Văn Hóa phỏng vấn các nhân vật trong buổi tiếp tân của PTGDVN/hải ngoại

19 Tháng Mười 20236:42 SA(Xem: 1698)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ NĂM 19 OCT 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Văn Hóa phỏng vấn các nhân vật trong buổi tiếp tân của PTGDVN/hải ngoại

image004

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

19/10/2023 - Kỳ 2


Kỳ 1: Ơn lành và Ánh sáng Kính Đức Mẹ Mân Côi đến với Phong trào Giáo dân VN


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11994/on-lanh-va-anh-sang-kinh-duc-me-man-coi-den-voi-phong-trao-giao-dan-vn


Trong buổi tiệc tiếp tân của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại (PTGD) tại nhà hàng Diamond Seafood Palace thành phố Westminster, Quận Cam, nam California chiều tối mùng 07 tháng 10 năm 2023, chúng tôi – báo điện tử Văn Hóa Online có dịp gặp gỡ và phỏng vấn các vị chức sắc tôn giáo như:


Giám mục Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội thánh Lutheran, Linh mục Phong Bùi và Linh mục Đặng Văn Chín, hai vị nguyên là Tuyên úy Công giáo từ Houston Texas qua, Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Viện chủ Tổ đình Minh Đăng Quang, ông Nguyễn Chính Kết, ông Đỗ Như Điện, Chủ tịch PTGD, ông Nguyễn Bá Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Nhân quyền VN, và đặc biệt hai vị dân cử – Thị trưởng Westminster Charlie Nguyễn Mạnh Chí và Dân biểu tiểu bang California đơn vị 70 Tạ Đức Trí.


Trên tinh thần cởi mở, góp ý vào đường lối hoạt động của tân Ban thường vụ nhiệm khóa 2023-2027 vừa ra mắt, có vị phát biểu qua video, có vị trả lời qua điện thư, chúng tôi báo Văn Hóa Oline đăng tải nguyên văn phát biểu và ý kiến đóng góp của các quí vị.


Xin trân trọng cảm tạ và xin phép gởi lời chúc lành đến toàn thể quí vị trong Ơn lành và Ánh sáng mùa Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi tháng Mười. 


image005Kỹ sư Đỗ Như Điện (góc phải) trên bàn tiệc cùng với các vị chức sắc tôn giáo và dân cử.


image007Tân Ban thường vụ PTGDVN/hải ngoại nhiệm khóa 2023-2027


image009Các quí vị trưởng thượng tham dự buộc tiệc ra mắt tân Ban thường vụ PTGD


image011Từ trái: Thị trưởng Westminster Charlie Nguyễn Mạnh Chí và phu nhân, Kỹ sư Đỗ Như Điện, Dân biểu Tạ Đức Trí và các thân hữu.


image013Ngoại trưởng Antony Blinken giơ hai tay bày tỏ trước tượng Đức Mẹ Maria trong khuôn viên tu viện Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Hà Nội vào sáng 15/4/2023. Ảnh Reuters. Tu viện St. Paul de Chartres Sisters dành cho các nữ tu được xây từ thời Pháp thuộc ở Hà Nội từ năm 1883/Tài liệu VHO


image015Tòa Khâm sứ Hà Nội tọa lạc tại số 42 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm thủ đô Hà Nội. Đây từng là nơi được dùng làm trụ sở đại diện của Tòa Thánh Vatican ở Việt Nam từ năm 1951 đến 1959. Hiện nay tòa nhà này là Thư viện Quận Hoàn Kiếm, và khu đất xung quanh là vườn hoa Hàng Trống. Mảnh đất này ở gần Tòa Tổng giám Mục Hà Nội và Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse. Tòa Thánh Vatica đang đòi lại tòa nhà này làm Trụ sở, nhưng VN không chịu.


*


Lý Kiến Trúc: Thưa quí vị, mới đây có 4 sự kiện đối với Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, Giáo hội Công giáo Việt Nam và Phong trào Giáo dân VN/hải ngoại;


a/ thứ nhất, ngày 27/7/2023, chủ tịch nhà nước CsVN Võ Văn Thưởng đến Vatican hội kiến với Đức Giáo hoàng Francis và thảo luận với Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Pietro Parolin về quan hệ ngoại giao hai quốc gia, kết quả hai bên đã ký kết một “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh và về Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam'";


b/ thứ hai, nhiều nguồn tin lạc quan cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxico (Francis) trong tương lai có thể đến thăm Việt Nam và Giáo dân Công giáo trong nước, nhưng một trong các điểm quan trọng trong cuộc hội kiến là vấn đề đòi lại tài sản của Tòa Thánh Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam; đặc biệt là tòa Khâm Sứ Hà Nội.


Một nguồn tin của một chức sắc cao trong giáo hội (giấu tên) cho chúng tôi biết trao đổi giữa Tòa Thánh Vatican và nhà nước Việt Nam về tòa Khâm Sứ Hà Nội số 42 phố Nhà Chung quận Hoàn Kiếm rất gay go; Tòa Thánh đòi lại, Việt Nam không trả, nhưng đề nghị cấp mảnh đất 3000 mét vuông trong trung tâm Hà Nội để xây trụ sở mới cho Tòa Thánh, nhưng Vatican không chịu.


c/ thứ ba, ông Võ Văn Thưởng đến gặp Đức Tồng Giám Mục Nguyễn Năng, Chủ tịch Hồi đồng Giám mục Việt Nam thông báo kết quả về chuyến đi Vatican;


d/ thứ tư, ngày 07 tháng 10 vừa qua, tại nam California, Little Sài Gòn, Phong trào Giáo dân Việt Nam/hải ngoại vừa tổ chức thành công Đại hội kỳ 8 và ra mắt tân Ban thường vụ nhiệm kỳ 2023-2027 hoạt động dựa trên Học Thuyết Xã Hội Công Giáo.


*


CÂU HỎI chung của chúng tôi là: Ý kiến của quí vị về mối bang giao của nhà nước CsVN và Tòa Thánh Vatican, và trong tương lai Đức Giáo Hoàng Phanxico (Francis) về thăm Giáo dân trong nước, quí vị có về tham dự không?


Dưới đây là phần trả lời: (xin mở Youtube)


Giám mục Trần Thanh Vân:


https://youtu.be/2GDrDJrz5go


Linh mục Phong Bùi:


https://youtu.be/l3F9CIbxI8s


https://youtu.be/OiV_q-Dnbm4


Hòa thượng Thích Minh Tuyên:


https://youtu.be/Oed-By7PYTQ


https://youtu.be/wMzu46ob8cw


Ông Nguyễn Chính Kết:


https://youtu.be/SwA6hYNTWMQ


Ông Phan Thanh Châu:


https://youtu.be/W1o0HzhtgyY


*


Phần trả lời của Thị trưởng Westminster Charlie Nguyễn Mạnh Chí và Dân biểu Tạ Đức Trí gởi qua điện thư;


Thị trưởng Nguyễn Mạnh Chí:

image017

Cảm ơn nhà báo Lý Kiến Trúc đã hỏi.


Theo thiện ý cá nhân chúng tôi, việc Vatican và nhà nước cộng sản có cuộc đối thoại trên phương diện tôn trọng lẫn nhau là điều tốt. Cuộc đối thoại phải đưa đến việc nhà cầm quyền cộng sản phải có sự tôn kính tối thiểu đến các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, không chỉ Thiên Chúa Giáo nhưng cả các đạo giáo khác.


Nhà cầm quyền phải tôn trọng tự do ngôn luận của người dân, không nên cấm đoán sự tụ tập cầu nguyện của họ. Theo Kinh Thánh, “nơi nào có sự hội họp, dù chỉ 2, 3 người cầu nguyện vì danh ta, thì nơi đó có sự hiện diện của Thiên Chúa”. Họ có quyền tự do cầu nguyện cho riêng họ, cho sự an bình cuộc sống gia đình hoặc xã hội nơi họ đang sinh sống, hoặc cho đất nước hoặc thế giới được bình yên.


Việc đối thoại là điều tốt, cho thấy sự nhượng bước và hối lỗi từ một chế độ cộng sản vô thần, thay vì tạo ra các vị lãnh đạo tôn giáo quốc doanh để đàn áp hoặc mưu kế chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo thì nay ít ra họ đã biết hối cải và ngồi vào bàn hội nghị. Con cái của Chúa khắp nơi trên toàn cầu, kể cả Việt Nam. Các vị đại diện giáo hội tại Vatican cũng phải quan tâm đến các con chiên của họ tại Việt Nam. Nên việc đối thoại đòi quyền sống, quyền làm người, nhân phẩm con người cần được tôn trọng một cách tối thiểu là dương nhiên.


Phong Trào Giáo Dân ra đời không chỉ là một tổ chức cầu nguyện hoặc phối hợp trong Công Giáo, nhưng là một tổ chức luôn phấn đấu cho công bằng xã hội, đặc biệt cho người dân thấp cổ bé miệng đang bị đàn áp dưới chế độ cộng sản vô thần.


Vì thế tôi thiết nghĩ Phong Trào Giáo Dân nên ủng hộ cuộc đối thoại giữa Vatican và nhà cầm quyền cộng sản. Điều tiên quyết là Vatican luôn giữ vững niềm tin vào Sự Thật, Công Bình và Bác Ái, buộc nhà cầm quyền Cộng sản phải hướng thượng hầu có thể mang lại Tự Do Tôn Giáo cho người dân Việt Nam.


Trân trọng cám ơn ông


Lý Kiến Trúc


*


Đặc biệt, riêng với Kỹ sư Đỗ Như Điện, Chủ tịch PTGDVN/hải ngoại, chúng tôi đăng nguyên văn bài phát biểu ông, sau đó là phần CÂU HỎI và TRẢ LỜI.


Bài phát biểu của ông Đỗ Như Điện


Chủ tịch Phong trào Giáo dân Việt Nam / hải ngoại


Trong buổi Tiếp Tân giới thiệu Tân Ban Thường Vụ tại Diamond Seafood Palace tối ngày 7/10/2023


Kính thưa Ông bà Charlie Nguyễn Mạnh Chí, Thị Trưởng thành phố Westminster, ông dân biểu Tạ Đức Trí, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, GM Trần Thanh Vân, LM Đặng Văn Chín, LM Bùi Phong đến từ TX. Quí vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể. Các cơ quan truyền thông. Quí thân hữu, quí ân nhân, anh chị đoàn viên cùng gia đình và thân hữu.


Đại diện Ban Tổ Chức,


            Tôi hân hoan chào đón quí vị, đã đáp lời mời của chúng tôi, đến dự buổi Tiếp Tân giới thiệu Ban Thường Vụ PT, nhiệm kỳ 2023-2027, vừa được Đại Hội 8 bầu chọn trong 2 ngày Đại Hội, 6 và 7 tháng 10. Tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange. Sau khi hội họp chúng tôi đã dâng Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, Quan Thầy của PTGD tại Đền các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng tại TTCG Orange. Và để kết thúc Đại Hội 8, mà lẽ ra phải được tổ chức vào cuối năm 2020, nếu không có cơn dịch Vũ Hán. Giờ đây chúng tôi được tiếp đón quí vị trong căn phòng ấm cúng này, để cùng nhau chung vui sau một thời gian ngưng đọng.


            Thưa quí vị, đúng ngày hôm nay 31 năm về trước, ngày 7/10/1992; đại diện 5 tôn giáo chính của VN gồm Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài Giáo, Tin Lành và Công Giáo; đã đáp lời mời của Tòa Thánh Vatican, về Roma tham dự 3 ngày hội thảo và cầu nguyện hòa bình cho Việt Nam. Kết thúc biến cố có một không hai ấy, Phong Trào Giáo Dân VNHN và Hội Đồng Liên Tôn VN ra đời, có sự chứng kiến của Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao, Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và Hội Đồng Giáo Hoàng cổ võ cho Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican. Cá nhân tôi và hai vị khác đang ở đây, cũng đã hiện diện trong sự kiện ấy, đó là hòa Hòa Thượng Thích Minh Tuyên và GS Lê Tinh Thông.


            Trước khi PT chính thức ra đời, như quí vị đã biết, biến cố đau thương bao trùm toàn cõi VN,  khi Miền Nam VN bị bức tử ngày 30/4/1975. Hàng triệu người đã phải rời bỏ quê hương. Hàng chục vạn người sống chen chúc ở các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam Á, Hồng Kông, Philippine cần được giúp. Bên cạnh đó những người đã được định cư ở nhiều quốc gia khác, họ cũng cần sự giúp đỡ để sớm thích nghi với hoàn cảnh mới. Qua kinh nghiệm của Tòa Thánh Vatican khi giúp những người tỵ nạn CS  ở các quốc gia Đông Âu, bị Liên Xô xâm lấn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1987, Tòa Thánh đã thiết lập Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ cho người Tỵ Nạn VN, và bổ nhiệm đức ông Phil. Trần Văn Hoài làm Giám Đốc. Đức Ông Hoài cũng là Trưởng Ban Tổ Chức ngày Đại Lễ Phong Thánh cho 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam.


            Trong thời gian chuẩn bị và sau ngày đại lễ phong thánh diễn ra hôm 19/6/1988; Đức Ông Hoài đã gặp gỡ một số trí thức trẻ ở Âu Châu để trao đổi về nhu cầu cần có một tổ chức để đáp ứng những đòi hỏi thiết thực của người tỵ nạn VN ở rải rác trong nhiều quốc gia trên thế giới.


Trong lúc chưa biết phải bắt đầu từ đâu, thì một tin vui đến, đó là cuốn Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân (Christifideles laici) của Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II ra đời. Quyển sách đúc kết những kinh nghiệm bản thân của vị Giáo Hoàng người Ba Lan sống dưới chế độ Cộng Sản. Nội dung, mục đích và đường hướng hoạt rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Tông Huấn là nguồn cảm hứng mãnh liệt và lập tức được chào đón nồng nhiệt của những người trí thức CGVN, nhất là khi phong trào Cursillo giáo phận Orange phát hành rộng rãi vào năm 1989. Nhiều nhóm giáo dân ở Orange, San Jose, San Diego, Houston, WDC, Paris.....đã tổ chức học tập tài liệu này.


Sang đến năm 1991, Đức Ông Trần Văn Hoài đưa ra sáng kiến muốn tổ chức một buổi cầu nguyện hòa bình cho VN tại Roma. Ý tưởng ấy được tòa thánh chấp thuận và chủ động đứng ra mời đại diện 5 tôn giáo chính của VN đến Vatican. Cuộc hội thảo và cầu nguyện hòa bình đã diễn ra rất trọng thể ngay trong điện Vatican, với sự tham dự của hơn 100 người đến từ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia ở Âu Châu. Phong Trào Giáo Dân VNHN đã ra đời trong hoàn cảnh như tôi đã trình bày trên.


PT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt như chúng ta đã thấy.


Là một phong trào tông đồ giáo dân, dựa trên căn bản thần học của các văn kiện Công Đồng Vaticano II, đặc biệt là tư tưởng hướng dẫn của Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, PT khai triển và ứng dụng Học Thuyết Xã Hội Công Giáo vào bốn môi trường chuyên biệt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và chính trị.


Từ đó nhiều khóa huân luyện cán bộ đã mở ra, nhiều hoạt động đã lần lượt ra đời. Quí vị có thể tìm thấy phần nào trong cuốn Kỷ Yếu 20 năm hoạt động (1992-2012) và trên website của PT.


Trong 10 năm kế tiếp, từ 2013 đến nay chúng tôi đã có nhiều hoạt động,  vì thời gian không cho phép đi vào các chi tiết. Tôi xin tóm tắt mất hoạt động chính sau đây:


-          Năm 2013 chúng tôi đã in và phát hành tập sach  Công Lý Và Hòa Bình Trên  Biển Đông của đức GM Nguyễn Thái Hợp.


-          Tái bản quyển Thảm Sát Mậu Thân, do PTGD  thực hiện.


-          Thiết lập giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền, nhằm vinh danh những cá nhân và tổ chức đã tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo ở VN.  Những giải đã được trao như sau:


  • 2010: Tu viện và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
  • 2011:Ông Nguyễn Văn Lía, một tín đồ Hòa Hảo và LM. Nguyễn Hữu Giải.
  • 2012: Ông Võ Văn Thanh Liêm, một tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Điểm Con Cuông thuộc giáo phận Vinh.
  • 2013: Mục sư Phạm Ngọc Thạch và nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh.
  • 2017: LM. Đặng Hữu Nam và LM. Nguyễn Đình Thục (CSVN đã lồng lộn phản ứng điên cuồng và qui chụp cho PTGD đủ các thứ xấu xa)
  • 2018: Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Đạo Cao Đài Chân Truyền và LM. Phan Văn Lợi.
  • 2019 Hòa Thượng Thích Không Tánh và Mục Sư Nguyễn Hồng Quang tổ chức tại Seattle, Washington State.

-          Năm 2019 Phát hành sách Tổng Giám Mục Phil. Nguyễn Kim Điền.


-          Chủ động hoặc hợp tác với Mạng Lưới Nhân quyền và các tồ chức khác, đẩy mạnh những cuộc vận động cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo ở VN


-          Cứu trợ nạn nhân chiến tranh Ukraine 2022. Phát động ngay trong tháng 3/2022, sau 3 tháng đã thu được gần một trăm ngàn US$. Toàn bộ số tiến này đã chuyển cho Dòng Chúa Cứu Thế ở Ukraine, qua trung gian LM. Nguyễn Văn Khải ở Roma. Cha Khải hiện nay là linh hướng của PTGD.


Thưa quí vị, quí bạn,


            Chúng ta đang chứng kiến những tàn phá do CS độc tài gây ra trên quê hương VN, nơi ấy có người Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành và những người có các niềm tin khác. Tất cả đều là nạn nhân của một chế độ phi nhân. Chúng đang hủy hoại nền đạo lý, truyền thống nhân ái, vị tha của dân tộc. Chúng phá bỏ nền văn hóa nhân bản, văn hóa tình thương, yêu chuộng sự sống. Thay vào đó là những thế hệ vô cảm, phi nhân tinh, gian dối và độc ác. Tạo ra một xã hội hỗn loạn, hận thù, chia rẽ, không ai tin ai nữa.


Chúng tôi, những người Kito Giáo dấn thân, mong muốn đóng góp vào việc cải tổ xã hội, nhưng PTGD chỉ là một tổ chức nhỏ bé, sẽ không làm gì được, nếu không có sự tiếp sức và hợp tác của quí vị. Mong quí vị cùng đồng hành với chúng tôi.


Trước khi dứt lời, cho phép tôi nói đôi điều với các bạn trẻ, là con cháu của chúng ta trong căn phòng này:


            Hello young people. I hope you understand what I say in my broken English. Perhaps many of you ask, what are you guys doing?


            I would like to answer that this is the Movement of the Vietnamese Laity in Diaspora, a non-profit organization, established in 1992. We are Vietnamese Catholics, with responsibilities and obligations to the church and society. We voluntarily do the work of Catholics. Make yourself more holy, then take care of your family, relatives, and friends to become saints with you. The job is as simple as it sounds, but it is not easy at all, because in the society in which we live, there are always challenges caused by bad people.


            If we do not make society better in our living environment, bad people will ruin this society, and then we ourselves will be drawn into that bad society. This Movement advocates working together to build society with followers of other religions. This Movement has also been advocating for a humanistic culture, a culture of life, and opposing trends and movements of an inhumane culture.


            To do those things, we must participate in political activities, because politics directly affects the lives of each of us. This movement is a means, a tool for us Catholics to use in renewing this society. What we do completely follows God's teachings in the Gospel and is promoted through the Church Social teaching. We call and encourage the younger generations to learn and continue the work what we are doing.


Thank you.


Chúc mọi người ăn ngon.


* TẠM DỊCH:


Xin chào các bạn trẻ.


Tôi hy vọng bạn hiểu những gì tôi nói bằng thứ tiếng Anh không chuẩn của tôi.


Có lẽ nhiều bạn hỏi, các bạn đang làm gì? Tôi xin trả lời rằng đây là Phong trào Giáo dân Vit Nam hi ngoi, mt t chc phi li nhun, được thành lp t năm 1992.


Chúng tôi là người Công giáo Việt Nam, có trách nhiệm và nghĩa vụ với Giáo hội và xã hội. Chúng tôi tự nguyện làm công việc của người Công giáo. Hãy sống thánh thiện hơn, sau đó chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè để cùng nên thánh với mình.


Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng chút nào, bởi trong xã hội chúng ta đang sống luôn có những thử thách do những kẻ xấu gây ra. Nếu chúng ta không làm cho xã hội tốt đẹp hơn trong môi trường sống của mình thì những kẻ xấu sẽ hủy hoại xã hội này, và khi đó chính chúng ta cũng sẽ bị lôi kéo vào xã hội tồi tệ đó.


Phong trào ch trương cùng nhau xây dng xã hi vi nhng người theo các tôn giáo khác.


Phong trào cũng ch trương ng h mt nn văn hóa nhân văn, mt nn văn hóa s sng và phn đối các xu hướng, phong trào ca mt nn văn hóa vô nhân đạo.


Để làm được nhng điu đó chúng ta phi tham gia vào các hot động chính tr, vì chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta.


Phong trào là mt phương tin, mt công c để người Công giáo chúng ta s dng để đổi mi xã hi này.


Những gì chúng tôi làm hoàn toàn tuân theo lời dạy của Chúa trong Tin Mừng và được phát huy thông qua Giáo huấn Xã hội của Giáo hội.


Chúng tôi kêu gọi và khuyến khích thế hệ trẻ học hỏi và tiếp tục công việc chúng tôi đang làm.


Cảm ơn.


CÂU HỎI của Văn Hóa Online:


Thưa ông Đỗ Như Điện, nhận thấy ông có mặt trong buổi tiếp tân của Phong trào Giáo dân – Đại hội tổ chức tại Tp. Westminster, với tư cách là Chủ tịch Phong trào Giáo dân Hải ngoại; ông có thể cho biết:


1/ Bốn mục tiêu trên có đi ngược với chủ trương và chính sách hiện nay của Vatican và nhà nước CsVN hay không? 


2/ trong bài phát biểu của ông tại buổi tiếp tân ở nhà hàng Diamon Seafood Palace tối hôm 07/10/2023; trong đó có đoạn tư tưởng hướng dẫn của Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, PT khai triển và ứng dụng Học Thuyết Xã Hội Công Giáo vào bốn môi trường chuyên biệt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và chính trị”;


Là tiếng nói của tông đồ giáo dân, với trách nhiệm và nghĩa vụ với Giáo hội và xã hội, khi Phong Trào khai triển và ứng dụng Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, ông thấy có những điểm nào “tương đồng, dị biệt, hay “xung khắc” trong bối cảnh bang giao hiện nay giữa Tòa Thánh Vatican và nhà nước CsVN?


ĐỖ NHƯ ĐIỆN Câu 1: Câu hỏi này đặt ra 2 phần trả lời tách biệt nhau. Phần thứ nhất, 4 lãnh vực PTGD chọn để hoạt động là tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị hoàn toàn phù hợp với chủ trương và chính sách của tòa thánh Vatican. Những hướng dẫn này nằm trong Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân và trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân về Giáo Hội: “Ánh Sáng muôn dân số 31”.  Viết như sau: “Danh hiệu giáo dân, có nghĩa là tất cả các kitô hữu (tín hữu = Christifideles) không thuộc thành phần chức thánh, hay bậc tu trì được Giáo Hội công nhận, nghĩa là các kitô hữu đã được Phép Rửa Tội tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành kẻ tham gia, theo cách của mình, vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa, và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, họ là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân kitô hữu trong Giáo Hội và giữa trần thế theo nhiệm vụ riêng của mình ” (Ánh Sáng Muôn Dân số 31).


Bốn lãnh vực mà PT hoạt động đều ở giữa thế gian này, nên đoàn viên là tín hữu sống trong thế gian ấy thì phải làm cho thế gian nên tốt hơn.


Còn rất nhiều hướng dẩn khác trong các văn kiện của Tòa Thánh, không thể nêu ra hết trong phần trả lời ngắn này được.


Phần thứ hai đối với nhà nước CSVN. Họ chỉ có chính sách tiêu diệt tôn giáo mà thôi, cho nên PT chẳng có điều gì phải suy xét xem có phủ hợp với chích sách đường lối của đảng CS hay không. Ngoài việc PT trang bị cho người tín hữu và những ai muốn canh tân xã hội biết phải làm gì để bảo vệ đức tin và lẽ phải. Chận không cho mưu toan của CS làm sai lạc đường lối chính sách của Hội Thánh trong lãnh vực tôn giáo, văn hòa, xã hôi và chính trị trong lòng xã hội và dân tộc.


ĐỖ NHƯ ĐIỆN Câu 2: Theo chỗ chúng tôi biết, tòa thánh Vatican có quan hệ ngoại giao với 193 trong số 197 quốc gia hay thực thể lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, ở những cấp độ khác nhau. Mục đích của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh là tìm cơ hội tiếp xúc với con cái của Hội Thánh ở mọi nơi mọi chốn. Để giúp đỡ và bảo vệ con cái của Hội Thánh, như tình yêu của cha mẹ đối với con cái trong gia đình nhân loại vậy.


Riêng mối bang giao giữa Tòa Thanh Vatican và Việt Nam rất phức tạp, nếu muốn hiểu căn kẽ, chúng ta phải trở về quá khứ hàng trăm năm trước, ít ra cũng từ năm 1925 khi Tòa Khâm Sứ được đặt tại kinh thành Huế. Từ đó đến nay hoàn cảnh chính trị ở VN thay đổi nhiều, trong mỗi giai đoạn lịch sử của VN, Tòa Thánh vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội để bào vệ và giúp đỡ con cái của mình.


PTGD là một công cụ của Hội Thánh do những người tín hữu dân thân sử dụng, để thi hành sứ vụ của mình. Khi thi hành thì ứng dụng những giáo huấn, những tài liệu hướng dẫn như Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân hay Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và nhiều tài liệu khác. Cho nên chẳng có gì là dị biệt, hay “xung khắc” trong bối cảnh bang giao hiện nay giữa Tòa Thánh Vatican và nhà nước CsVN cả? Ngược lại, từ những tài liệu ấy giúp cho người tín hữu nắm vững đường lối chính thống của của Hội Thánh, không để cho những thế lực đen tối tuyên truyền xuyên tạc, làm sai lệch giáo huấn của Hội Thánh, đã có trong Phúc Âm của Chúa.


Hy vọng câu trả lời ngắn gọn trên đây có thể thỏa mãn phần nào câu hỏi ông nêu ra. Kính chúc ông an bình hạnh phúc và báo Văn Hóa luôn phát triển tốt đẹp.


Đỗ Như Điện


ĐHV/PTGD


Trân trọng cám ơn ông


Lý Kiến Trúc


Chủ nhiệm, chủ bút Văn Hóa Online


Nam California ngày 19/10/2023


image019Nhà thờ Chánh tòa Thánh Giuse tọa lạc ngay giữa “trái tim Hà Nội”, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tổng giáo phận Hà Nội có diện tích khoảng 4.953 km2.


Nhà Thờ Lớn Hà Nội, nay là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã được xây dựng vào thời Đức Cha Puginier, Đại Diện Tông Tòa ở Hà Nội (1835-1892).


Nhà thờ tạm bằng gỗ, từ năm 1884 tới 1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch, tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp.


Nhà thờ có tước hiệu là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Vào năm 1678Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam.


Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào dịp lễ Giáng Sinh năm Đinh Hợi (1887). Tuy vậy, chỉ từ thập niên 1920, Nhà thờ Chính tòa và Tòa Giám mục của Địa phận Tây Đàng Ngoài mới chuyển từ Sở Kiện đến vị trí ngày nay thuộc nội thành Hà Nội. Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại phố Nhà Thờ, phường Hàng Trốngquận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. theo https://chinhtoa.tgphanoi.org/


Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn


image021Vương cung Thánh đường Đức Bà tọa lạc ngay giữa “trái tim Sàigon”, s 1 Qung trường Công xã Paris, qun 1.



Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ và kiến trúc sư J. Bourad với thiết kế mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn phong cách Gotich đã được chọn.

Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Đức Cha Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên và ba năm sau, vào Lễ Phục Sinh ngày 11 tháng 4 năm 1880, ngài đã chủ sự nghi thức cung hiến và khánh thành ngôi nhà thờ.


Năm 1959, nhà thờ Chính tòa Sàigon được Tòa thánh Vatican nâng lên hàng Vương cung Thánh đường và Đức Hồng y Agagianian, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã làm phép tượng Nữ Vương Hoà Bình đặt trong công viên trước nhà thờ, nhân dịp ngài tới Sài Gòn.


Vương cung thánh đường là một tước hiệu Giáo hoàng ban cho một số nhà thờ đặc biệt.


Nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Sàigòn – Tp. HCM hiện nay nằm tại số 1 Quảng trường Công xã Paris, quận 1.


https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/nha-tho-chinh-toa-duc-ba-sai-gon-50-nam-nhan-tuoc-hieu-vuong-cung-thanh-duong-22487

image023image025

++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam


Nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam


29/09/2023


image027THƯ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ


Quý Giám mục, Linh mục, anh chị em Tu sĩ và cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam thân mến,


Nguyện xin ân sủng và bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Chúng ta hãy vui mừng tạ ơn Chúa, vì tình yêu của Chúa vĩnh cửu và luôn mãi tín trung.


Tôi ao ước gửi thư này đến anh chị em, nhân dịp công nhận Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Toà Thánh về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Đức tin của Hội Thánh Công giáo trên quê hương của anh chị em được sinh ra và lớn mạnh qua bao thế hệ, đã đặt nền tảng trên giới răn: “Ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22, 37-38). Quả vậy, đức ái là thước đo của đức tin, và đức tin là linh hồn của đức ái, và chớ quên rằng lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân là hai mặt của cùng một đồng tiền.


Theo chiều hướng của các tương quan tốt đẹp được ghi nhận trong những năm vừa qua, cùng với niềm hy vọng vị Đại diện Toà Thánh sẽ là cầu nối để phát triển quan hệ song phương, tôi đã vui mừng chào đón ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp chuyến thăm chính thức đến Vatican ngày 27 tháng 7 vừa qua. Cuộc gặp này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tăng cường mối quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam. Về dân tộc Việt Nam, thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng ai cũng biết và đánh giá cao chứng từ về lòng can đảm trong công việc, về sự kiên trì trong hoàn cảnh khó khăn, về cảm thức gia đình cũng như các đức tính tự nhiên khác.


Dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng từng bước trong nhiều năm qua, và được củng cố bằng các chuyến thăm thường niên của phái đoàn Toà Thánh cũng như các cuộc họp của Nhóm làm việc chung giữa Việt Nam và Toà Thánh, cả hai bên đã có thể cùng nhau tiến tới và sẽ còn tiến nữa, nhờ nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt. Hơn thế nữa, hai bên đã có thể đồng hành, lắng nghe nhau và hiểu nhau. Dù mỗi bên có sự khác biệt về lịch sử và kinh nghiệm sống, điều đó không thể ngăn cản cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh.


Theo giáo huấn trong Thư gửi Diognetus, một bản văn từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, các Kitô hữu ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, nên dấu ấn cuộc sống của họ là ưu tiên thực thi bác ái, bằng cách sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và đồng hành với dân tộc qua nỗ lực phát triển quân bình về xã hội và kinh tế. Như vậy, các tín hữu Công giáo, hoặc qua việc xây dựng Hội Thánh bằng cách cộng tác vào sinh hoạt mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế, họ sẽ thể hiện căn tính của mình là người Kitô hữu tốt và là công dân tốt. Trong viễn cảnh này, khi thực hiện được những điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tôn giáo cách tự do, các tín hữu Công giáo sẽ có thể tăng cường đối thoại và mang lại niềm hy vọng cho đất nước.


        Anh chị em là con cái của Hội Thánh và đồng thời là công dân Việt Nam, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI năm 2009 đã nhắc lại cho các Giám mục Việt Nam: “Hội Thánh kêu gọi các tín hữu hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng. Hội Thánh tuyệt đối không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền, nhưng chỉ ước mong có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng”.


        Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần thực thi bác ái một cách cụ thể, nghĩa là phải có một quyết định hành động cụ thể cho con người, như đã được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt qua và được Hội Thánh không ngừng thể hiện trong suốt dòng lịch sử, vì “trong mọi nơi và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kitô hữu … được mời gọi lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo khổ”. Chính tinh thần này đã không ngừng thúc đẩy cộng đoàn Công giáo của anh chị em có những đóng góp tích cực và ý nghĩa để phục vụ dân tộc, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Quả vậy, nhờ sự khuyến khích của từng Giám mục và Hội đồng Giám mục, Hội Thánh tại Việt Nam đã chứng tỏ mình là men trong xã hội, bằng cách đồng hành với sự phát triển của xã hội và đóng góp vào sự phát triển ấy với tư cách là những tín hữu có trách nhiệm và đáng tin.


        Trong Thư Mục vụ năm nay, các Giám mục của anh chị em đã nhắc nhở và thúc đẩy anh chị em tham gia vào đời sống cộng đoàn qua việc yêu thương nhau, chân thành lắng nghe và thực thi đức ái, ngay cả với những anh chị em không cùng niềm tin, bằng cách quan tâm chăm sóc những người yếu kém và những người cùng khổ nhất.


        Anh chị em tại Việt Nam thân mến, các tín hữu Công giáo vốn luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu thường ngày của tha nhân một cách hiệu quả và tham gia đóng góp cho thiện ích chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên đất nước mình; anh chị em được mời gọi thực thi giáo huấn của Chúa Giêsu là trở thành “ánh sáng của thế gian và muối của đất” để “ánh sáng của các con chiếu tỏa trước mặt thiên hạ để họ thấy những việc làm tốt lành của các con và tôn vinh Cha các con trên trời” (Mt 5, 16).


Sáu mươi năm trước, trong thông điệp gửi toàn thế giới để kêu gọi mọi người chung sức xây dựng hoà bình, thánh Gioan XXIII đã viết: “Chúng ta hi vọng rằng, khi gặp gỡ và đàm phán với nhau, người ta sẽ nhận thức rõ hơn mối dây liên kết họ với nhau phát xuất từ chỗ cùng mang chung một bản tính nhân loại, và họ cũng khám phá ra rằng một trong những đòi hỏi sâu xa nhất của bản tính nhân loại chung là giữa họ với nhau và giữa các dân tộc, chính tình yêu phải ngự trị, chứ không phải nỗi sợ hãi, và tình yêu ấy biểu lộ qua sự cộng tác chân thành, đa dạng, đem lại nhiều thiện ích”.


Tôi nài xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh chị em, để trong cuộc sống và trong các tương quan với chính quyền dân sự và với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay văn hoá, anh chị em biết cách làm chứng cho tình yêu và lòng bác ái của Chúa Giêsu, để tôn vinh Thiên Chúa.


Để kết thúc bức Thư thân tình này, tôi hi vọng rằng anh chị em, quý Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Dân Chúa, sẽ trở nên can đảm theo gương Chúa Giêsu. Xin Đức Mẹ La Vang đồng hành cùng anh chị em, và nhờ lời chuyển cầu đầy tình mẫu tử của Đức Mẹ, xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót chúc lành và ban muôn ân sủng cho toàn thể Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam, cũng như cho đất nước và dân tộc Việt Nam yêu dấu.


Franciscus


Vatican, ngày 8 tháng 9 năm 2023, Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ