tiếp tục trong tương lai. Trong kế hoạch tương lai sẽ còn có khoảng 220 tập được phiên dịch trong vòng 10 năm tới, do Hội Việt Nam Tripitaka Foundation, California thực hiện.


Những tin tức trên đây, với đầy đủ hình ảnh kèm theo, cho thấy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn hoạt động, ở khắp thế giới cũng như ở trong nước. Đối với người Việt Nam theo đạo Phật, đây là điều rất đáng phấn khởi.

image008

Ngô Nhân Dụng


Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt, từ năm 1995 khi ông về định cư tại Quận Orange, California, cho tới Tháng Hai năm 2020. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?


Cuốn sách đầu tiên ký tên Đỗ Quý Toàn xuất bản ở California là Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt, do nhà Văn Nghệ ấn hành, năm 1979. Ông cũng đã in nhiều tập thơ từ năm 1965 và tập tiểu luận Tìm Thơ Trong Tiếng Nói do Thanh Văn xuất bản năm 1992.


Trong blog này Ngô Nhân Dụng sẽ viết tiếp những bài Bình Luận về các vấn đề thời sự thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới mắt nhìn của một người Việt sống xa quê hương.


Đây là một blog cá nhân được đăng tải trên Đài VOA nhưng không nhất thiết tương đồng với quan điểm của đài và của chính phủ Hoa Kỳ.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Ht Thích Nguyên Siêu: Thư Cung Thỉnh chứng minh và tham dự Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng


Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh Việt Nam tại California, Hoa Kỳ


19/03/202308:55(Xem: 1530)


HT. Thích Nguyên Siêu

image010

THƯ CUNG THỈNH
Chứng minh và tham dự Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng,
Giai đoạn I, Phần I trong Đại Tạng Kinh Việt Nam tại California, Hoa Kỳ


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Kính bạch


Trong quá trình lịch sử 2,000 năm Phật giáo có mặt tại Việt Nam, Hán tự dưới thời Bắc thuộc đã trở thành chữ viết chính được sử dụng trong mọi sinh hoạt chính thống trên toàn quốc. Dù sau đó chữ Nôm đã được hình thành và phát triển ngót 1000 năm với mục đích thay thế chữ Hán, nhu cầu về việc phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ chữ Hán sang chữ Việt đã không phải là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, trong khoảng 100 năm trở lại đây, từ khi chữ Việt được hình thành theo ký tự La Tinh trở thành ngôn ngữ chính trong mọi sinh hoạt của dân tộc Việt Nam thì nhu cầu phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ chữ Hán sang chữ Việt ngày càng trở nên cần thiết trong công cuộc xiển dương Chánh Pháp. Nhu cầu đó dựa trên các thực tế là, số người đọc và hiểu được chữ Hán ngày càng ít ỏi, và hơn nữa, Giáo Pháp của Đức Phật ngày càng bị diễn giải lệch lạc trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam.

Chính vì vậy, vào tháng 10 năm 1973, Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng gồm 18 vị cao Tăng thạc đức để tiến hành công tác dịch thuật Tam Tạng Kinh Điển sang tiếng Việt. Tiếc thay, biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt của GHPGVNTN, nên công cuộc phiên dịch của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng đã bị gián đoạn. May thay, trong số 18 vị Pháp sư của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng vẫn còn lại 2 vị, nhưng một vị đang trong tình trạng bất hoạt, nên chỉ còn lại một mình Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Để thừa tiếp sự nghiệp phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng năm 1973, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã vận động chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong và ngoài nước thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời vào đầu tháng 12 năm 2021.

Với uy đức lãnh đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và sự cố vấn của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trong một năm qua, đã hoàn thành được phần lớn Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam. Hiện nay, công việc in ấn đã hoàn tất được 24 bộ Kinh, Luật, Luận và 5 tập Tổng lục thuộc Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I của Công trình.

Điểm đặc biệt và cũng là khác biệt của Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện ở chỗ: đây là Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam được dịch từ bản Hán của Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh của Nhật Bản, nhưng có phần đối chiếu, tra cứu, chú thích chi tiết và đầy đủ với các bản dịch tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng, v.v… Vì vậy, Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời phiên dịch lần này chứa đựng phẩm chất hàn lâm và có tầm vóc quốc tế.

Trước đây, một buổi Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng đã được tổ chức qua hệ thống Zoom vào ngày 17 tháng 7 năm 2022. Tuy vậy, để giới thiệu trực tiếp đến chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ bộ Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam vừa được Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời hoàn tất việc in ấn, một buổi lễ ra mắt sẽ được tổ chức tại Cali, Hoa Kỳ, vào lúc 4 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023. Vì khách mời chỉ giới hạn trong 50 vị (có thư mời riêng), phần còn lại, trân trọng kính mời quý vị hoan hỷ vào tham dự qua Zoom Meeting Online:


https://us06web.zoom.us/j/3854643890?pwd=emNwZ3pSalZGWUtKdHEyT0pYbUlmUT09


ZOOM:


Meeting ID: 385 464 3890


Passcode: 2023anlac


TORONTO (CANADA) / New York (USA): 7:00 PM, Chủ nhật, 19.3.2023


VIỆT NAM: 6:00 AM, Thứ Hai, 20.3.2023


ÂU CHÂU: 01:00 AM Thứ Hai, 20.3.2023


MELBOURNE (ÚC): 10:00 AM, Thứ Hai, 20.3.2023

image012


Với tâm nguyện và hoài bão thiết tha đó, đại diện cho Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, chúng con thành kính cung thỉnh chư tôn Thiền đức hoan hỷ quang lâm chứng minh và tham dự buổi Lễ Giới Thiệu Bộ Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh Việt Nam được tổ chức tại địa điểm và ngày giờ nói trên.

Sự quang lâm chứng minh và tham dự của chư tôn Thiền Đức không những là niềm khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức của chúng con, mà còn nói lên sự quan tâm đặc biệt của quý ngài đối với nhu cầu trọng đại của công việc phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.


Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

Phật lịch 2566, California, ngày 1 tháng 1 năm 2023
TM. Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời
Phó Chánh Thư Ký HĐPDTTLT kiêm Trưởng Ban Tổ Chức
(Xem bản pdf có ấn ký)


Tỳ Kheo Thích Nguyên Siêu


***
Vài hình ảnh bộ Đại Tạng Kinh
 trong quá trình in ấn và hoàn tất


image014image015image017image018image019image021image022image024image026image028


Little Saigon: Ra mắt 29 cuốn kinh ‘Thanh Văn Tạng’ trong ‘Đại Tạng Kinh Việt Nam’


March 23, 2023


https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/ra-mat-29-cuon-kinh-thanh-van-tang-trong-dai-tang-kinh-viet-nam-tai-little-saigon/


Văn Lan/Người Việt


GARDEN GROVE, California (NV) – Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa giới thiệu 29 cuốn Kinh, Luật và Luận thuộc “Thanh Văn Tạng” trong “Đại Tạng Kinh Việt Nam” vào chiều Chủ Nhật, 19 Tháng Ba, tại nhà hàng Brodard Chateau, Garden Grove.


image030Hai mươi chín quyển “Thanh Văn Tạng” trong “Đại Tạng Kinh Việt Nam” đợt in ấn đầu tiên được giới thiệu ra mắt. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam, bởi vì đây là lần đầu tiên Phật Giáo Việt Nam có được 29 cuốn Kinh, Luật và Luận bằng tiếng Việt do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện và Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam ấn hành năm 2023.


Dù chưa phải là toàn bộ “Thanh Văn Tạng” mà chỉ là một phần nhỏ, nhưng đây là thành quả sơ khởi của công trình phiên dịch để hoàn thành bộ “Đại Tạng Kinh Việt Nam” bằng tiếng Việt để làm chuẩn mực cho sự tu học, nghiên cứu và góp phần vào việc phát triển văn hóa, giáo dục, hoằng pháp, xã hội, cho Phật Giáo và xã hội Việt Nam trong và ngoài nước.


Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là chánh thư ký Viện Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), cố vấn Hội Đồng Hoằng Pháp và chủ tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, từ Việt Nam tham dự trực tiếp buổi giới thiệu “Thanh Văn Tạng” qua Zoom.


Hòa thượng giải thích vì sao gọi là “Thanh Văn Tạng”. Theo hòa thượng, vì bộ “Thanh Văn Tạng” chứa đựng giáo điển cơ bản trong 45 năm thuyết pháp của Đức Phật. Từ giáo nghĩa cơ bản này được hiểu và giải thích khác nhau nên dẫn đến thời kỳ Bộ Phái Phật Giáo. Rồi sau đó là thời kỳ phát triển Phật Giáo và Đại Thừa.


Hòa thượng nói Tam Tạng Kinh Điển qua hệ Bắc Truyền nằm trong ba ngôn ngữ chính là tiếng Phạn (Sanskrit), chữ Hán và chữ Tây Tạng. Bốn bộ A-hàm bằng chữ Hán so với bốn bộ Nikaya bằng tiếng Pali thuộc Nam Truyền thì không có nhiều khác biệt.


image032Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (giữa), chứng minh Hội Đồng Phiên Dịch Lâm Thời Đại Tạng Kinh Việt Nam, ban đạo từ. Bìa trái là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu. Bên phải là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Hòa thượng lưu ý rằng việc phiên dịch “Tam Tạng Kinh Điển” từ xưa đến nay không thể nào có được sự nguyên thủy lời dạy của Đức Phật và sự chuẩn xác hoàn toàn do trải qua nhiều thế hệ khẩu truyền và do “khẩu âm và phương ngữ nên trong các truyền bản được nói là Phạn văn đã hàm chứa khá nhiều sai lạc. Điều này có thể thấy rõ qua sự so sánh các đoạn tương đương Pali, hay các dẫn chứng trong Đại Tỳ-bà-sa, Du-già Sư Địa. Thêm vào đó, các dịch giả hầu hết đều học Phật và học tiếng Sanskrit tại các nước Tây vực chứ không trực tiếp tại Ấn Độ như La-thập và Huyền Trang, nên trình độ ngôn ngữ Phạn có hạn chế.”


Chư tôn đức tham dự có Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (chánh văn phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN, chứng minh Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Hội Đồng Hoằng Pháp); Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành (thượng thủ GHPGVN Trên Thế Giới, viện chủ chùa Liên Hoa, Garden Grove); Hòa Thượng Thích Trí Tuệ (chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, viện chủ Trung Tâm Vạn Hạnh, Virginia); Hòa Thượng Thích Như Điển (chánh thư ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Đức); Hòa Thượng Thích Minh Nguyện (viện chủ chùa Trúc Lâm Yên Tử, Santa Ana); Hòa Thượng Thích Pháp Tánh (viện chủ Tu Viện Hoa Nghiêm, Santa Ana); Hòa Thượng Thích Thái Hòa (phó thư ký Hội Đồng Hoằng Pháp Quốc Nội GHPGVNTN, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Việt Nam); Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (phó thư ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời); Hòa Thượng Thích Nhựt Huệ (thành viên Hội Đồng Hoằng Pháp, viện chủ chùa Duyên Giác, San Jose); Hòa Thượng Thích Minh Tuyên (phó chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ); Hòa Thượng Thích Minh Hồi (tổng vụ trưởng Tổng Vụ Kiến Thiết GHPGVNTN Hoa Kỳ); Hòa Thượng Thích Bổn Đạt (phó thư ký Hội Đồng Hoằng Pháp, Canada); Hòa Thượng Thích Trường Phước (cố vấn Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp, Canada); Hòa Thượng Thích Tuệ Uy (quyền tổng vụ trưởng Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN Hoa Kỳ).


image034Chư tôn đức theo dõi lắng nghe Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ giới thiệu về “Đại Tạng Kinh Việt Nam” qua Zoom. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Trong diễn văn khai mạc, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, phó thư ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, hội trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, kiêm trưởng ban tổ chức, nói: “Sự thuyết pháp của Đức Phật đã để lại cho đời một kho tàng Kinh Luật đồ sộ là kim chỉ nam, là con đường hướng dẫn chư thiên và nhân loại, hướng thân lập mệnh trên tiến trình tu chứng. Đức Phật đã có lời di huấn tối hậu trước khi nhập Niết Bàn: ‘Pháp và Luật mà Như Lai đã tuyên thuyết và quy định là đạo sư của các người sau khi Như Lai diệt độ.’ Kể từ đấy, các hàng Thánh đệ tử thấy được tầm quan trọng của Giáo Pháp để quý ngài đã lần lượt tổ chức các đại hội kiết tập kinh điển, trùng tuyên lại kinh luật mà Đức Thế Tôn thuyết giáo suốt 45 năm.”


“Trên dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam 2,000 năm qua, có những bậc kỳ túc, lịch đại tổ sư vì tiền đồ hưng suy của đạo pháp mà gia tâm hạ thủ công phu phiên dịch được một số kinh luật, nhưng vẫn chưa được hoàn tất và môi trường phiên dịch vẫn chưa dàn dựng được một dịch trường có tầm cỡ Kinh Viện Quốc Tế để được thành tựu như ước nguyện.


Cứ thế, thời gian lần lượt trôi qua cho đến năm 2021, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát, cùng quy tụ một số Chư Tôn Đức Tăng Già, và cư sĩ Phật tử thức giả, học giả, quây quần lại với nhau để hoàn thành Đại Tạng theo tâm nguyện phụng hành. Nhờ vậy mà đến năm nay 2023, công trình văn hóa ngàn đời của Phật Giáo Việt Nam – phiên dịch ‘Đại Tạng Kinh’ – đã thành tựu, sơ bộ của bước đầu là ra mắt ‘Thanh Văn Tạng’ hôm nay,” vị hòa thượng nói tiếp.


Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời có ba Ủy Ban Duyệt Sách, Ủy Ban Phiên Dịch, và Ủy Ban Chứng Nghĩa Chuyết Văn, đã chăm chỉ làm việc ngày đêm, khi Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ dù tuổi già sức yếu nhưng vẫn miệt mài, cặm cụi làm việc không mệt mỏi để hoàn thành tiêu chí là bộ “Đại Tạng Kinh Việt Nam” phải mang tính hàn lâm quốc tế.


image036Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, trưởng ban tổ chức, trong diễn văn khai mạc ra mắt “Thanh Văn Tạng” trong “Đại Tạng Kinh Việt Nam.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã 96 tuổi, dù sức yếu vẫn cố gắng đến dự, ban lời đạo từ: “Tôi thiết nghĩ, với sự lãnh đạo tài đức của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và sự góp sức tận tụy của chư tăng, ni và cư sĩ trong Hội Đồng Hoằng Pháp, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thì việc hoàn thành bộ ‘Đại Tạng Kinh Việt Nam’ là điều tất yếu sẽ đạt được.”


“Điểm đặc biệt mà tôi biết là công trình phiên dịch ‘Đại Tạng Kinh’ của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời được thực hiện trong chuẩn mực hàn lâm nghiêm túc, với sự đối chiếu các bản tiếng Nam Phạn, Bắc Phạn và Tây Tạng, cũng như phần chú thích công phu rất giá trị sánh ngang hàng với các bộ ‘Đại Tạng Kinh’ có chuẩn mực quốc tế khác. Theo tôi nghĩ, một quốc gia như Việt Nam nếu có được nhiều công trình phiên dịch ‘Đại Tạng Kinh’ là một đại phước cho dân tộc. Không những thế, đó còn là một đại hạnh cho giới học Phật, giới nghiên cứu và các thế hệ tương lai để có nhiều tài liệu, nhiều văn bản, nhiều bản dịch ngõ hầu tra cứu, tham khảo và truy tìm thật nghĩa của Thánh Điển,” ông tiếp.


Cư sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo, thủ quỹ Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, phó ban báo chí xuất bản Hội Đồng Hoằng Pháp, kiêm thủ quỹ Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, giới thiệu nữ cư sĩ Quảng Nguyện, chủ nhân nhà hàng Brodard Chateau, đã phát tâm hỗ trợ tài chánh cho việc in “Thanh Văn Tạng,” với ấn phí trong đợt đầu này là $253,000. Đó là chưa tính cước phí chuyên chở lên tới khoảng $60,000 do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam chi trả. Ông cho biết hôm nay ra mắt 29 quyển chỉ là sơ khởi bước đầu, có thể cần 10 hoặc 20 năm để hoàn tất.


Hòa Thượng Thích Như Điển trình bày khái quát về công trình phiên dịch “Đại Tạng Kinh Việt Nam” do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện.


Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cho biết khái quát về công trình phiên dịch “Đại Tạng Kinh” dựa vào Thánh Giáo do kim khẩu của Đức Phật thuyết giảng được truyền bá từ hình thức khẩu truyền đến hình thức được ghi chép bằng văn tự qua các thời đại và quốc độ. Hòa thượng cũng hy vọng sẽ thành lập một Đại Học Phật Giáo để dạy tiếng Phạn, và dịch Kinh, Luật, Luận trực tiếp từ Phạn Ngữ sang tiếng Việt.


image038Hòa Thượng Thích Thái Hòa trình bày cho cử tọa biết sơ về 29 cuốn Kinh, Luật, Luận và Tổng Lục thuộc “Thanh Văn Tạng” do Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ biên soạn, trong đợt đầu ấn hành. (Hình: Văn Lan/Người Việt)


Hòa Thượng Thích Thái Hòa trình bày cho cử tọa biết sơ về 29 cuốn Kinh, Luật, Luận và Tổng Lục thuộc “Thanh Văn Tạng” do Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ biên soạn, trong đợt đầu ấn hành, gồm có Kinh Trường A-hàm (2 cuốn), Kinh Trung A-hàm (4 cuốn), Kinh Tạp A-hàm (3 cuốn), và Kinh Tăng Nhất A-hàm (3 cuốn); Luật Tứ Phần (4 cuốn), Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn (1 cuốn); Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá (3 cuốn), A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận (1 cuốn), A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận (1 cuốn); và Tạp Bộ gồm Lục Độ Tập Kinh (1 cuốn) và Kinh Hiền Ngu (1 cuốn); và 5 cuốn Tổng Lục.


Cư sĩ Chân Văn Đỗ Quý Toàn, giáo sư đại học tại Canada, là nhà thơ, nhà báo, nhà bình luận thời sự, đã nói lên cảm nghĩ về công cuộc phiên dịch “Đại Tạng Kinh Việt Nam:” “Phật Giáo với một kho tàng kinh điển bao la, khi tôi từng học với quý hòa thượng và các giáo sư, chia sẻ về giáo lý và tiếp xúc với các tài liệu Phật Giáo nhưng chưa từng gặp bộ ‘Đại Tạng Kinh.’ Rất may khi Phật Giáo Việt Nam bắt đầu công cuộc dịch ‘Đại Tạng Kinh’ có tính chất hàn lâm, và việc này Phật tử Việt Nam đã đợi ngàn năm.”


Chi phiếu cúng dường ấn hành, xin đề “Vietnam Great Tripitaka Foundation” và gởi về địa chỉ: Vietnam Great Tripitaka Foundation, 4333 30TH Street, San Diego, CA 92104 (chi phiếu xin ghi nơi phần Memo: ĐTKVN).


Ở Hoa Kỳ có thể chuyển tiền vào tài khoản Bank of America của Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam bằng cách: Zelle vào địa chỉ email: daitangkinhvietnam@yahoo.com.


Từ các nước ngoài Hoa Kỳ, có thể chuyển khoản (wire transfer) theo địa chỉ và SWIFT code như sau:


Vietnam Great Tripitaka Foundation,


Account # 325152134392


SWIFT code: BOFAUS3N


Bank of America, N.A


222 Broadway, New York, NY 10038


Hội sẽ gởi Phiếu Công Đức (Donation Receipt) đến quý vị (nếu được cung cấp địa chỉ); và các khoản cúng dường này đều có thể được khấu trừ thuế theo luật định của chính phủ Hoa Kỳ. (Văn Lan) [qd]


++++++++++++++++++++++++++++++++


A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


16/10/2019


A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


image040
Do Ni sư Thích Nữ Giới Hương biên soạn
 


Sách A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não do Ni sư Thích Nữ Giới Hương biên soạn, trong Tủ Sách Bảo An Lạc, ấn bản trọn bộ 2 tập, ấn hành do Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, và đang phát hành trên Amazon qua địa chỉ:


https://amzn.com/0359725910  (Tập 1)
https://amzn.com/1690625481  (Tập 2)


Sách này sẽ nằm trong nhóm 300 đầu sách triển lãm tại Hội Chợ Sách tại San Jose vào ngày 19/10/2019. Sau đây là lời của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.)
 
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có thể được sử dụng như nước uống và là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng cho nên mưa được xem là nguồn sống cho tất cả các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Dù là mưa rào, mưa phùn hay mưa ngâu, hương vị của mưa thật là dễ chịu, trong sáng nên mưa được chúng ta chào đón với một sự vui mừng thoải mái nhẹ nhàng. Cũng thế, pháp vị A-hàm thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, làm tươi sáng tâm tư của chúng ta. A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta, vì thế tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) xin được ra mắt với nội dung giới thiệu A-hàm như một suối nguồn Phật pháp không thể thiếu trong việc tưới tẩm và nuôi dưỡng nguồn tâm linh của chúng ta.


Tập 1 (Chương 1. Sự Hình Thành & Cấu Trúc của A-hàm & Nikaya; 2. Ý Nghĩa A-hàm; 3. Những Lời Phật Dạy trong Trường A-hàm; 4. Những Lời Phật Dạy trong Trung A-hàm)


Tập 2 (Chương 1.Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm; 2.Những Lời Phật Dạy trong Tăng Nhất A-hàm; 3.Những Chủ đề Chung trong A-hàm; 4. Kết Luận)


Bốn bộ A hàm xuất phát từ tiếng Phạn, Hán và Thượng Tọa Tuệ Sĩ cùng Tỳ Kheo Thích Đức Thắng đã dịch qua Việt Ngữ.


Bốn bộ Nikaya xuất phát từ ngôn ngữ Pali và Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch qua Việt Ngữ. Vì xuất phát từ ngôn ngữ (Phạn và Pali) khác nhau nên văn phong chuyển dịch sang Việt Văn có ngắn dài khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ý tưởng đều giống nhau. Nên nếu chúng ta hiểu bốn bộ A-hàm thì chúng ta cũng sẽ hiểu được bốn bộ Nikaya. Đó là lý do trong chương 1, tác giả có sự so sánh về cấu trúc cả hai bộ A-hàm và Nikaya.


Bốn bộ A-hàm gồm có 2086 bài pháp thoại, nên chương 3 & 4 của tập 1 và chương 1 và 2 của tập 2 là phần tóm gọn các bài pháp thoại A-hàm này.


Vì tựa đề của tác phẩm là ‘Mưa pháp’ nên tác giả chỉ chú trọng và sắp xếp các đoạn văn kinh tóm gọn không theo số thứ tự tuần tự của bốn bộ A-hàm mà theo thứ tự của những đức hạnh, tánh cách, ý tưởng của từng bộ kinh mà Đức Phật đã tặng cho chúng ta.


Những chủ đề đức hạnh này có khả năng giúp chúng ta có cái nhìn hướng thượng hơn về cuộc sống, nhân cách, tánh tình, tập quán và sự tu tập giải thoát.


Vì cách đây 2600 năm, thời của Đức Phật chưa có nghệ thuật in ấn nên mỗi khi thuyết giảng Đức Phật từ bi, chịu khó trùng tuyên lại nhiều lần cho các thính chúng dễ nhớ, còn bây giờ chúng ta may mắn có nghệ thuật in ấn nên có những đoạn văn, tác giả trích y như chánh văn dịch, nhưng cũng có những đoạn tác giả lược bỏ những phần phụ và mẫu văn trùng lập do thời xưa truyền khẩu để đoạn văn ngắn gọn hơn nhưng vẫn nói lên ý chính của Đức Phật đã giảng. Tiêu đề của những đoản văn này là do tác giả đặt dựa theo nội dung để giúp đọc giả dễ theo dõi và nắm ý chính của những đoạn mà chúng ta sắp đọc. Mỗi đoạn đều có ghi xuất xứ, sẽ giúp quý độc giả dễ đối chiếu với chánh văn kinh.


Xuất xứ không có ghi số trang vì tác giả dựa văn kinh A-hàm trên website của http://quangduc.com/ => Kinh điển => A Hàm


Như vậy, đầu tiên kinh Phật không có bản chữ viết mà chỉ dựa vào truyền khẩu trùng tụng. Sau khi, Đức Phật diệt độ mấy trăm năm, nhờ bốn kỳ kiết tập mà kinh tạng được kết tập lại như những sợi chỉ ngũ sắc kết xâu những bài pháp thoại rải rác của Đức Phật lại thành những chuỗi ngọc trân bảo quý giá để trang nghiêm đạo tâm của chúng ta. Theo thời gian các tổ mới dùng ngôn ngữ Ấn độ cổ đại Pali, Phạn ngữ để viết Tam tạng kinh điển thành bản văn được khắc trên bản đá, bản đồng, giấy loát, vv... Rồi khi Phật giáo hưng thịnh, những lời dạy của Đức Phật vượt khỏi biên giới của Ấn độ để đến khắp năm châu bốn biển trên thế giới. Tam tạng kinh điển xuất hiện đến đâu thì tùy theo ngôn ngữ của đất nước đó mà được chuyển dịch ra.


Như tại Việt Nam, các kinh được dịch, xuất xứ từ ngôn ngữ Pali thì gọi là Kinh tạng Nikaya (Nam truyền) và kinh được dịch từ tiếng Hán (gốc từ Phạn ngữ) thì gọi là Kinh A Hàm (Bắc truyền).


Do đó, có thể nói kinh điển Phật giáo là văn học phiên dịch tức chúng ta không học thẳng ngôn ngữ của Đức Phật mà được chuyển ngữ do vì đất nước và ngôn ngữ giữa chúng ta và Đức Phật vốn khác nhau. Tuy nhiên, nội dung giáo nghĩa của Đức Phật dạy thì bất cứ dân tộc nào, ngôn ngữ nào hay tại đất nước nào cũng có thể ứng dụng để giải thoát vì tất cả loài người đều có chung một bịnh tâm là tham sân si và đều bị luân chuyển trong lửa sanh tử luân hồi thiêu đốt. Nên xâu chuỗi A-hàm quý giá của Đức Phật có khả năng phục vụ như một phương thuốc hữu hiệu vô giá để trị bịnh tâm và bịnh sanh tử của tất cả chúng ta nên ở đâu đều cũng có thể uống và đều được hữu hiệu cả.


Chương 3 & 4 (tập 1) và chương 1 và 2 (tập 2) đã cho thấy có vô sổ chủ đề ẩn hiện trong 2086 bài pháp thoại như Kiết sử, Nghiệp báo, Luân Hồi, Tinh Tấn, Sáu cõi, Tứ đế, Sanh tử, Niết Bàn, Duyên Khởi, 37 phẩm Trợ Đạo,vv… tuy nhiên tác giả xin mạn phép bàn rộng thêm về các chủ đề chung căn bản mà A-hàm thường đề cập, đó là lý do có sự xuất hiện của chương 3 (tập 2) để giúp cho chúng ta hiểu được chân ý nghĩa của Đức Phật dạy.


Nhìn chung, tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) đóng vai trò như là một hội a-hàm, một tòa lâu đài A-hàm, một cơn mưa A-hàm với 2086 giọt mưa ngâu, 2086 bài pháp thoại giác tỉnh trong sáng.


Mưa từng cơn rớt xuống


Tưới mát lòng con trẻ


Rửa sạch trần sáu cõi


Vươn sức sống ngày mai.


Sau cơn mưa cảnh trí tưng bừng, hoa lá xanh tươi vui reo vươn cao lên cùng bát ngát trời xanh. Cũng thế, âm dương đồng gội ân đức tưới tẩm đượm nhuần của A-hàm mà được tâm hoa tươi nở, tỏa hương công đức, bước lên thánh vị. Giữa cảnh đời bơ vơ lạc lõng, biết bao ưu tư phiền muộn, nhiều nẽo thăng trầm lên xuống, A-hàm như tiếng chuông thức tỉnh vang vọng ra giữa các nẻo đường đầy gió bụi mê. Không khí sáu cõi nặng nề với những phiền não lo âu, trời nóng hừng hực với lửa dục tham sân si thiêu đốt thì chức năng A-hàm như vị cứu tinh tỏa ra nước mát thanh lương dịu dàng phủi đi lớp bụi ô nhiễm để làm trong sáng thân tâm chúng ta, đem lại niềm tin và hy vọng cho chúng ta trong đêm tối mênh mông. Sau cơn mưa trời lại sáng! Những thánh thai trí tuệ phá tan mê lầm được khai nở và vươn cao lên giữa trần gian.


Chúng con tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đãnh lễ tri ân Tôn sư Hải Triều Âm, người đã thương tưởng và truyền trao cho chúng con biết chân ý nghĩa của đỉnh cao lầu A-hàm. Xin tạc dạ tri ân quý Thượng Tọa Tuệ Sĩ, Thượng Tọa Đức Thắng - các dịch giả A-hàm. Xin tri ân website Thư Viện Hoa Sen (Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation), Quảng Đức và Buddhismtoday cùng các thiện hữu tri thức, đàn na tín thí hữu danh, ẩn danh đã giúp công sức và tịnh tài để tác phẩm này được ấn bản.


Mưa pháp A-hàm vô cùng vi diệu mà sức giác tỉnh và khả năng kiến thức của chúng con quá nhỏ bé, sẽ không thể tránh được các thiếu sót khi mạo muội ra mắt tác phẩm này, kính xin các bậc cao minh chỉ dạy cho những thiếu sót để lần tái bản sau tác phẩm được hoàn chỉnh hơn.


Nguyện cầu mưa pháp A-hàm sẽ thấm nhuần khắp muôn phương, thâu nhiếp vạn loại hữu tình đồng lên thánh vị, đồng thành chánh giác.


Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.


Mưa Ngâu Moreno Valley,
Chùa Hương Sen, ngày 14/03/2012

Thích Nữ Giới Hương

Độc giả cũng có thể đọc ấn bản PDF qua:
https://thuvienhoasen.org/a32318/a-ham-mua-phap-chuyen-hoa-phien-nao-tap-1-tron-bo-2-tap- 

image041

Thư Mời tham dự Chương trình CÓ MẶT CHO NHAU 2


 
Sacramento, ngày 12 tháng 9, 2019
 


THƯ MỜI


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quý vị thiện hữu tri thức, quý cư sĩ, và quý đồng hương,
Kính thưa quý Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT và giới trẻ xa gần,


Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019.


Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:


1. Book Fair và Ra Mắt Sách của NXB Lotus Media, Inc., Hương Tích Phật Việt, Viet Ananda Foundation, Hoa Đàm, Lotus Media, Tủ Sách Phổ Hoà, etc... trong đó có tác phẩm của Thầy Như Điển, Thầy Từ Lực, Thầy Nguyên Tạng, Thầy Thiện Long (Hàn Long Ẩn), cư sĩ Thiện Quả, Nguyên Giác, Nguyên Minh, Như Hùng, Vĩnh Hảo, Trần Kiêm Đoàn, Trần Trung Đạo, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Tâm Thường Định, v.v…


2. Panelists: Chia sẻ thao thức và kinh nghiệm hoằng pháp (Thượng tọa Thích Thiện Long, Đại đức Thích Pháp Cẩn, Cư sỹ Thiện Quả, Nguyên Minh, Nguyên Thọ, Nguyên Toàn, Tâm Thường Định và quý cư sĩ hiện tiền).


3. Publishers: Giới thiệu các nhà xuất bản Phật giáo Việt Nam tại California.


4. Practices: Phần thực tập Chánh niệm sẽ được xen kẽ trong chương trình.


Thành kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và trân trọng kính mời chư thiện tri thức, quý vị cư sĩ, và đồng hương; quý Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cùng các bạn trẻ hoan hỷ dành ít thì giờ đến để CÓ MẶT CHO NHAU 2.
 Sự hiện diện của quý Thầy Cô và quý vị là động lực lớn, là đạo tình đầm ấm, và là tấm lòng quý giá trên đời dành cho nhau. Mọi sự liên lạc, ủng hộ hay đóng góp xây dựng, xin email về Htr. tamthuongdinh@gmail.com; Cell: (916)-607-4066 hoặc cư sĩ Thiện Trí (408) 218-0747. Nếu ủng hộ tịnh tài, xin Venmo @PheBach hoặc PayPal @tamthuongdinh.
 Trân trọng kính cung thỉnh và kính mời.
 
Thay mặt Ban Tổ Chức
Htr. Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ --- Htr. Tâm Định - Nguyễn Xuân Hiệp

Chương trình này có sự bảo trợ và giúp đỡ của:

1. Chùa Kim Quang; Chùa Phổ Từ; Chùa Thiên Trúc,
2. BHD GĐPT Hoa Kỳ và đơn vị GĐPT Thiện Tâm
3. Việt Báo, Thư Viện Hoa Sen, Viet Ananda Foundation
4. Liên Phật Hội, Bodhi Media, Asian World Media
5. Viet Cali Today, Nguyệt San Chánh Pháp
6. Bodhi M. Foundation, Thao Bach Foundation
7. Simplified Builders, C. Mindfulness LLC


+++++++++++++++++++++++++++++++++++



Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

image043

Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,

Perris, CA 92570, USA
Tel: 
951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

Email: huongsentemple@gmail.com,

thichnugioihuong@yahoo.com

Facebook:https://www.facebook.com/chuahuongsen


Ni sư Tiến Sĩ TN Giới Hương (thế danh Śūnyatā Phạm), sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi với Sư Bà Hải Triều Âm. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn.Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, TpHCM.


 Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ nhiều tác phẩm Anh và Việt, cũng như phát hành nhiều đĩa ca nhạc Phật giáo từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang Cali, Hoa Kỳ.


Tủ Sách Bảo Anh Lạc


1. Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions, Bhikkhuni Gioi Huong, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint.


2. Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali va Đại Thừa, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2 &, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008 & 2010.


3. Ban Mai Xứ Ấn (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; và tái bản lần 2 năm 2006. Tái bản lần ba, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2008.


4. Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2 & 3, NXB Phương Đông, 2008 & 2010.


5. Xá Lợi Của Đức Phật, Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005 và tái bản lần 2 tại Delhi 2006. Tái bản lần 3, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.


6. Quy Y Tam Bảo và Năm Giới, Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, 2008. Tái bản lần 2, 2010 và lần 3 năm 2016


7. Vòng Luân Hồi, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần 2, 2010; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


8. Hoa Tuyết Milwaukee, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.


9. Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 2, 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


10. Nghi Thức Hộ Niệm Cầu Siêu, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.


11. Quan Âm Quảng Trần, Thích Nữ Giới Hương, NXB Tổng Hợp: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần 2 năm 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


12. Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù, Nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. Tái bản lần 2 và 3: 2012-2014.


12. Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần thứ 2 năm 2011; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


14. Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.


15. A-Hàm:Mưa pháp chuyển hóa phiền não, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.


16. Góp Từng Hạt Nắng Perris, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.


17. Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.     Tái bản lần thứ 2 & 3: 2015 & 2016.


18. Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.


19. Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Cồn, vol 2, Thích Nữ Giới Hương chuyển Anh ngữ. NXB: Hương Quê, 2016.


20. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Chuyển Anh ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB: Phương Nam, 2016.


21. Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra, Dr. Bhikkhunī Giới Hương, Fifth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


22.Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva,Dr. Bhikkhunī Giới Hương, Fourth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


23. Phật Giáo-Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th  &  Ni Sư Thubten Chodren, chuyển Việt ngữ: Ni Sư Tiến Sĩ TN Giới Hương, NXB Prajna Upadesa Foundation, 2018.


24. Nét Bút Bên Song Cửa, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


25. Bản Tin Hương Sen (Anh-Việt): Xuân, Phật Đản, Vu Lan (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm), Hương Sen Press, USA, 2019.


26. Máy Nghe MP3 Hương Sen: Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương (383/201 bài), Chùa Hương Sen, 2019.


27. DVD Giới Thiệu về Chùa Hương Sen, USA. Xuất bản: Thích Nữ Giới Hương & Phú Tôn. 2019.


28. Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách-Good Sentences Nurture the Good Manner(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương collected, Hương Sen Press, USA. 2019.


29.Hương Sen, Thơ và Nhạc-Lotus Fragrance, Poem and Music(Song ngữ Anh-Việt), Nguyễn Hiền Đức. Chuyển Anh Ngữ: Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


30.Cách Chuẩn Bi Chết và Giúp Người Sắp Chết-Quan Điểm Phật Giáo (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective), Sangye Khadro, Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


31.The Key Words in Vajracchedikā Sūtra, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


32.Văn Hóa Đặc Sắc của Nước Nhật Bản-Exploring the Unique Culture of Japan(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


33.Three Jewels and Five Precepts, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


34.Sống An Lạc dù Đời không Đẹp như Mơ-Live Peacefully though Life is not as a Dream(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


35.Sarnath-The Cradle of Buddhism, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


36.Hãy Nói Lời Yêu Thương-Words of Love and Understand(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM.2019.


37.Văn Hóa Cổ Kim qua Hành Hương Chiêm Bái -The Ancient- Present Culture in Pilgrim(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019


38.Cycle of Life, Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


39.Nghệ Thuật Biết Sống-Art of Living(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019


40.Tuyển Tập Ni Giới trong Thời Hiện Đại – The Contributions of Buddhist Nuns in Modern Times(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019


41.Tuyển Tập 40 Năm Tu Học & Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương -Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Service-Venerable Bhikkhuni Giới Hương (Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Tiến & Thích Nữ Viên Nhuận, Hương Sen Press, USA. 2019.


ĐĨA CA NHẠC PHẬT GIÁO


CHÙA HƯƠNG SEN


1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.


2. Niềm Tin Tam Bảo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.


3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.


4. Ánh Trăng Phật Pháp, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.


5. Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.


6. Tiếng Hát Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.


7. Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc:  Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân,   & Khánh Hải,  volume 7, năm 2015.


8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.


9. Hương Sen Ca, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.


10. Về Chùa Vui Tu, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nguyên Hà &Nam Hưng, volume 10, năm 2018.


11. Gọi Nắng Xuân Về, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 11, năm 2019.


Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,
Perris, CA 92570, USA
Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620
Email: huongsentemple@gmail.com,
thichnugioihuong@yahoo.com
Facebook: https://www.facebook.com/chuahuongsen
Web: www.huongsentemple.com


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

image043

Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,

Perris, CA 92570, USA
Tel: 
951-657-7272 , Cell: 951-616-8620

Email: huongsentemple@gmail.com,

thichnugioihuong@yahoo.com

Facebook:https://www.facebook.com/chuahuongsen


Ni sư Tiến Sĩ TN Giới Hương (thế danh Śūnyatā Phạm), sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi với Sư Bà Hải Triều Âm. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn.Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, TpHCM.


 Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ nhiều tác phẩm Anh và Việt, cũng như phát hành nhiều đĩa ca nhạc Phật giáo từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang Cali, Hoa Kỳ.


Tủ Sách Bảo Anh Lạc


1. Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions, Bhikkhuni Gioi Huong, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint.


2. Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali va Đại Thừa, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2 &, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008 & 2010.


3. Ban Mai Xứ Ấn (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; và tái bản lần 2 năm 2006. Tái bản lần ba, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2008.


4. Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2 & 3, NXB Phương Đông, 2008 & 2010.


5. Xá Lợi Của Đức Phật, Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005 và tái bản lần 2 tại Delhi 2006. Tái bản lần 3, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.


6. Quy Y Tam Bảo và Năm Giới, Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, 2008. Tái bản lần 2, 2010 và lần 3 năm 2016


7. Vòng Luân Hồi, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần 2, 2010; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


8. Hoa Tuyết Milwaukee, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.


9. Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 2, 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


10. Nghi Thức Hộ Niệm Cầu Siêu, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.


11. Quan Âm Quảng Trần, Thích Nữ Giới Hương, NXB Tổng Hợp: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần 2 năm 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


12. Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù, Nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010. Tái bản lần 2 và 3: 2012-2014.


12. Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần thứ 2 năm 2011; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.


14. Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.


15. A-Hàm:Mưa pháp chuyển hóa phiền não, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.


16. Góp Từng Hạt Nắng Perris, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.


17. Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.     Tái bản lần thứ 2 & 3: 2015 & 2016.


18. Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.


19. Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Cồn, vol 2, Thích Nữ Giới Hương chuyển Anh ngữ. NXB: Hương Quê, 2016.


20. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Chuyển Anh ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB: Phương Nam, 2016.


21. Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra, Dr. Bhikkhunī Giới Hương, Fifth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


22.Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva,Dr. Bhikkhunī Giới Hương, Fourth Edition, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


23. Phật Giáo-Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th  &  Ni Sư Thubten Chodren, chuyển Việt ngữ: Ni Sư Tiến Sĩ TN Giới Hương, NXB Prajna Upadesa Foundation, 2018.


24. Nét Bút Bên Song Cửa, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2018.


25. Bản Tin Hương Sen (Anh-Việt): Xuân, Phật Đản, Vu Lan (Hương Sen Newsletter: Spring, Buddha Birthday and Vu Lan, annual/ Mỗi Năm), Hương Sen Press, USA, 2019.


26. Máy Nghe MP3 Hương Sen: Các Bài Giảng, Sách, Bài viết và Thơ Nhạc của Thích Nữ Giới Hương (383/201 bài), Chùa Hương Sen, 2019.


27. DVD Giới Thiệu về Chùa Hương Sen, USA. Xuất bản: Thích Nữ Giới Hương & Phú Tôn. 2019.


28. Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách-Good Sentences Nurture the Good Manner(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương collected, Hương Sen Press, USA. 2019.


29.Hương Sen, Thơ và Nhạc-Lotus Fragrance, Poem and Music(Song ngữ Anh-Việt), Nguyễn Hiền Đức. Chuyển Anh Ngữ: Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


30.Cách Chuẩn Bi Chết và Giúp Người Sắp Chết-Quan Điểm Phật Giáo (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective), Sangye Khadro, Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


31.The Key Words in Vajracchedikā Sūtra, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


32.Văn Hóa Đặc Sắc của Nước Nhật Bản-Exploring the Unique Culture of Japan(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


33.Three Jewels and Five Precepts, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


34.Sống An Lạc dù Đời không Đẹp như Mơ-Live Peacefully though Life is not as a Dream(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


35.Sarnath-The Cradle of Buddhism, Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019.


36.Hãy Nói Lời Yêu Thương-Words of Love and Understand(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương. Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM.2019.


37.Văn Hóa Cổ Kim qua Hành Hương Chiêm Bái -The Ancient- Present Culture in Pilgrim(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019


38.Cycle of Life, Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019.


39.Nghệ Thuật Biết Sống-Art of Living(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Công Ty Cổ Phần In Khuyến Học Phía Nam, TpHCM. 2019


40.Tuyển Tập Ni Giới trong Thời Hiện Đại – The Contributions of Buddhist Nuns in Modern Times(Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Giới Hương, Hương Sen Press, USA. 2019


41.Tuyển Tập 40 Năm Tu Học & Hoằng Pháp của Ni sư Giới Hương -Forty Years in the Dharma: A Life of Study and Service-Venerable Bhikkhuni Giới Hương (Song ngữ Anh-Việt), Thích Nữ Viên Quang, TN Viên Tiến & Thích Nữ Viên Nhuận, Hương Sen Press, USA. 2019.


ĐĨA CA NHẠC PHẬT GIÁO


CHÙA HƯƠNG SEN


1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.


2. Niềm Tin Tam Bảo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.


3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.


4. Ánh Trăng Phật Pháp, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.


5. Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.


6. Tiếng Hát Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.


7. Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc:  Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân,   & Khánh Hải,  volume 7, năm 2015.


8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.


9. Hương Sen Ca, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.


10. Về Chùa Vui Tu, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nguyên Hà &Nam Hưng, volume 10, năm 2018.


11. Gọi Nắng Xuân Về, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 11, năm 2019.

Huong Sen Buddhist Temple
19865 Seaton Avenue,
Perris, CA 92570, USA
Tel: 951-657-7272 , Cell: 951-616-8620
Email: huongsentemple@gmail.com,
thichnugioihuong@yahoo.com
Facebook: https://www.facebook.com/chuahuongsen
Web: www.huongsentemple.com
19 Tháng Hai 2024(Xem: 374)
20 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 629)
19 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 547)