Gs Ts Trí Siêu đến thăm Đại học Phật giáo tương lai ở Westminster

03 Tháng Giêng 20246:59 SA(Xem: 2921)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 - THỨ TƯ 03 JAN 2024


Gs Ts Trí Siêu đến thăm Đại học Phật giáo tương lai ở Westminster, Little Saigon


Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc


Viện chủ: Thượng tọa Thích Huyền Châu


3404 Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703, USA


https://www.youtube.com/watch?v=4JxoyPUTxI0


image026Buổi nói chuyện của GS Tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát tại Viện Phật học Bồ đề Phật quốc ở Tp Westminster, Little Saigon về tương lai xây dựng trường đại học Phật giáo tại số 3404 Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703, USA. Ảnh trích từ video.


XEM THÊM:


Đi tìm cội nguồn


Lão Thiền sư 80 tuổi Lê Mạnh Thát, cuộc tri ngộ với Lão chủ nhân 83 tuổi Tăng Bá Hoành


https://www.youtube.com/watch?v=kMBoFC2PLR8

image028

Giáo sư Lê Mạnh Thát nói về Phật giáo nhà Trần và Vua Trần Thái Tông


https://www.youtube.com/watch?v=ZiYtWOSdIJU

image030

Thiền sư Lê Mạnh Thát phát biểu tại Hội thảo về Trúc Lâm chiều 22 tháng 12 năm 2023 tại Hà Nội


https://www.youtube.com/watch?v=QxbMhTY8zTI

image031image033

Khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử tại tỉnh Quảng Ninh


Mức đầu tư 250 tỉ đồng


Lã Nghĩa Hiếu


nghiahieubtn@gmail.com


20/10/2023 18:51 GMT+7


TNO - Cung Trúc Lâm Yên Tử (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) có sức chứa từ 5.000 người, là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử vừa được khánh thành với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỉ đồng.


Ngày 20.10, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử, với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỉ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.


image035Toàn cảnh cung Trúc Lâm Yên Tử


LÃ NGHĨA HIẾU


Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cung Trúc Lâm Yên Tử là công trình đồ sộ nhất trong tổng thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, với tổng diện tích xây dựng hơn 6.000 m2.


Công trình được xây dựng bằng chất liệu bê tông kiên cố, kiến trúc hoành tráng, mang bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm và lễ hội Yên Tử. Sau khi đưa vào sử dụng, công trình có sức chứa khoảng 5.000 người, là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa Phật giáo.


image037Các viên chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh và T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam gắn biển công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh. LÃ NGHĨA HIẾU


Cũng theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, kiến trúc chủ đạo của tất cả các công trình nằm trong Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là kiến trúc tháp Tổ, gồm: Cổng/cửa vòm, tường dày, mái ngắn lợp ngói mũi sen được vuốt lên cao ở hai bên và các đường phào chỉ dọc theo diềm mái…


image039Cung Trúc Lâm Yên Tử có sức chứa khoảng 5.000 người. LÃ NGHĨA HIẾU


Đáng chú ý, tháp Tổ nằm trong khu vườn tháp Huệ Quang, là di tích gốc duy nhất còn lại của Yên Tử, với phần đế tháp còn nguyên vẹn kể từ khi được vua Trần Anh Tông xây dựng vào năm 1309 - một năm sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn - và phần thân tháp được trùng tu vào thời Lê, thế kỷ 17.


image041Công trình được thiết kế to lớn, uy nghi. LÃ NGHĨA HIẾU


Đặc biệt, cung Trúc Lâm Yên Tử là một trong những công trình trọng điểm được gắn biển Chào mừng 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30.10.1963 - 30.10.2023).


Thiền sư Lê Mạnh Thát thăm cung Trúc Lâm Yên Tử dưới chân núi Yên Tử


https://www.youtube.com/watch?v=dQx0lCYQcnY

image043image045image047

Đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn


Lã Nghĩa Hiếu - nghiahieubtn@gmail.com


13/12/2023 16:08 GMT+7


https://thanhnien.vn/long-trong-dai-le-tuong-niem-715-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-185231213110646065.htm?utm_source=dable


Sáng 13/2/2023, đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2023) đã long trọng diễn ra tại cung Trúc Lâm Yên Tử (TP. Uông Bí, Quảng Ninh).


Đại lễ có sự tham dự của các viên chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh cùng các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hàng nghìn tăng ni, phật tử. Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.


Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 11.11 năm Mậu Ngọ - 1258 và tịch diệt ngày 1.11 năm Mậu Thân - 1308, là anh hùng dân tộc, vị hoàng đế với sự nghiệp lẫy lừng; đồng thời là nhà văn hóa lớn, một lãnh tụ tôn giáo. Người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền mang đậm bản sắc Việt.


Từ khi sinh ra, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã có tư chất thông minh khác người, lại được truyền dạy bài bản Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh cũng như Phật pháp. Sau khi lên ngôi vua vào năm 21 tuổi, vua Trần Nhân Tông đã có công lãnh đạo quân dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược, giữ yên bờ cõi Đại Việt. Đất nước thái bình thịnh trị, ngài đã nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, trở về hành cung Vũ Lâm - Ninh Bình làm lễ xuất gia, tập sự tu hành.


Năm 1299, Ngài lên núi Yên Tử tu hành. Sau đó, Phật hoàng Trần Nhân Tông đi khắp nơi khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành thập thiện, loại bỏ mê tín dị đoan…


Năm 1307, ngài truyền y bát lại cho Pháp Loa lên làm sơ tổ Trúc Lâm. Ngày 1.11 âm lịch năm 1308, ngài nhập diệt tại am Ngọa Vân (TX. Đông Triều, Quảng Ninh), được đưa về kinh thành Thăng Long cử hành quốc tang. Xá lị của ngài sau này được phân phát về nhiều nơi, theo các nhà khoa học thì riêng ở Quảng Ninh xá lị của ngài được lưu giữ tại am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử).


image049Đại lễ tưởng niệm diễn ra long trọng, thành kính tưởng nhớ công ơn Phật hoàng Trần Nhân Tông. LÃ NGHĨA HIẾU


Cũng tại đại lễ, các đại biểu đã tiến hành khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử, với tổng mức đầu tư hơn 150 tỉ đồng. Theo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cung Trúc Lâm Yên Tử là công trình đồ sộ nhất trong tổng thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, với tổng diện tích xây dựng hơn 6.000 m2.


Công trình được xây dựng bằng chất liệu bê tông kiên cố, kiến trúc hoành tráng, mang bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm và lễ hội Yên Tử. Sau khi đưa vào sử dụng, công trình có sức chứa khoảng 5.000 người, là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa Phật giáo.


Nhân dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử.


image051Đông đảo chư tăng, phật tử cầu nguyện, tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông tại đại lễ. LÃ NGHĨA HIẾU


image053Cung Trúc Lâm là công trình đồ sộ nhất trong tổng thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, với tổng diện tích xây dựng giai đoạn I hơn 6.000 m², công trình có kiến trúc hoành tráng, phần thờ tự và nội thất bằng chất liệu gỗ sơn thếp mang bản sắc văn hóa dân tộc. LÃ NGHĨA HIẾU


image055Công trình tựa vào dãy núi Yên Tử - nơi có chùa Hoa Yên, tháp Tổ và chùa Đồng, có hướng khê giao thủy tụ, phong thủy hiếm có khi trước mặt là tả thanh long, hữu bạch hổ. LÃ NGHĨA HIẾU


image057Hàng nghìn người tham gia đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. LÃ NGHĨA HIẾU


image059Du khách Phật tử đi chiêm bái cung Trúc Lâm. LÃ NGHĨA HIẾU


Trần Nhân Tông: vị vua anh hùng cứu nước, vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm


21 Tháng Hai 201611:12 CH(Xem: 8605)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 22 FEB  2016


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3615/tran-nhan-tong-vi-vua-anh-hung-cuu-nuoc-vi-su-to-cua-thien-phai-truc-lam


Trần Nhân Tông - vị vua anh hùng cứu nước, vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm


 (GDVN) - Trần Nhân Tông đã bước vào cõi Niết Bàn nhưng còn để lại hình ảnh của một vị vua anh hùng cứu nước, anh minh, quyết đoán, nhân hậu, một nhà hiền triết...


LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của Đại tá Đặng Việt Thủy nói về cuộc đời cũng như quãng thời gian trị vì đất nước Đại Việt, vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm của vị vua được sử sách ngợi ca là vị vua anh hùng cứu nước, vị vua anh minh, quyết đoán Trần Nhân Tông.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
 

Vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, con trưởng của của vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), cháu đích tôn của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh).

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ca ngợi là vị vua anh hùng cứu nước. Thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì, đất nước Đại Việt đã trải qua những thử thách rất gay go và ác liệt.

Vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 20 tuổi (1278). Triều đại nhà Trần dưới quyền ông là một vương triều thịnh trị.

Ngay sau khi Nhân Tông lên ngôi vua, nhà Nguyên ở phương Bắc sai Lễ bộ thượng thư là Sài Thung đi sứ sang Đại Việt. Sài Thung sang đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh rồi đưa thư trách vua Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu thiên triều...

Vua Nhân Tông sai đại thần ra tiếp, Sài Thung không thèm đáp lễ. Vua mời yến, hắn không thèm đến.


image061Tượng vua Trần Nhân Tông trong đền thờ Trần Nhân Tông tại Huế (Ảnh: kienthuc.net.vn)


Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Nguyên lại cho sứ sang dụ:

- Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người.


Vua Trần Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm thượng thư lệnh và sai Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước.


Hay tin, Trần Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Di Ái bị bắt, phải tội đồ làm lính.


Thấy không thể thu phục được vua Trần, nhà Nguyên liên tiếp phát động hai cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285 và 1287, toan làm cỏ nước Nam.


Trong hai lần kháng chiến này, Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng [1]. 


Chín ngày sau trận đại thắng Bạch Đằng 18 tháng 4 năm 1288, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đem đám tù binh gồm Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phàn Tiếp và những tên Thiên hộ, Vạn hộ về phủ Long Hưng làm lễ mừng thắng trận trước lăng vua Trần Thái Tông - vị vua anh hùng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258.

Trong buổi lễ trang nghiêm này, Trần Nhân Tông nhớ lại những ngày gian khổ, cảm khái đọc:

"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu
".

Nghĩa là:

"Xã tắc hai lần phiền ngựa đá

Non sông nghìn thưở vững âu vàng
" [2]

Dưới thời vua Trần Nhân Tông, lịch sử Việt Nam ghi dấu được nhiều tên tuổi nhân vật xuất sắc, nhiều hiện tượng văn hóa độc đáo.

Việc Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) làm văn tế cá sấu, bắt chước Hàn Dũ (Trung Quốc) ngày xưa (đuổi cá sấu đi), được Nhân Tông khen ngợi, đổi họ ông thành họ Hàn (nên bây giờ lịch sử văn học ta ghi tên ông là Hàn Thuyên) là một sự kiện đặc biệt, được đời sau nhắc đến nhiều.


Sử sách còn chép rằng Hàn Thuyên là người khởi đầu làm thơ Nôm theo quy tắc thơ Đường. Thơ thất ngôn lần đầu tiên được viết bằng chữ Nôm.


Luật thơ thất ngôn bát cú chặt chẽ của người Trung Quốc cũng có thể vận dụng một cách suôn sẻ, cho ta viết lời quốc âm. Đường luật từ nay được gọi là Hàn luật.


Tác phẩm duy nhất của Hàn Thuyên có tên là Phi sa tập, nay đã thất lạc, không rõ trong đó có bao nhiêu bài thơ - có khả năng là nhiều thơ Nôm hơn thơ Hán và Hàn Thuyên vẫn được công nhận là vị tổ thơ Nôm ở nước ta.


Sự bắt chước ở đây đã trở thành sự sáng tạo. Nhất là nó lại ra đời cùng lúc với cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, nên mặc nhiên chứng tỏ ý thức độc lập của dân tộc trong phạm vi văn học, đồng thời với cả phạm vi chính trị.


Cùng một lúc, xuất hiện cả lối thơ trào phúng với cây viết nổi tiếng như Nguyễn Trung Ngạn, mặc dù tác phẩm cũng chưa sưu tầm được. Trần Nhân Tông có tham gia vào phong trào này hay không?


Có lẽ là có, vì đến nay chúng ta còn giữ được một bài phú chữ Nôm có tên là Cư trần lạc đạo (sống giữa cõi trần, vui đạo).


Nhiều nhà nghiên cứu như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn đã dụng công tìm hiểu, để khẳng định sách Thiền Tông bản hạnh (in năm 1745) là tác phẩm của Trần Nhân Tông.


Câu chữ có nhiều tiếng cổ, nhưng phần lớn cũng dễ hiểu, chứng tỏ tác giả thực sự có khả năng sử dụng quốc âm hồi thế kỷ XIII một cách thanh thoát, và là người có tư tưởng siêu thoát. Có thể ghi lại một vài câu cuối bài:

Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao
Chiều vắng âm thanh, chính thực cảnh đạo nhân du hý
...
Chuộng công danh, lồng nhân ngã ấy thực phàm phu
Say đạo đức, dời thân tâm định nên thánh tri
! [3]

Với bài phú Cư trần lạc đạo này, có thể khẳng định thêm một điều: Trần Nhân Tông không những là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà văn xuất sắc, có công lớn đối với nền văn học Quốc âm.


Từ cuối thế kỷ XIII, với bài phú Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông đã khai mở trang đầu cho sưu tầm văn học Quốc âm của thời đại. Cùng với vua Trần Nhân Tông còn có Lý Đạo Tái, Mạc Đĩnh Chi...…

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Trong các nhà thơ đời Trần còn lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự.

Hồn thơ ấy đậm đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên, trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thấy tràn ngập ánh trăng, dồi dào như mây nước và đắm đuối với giấc mơ Xuân:

Nhất thiên như thủy, Nguyệt như trú,

Hỏa ảnh mãn song, Xuân mộng trường

Dịch thơ:

Nước ấy vầng xanh, Trăng ấy ngọc,

Đầy song hoa quyện giấc mơ Xuân


(Đào Phương Bình dịch) [4]

Ông nhận ra được trong từng vệt nắng, từng tiếng chuông, từng chiếc lá cả một chất thơ man mác, mơ màng:

Hoa kiều đảo ảnh, trám khê hoành

Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh

Tịch tịch thiện sơn hồng điệp lạc

Thấp vân như mộng, viễn chung thanh.

Dịch thơ:

Lòng khe in ngược bóng cầu hòa

Hắt sáng bờ khe, vệt nắng tà

Lặng lẽ nghìn non, rơi lá đỏ

Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa


(Trần Thị Băng Thanh dịch) [5]

Năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), trên đường mang quân đi đánh giặc ở biên giới phía Tây, Trần Nhân Tông làm bài thơ "Tây chinh đạo trung" (Trên đường tây chinh):

Cẩm phàm khinh sấn lãng khoa khai

Bồng để yêm yêm thủ bất đài

Tam Giáp mộ văn vô nhạn đáo

Cửu Than minh nguyệt hữu long lai

Thê lương hành sắc thiêm cung mộng

Liên loạn nhàn sầu đáo tửu bôi

Hán Vũ phiên chiêu cùng độc báng

Nam nhi cấp cấp nhược vi tai.

Dịch thơ:

Buồm gấm vèo bay, hoa sóng tung

Đầu nghe mệt mỏi dưới mui bồng

Mây chiều Tam Giáp trông không nhạn

Trăng sáng Cửu Than thấy có rồng

Quạnh quẽ dặm xa mơ điệu cũ

Vấn vương sầu lắng thấm ly nồng

Hán Hoàng mang tiếng say chinh chiến

Lật đật nam nhi có uổng công?


(Trần Lê Văn dịch) [6]

Với Trần Nhân Tông, tư tưởng Thiền Tông được tiếp thu một cách có sáng tạo, cái nhìn theo hướng sắc không của ông hòa với cảm xúc thi ca:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý quy ngưu tận

Bạch bộ song song phi hạ điền.

Dịch thơ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều dường có lại dường không

Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
.

(Ngô Tất Tố dịch) [7]

Về xây dựng đất nước, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì vua lệnh không thu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau.


Ông luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần.


Ông rất trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ quân dân đối với ba cuộc kháng chiến. Ông sai người chép sách Trung hưng thực lục, và vẽ hình các tướng lĩnh, các vương hầu có công lao.

Vua Trần Nhân Tông đã kế thừa và phát triển nhiều quan điểm tư tưởng và phong cách ứng xử của hai nhà Thiền học nổi tiếng đầu đời Trần là Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.


Nếu Trần Thái Tông đã nêu tấm gương nhập thế vì lợi ích của nước của dân và để lại quan điểm Thiền học vừa thâm trầm vừa khoáng đạt cho cháu đích tôn của mình, thì Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung là người ấn chứng cho Trần Nhân Tông.

Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung (1230-1291) là con trai đầu lòng của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (vợ vua Trần Thánh Tông, mẹ Trần Nhân Tông).


Ông được Trần Thái Tông phong tước Hưng Ninh Vương và từng lập chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên năm 1285 và 1288.

Tuệ Trung thượng sĩ không xuất gia, nhưng có một trình độ Thiền học cao. Tư tưởng Thiền học của ông được thể hiện trong bộ Thượng sĩ ngữ lục. Bộ sách gồm những bài giảng của ông cho học trò, những công án và những bài thơ của ông.


image062Vua Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm (Ảnh: baotintuc.vn)


Ngoài ra, trong bộ Thượng sĩ ngữ lục còn có thêm bài Thượng sĩ hành trạng do Trần Nhân Tông viết, ca tụng người thầy của mình.

Cũng giống như các môn đồ Thiền tông khác, Tuệ Trung thượng sĩ nêu cao quan điểm "tức tâm tức Phật".

Tâm tức Phật,

Phật tức tâm,

Diệu chỉ linh minh đạt cổ câm (kim).

Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu,

Thu đáo vô phi thu thủy thâm.

(Nghĩa là
: Lòng là Phật, 

Phật là lòng,

Diệu chỉ sáng thiêng, kim cổ thông.

Xuân đến, tự nhiên hoa xuân nở,

Thu sang, đâu chẳng nước thu trong).

Với quan niệm như trên, ông chủ trương: người tu thiền nên sống thuận theo lẽ tự nhiên và theo cái tâm của mình, không cầu tìm ở ai khác:

Phật tâm khước dữ ngã tâm hợp,

Pháp nhĩ như nhiên cắng cổ câm.


(Tâm Phật tâm ta cùng khế hợp,

Pháp vẫn y nguyên suốt cổ kim).

Và cũng không nhất thiết chỉ được tu theo lối tọa thiền:

Hành diệc thiền,

Tọa diệc thiền;

Nhất đóa hồng lô hỏa lý liên.


(Đi cũng thiền!

Ngồi cũng thiền!

Trong lò lửa đỏ một bông sen).

Trong bài Thượng sĩ hành trạng, Trần Nhân Tông đã thuật lại:

"Trước đây, khi ta chưa xuất gia, gặp lúc cư tang Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân đó có đi thỉnh Thượng sĩ. Người trao cho hai bộ ngữ lục của Tuyết Đậu và Dã Hiên.


Ta cho rằng quá tầm thường, sinh ngờ vực, bèn làm ra vẻ ngây thơ hỏi Thượng sĩ rằng: "Chúng sinh quen cái nghiệp uống rượu và ăn thịt, thì làm sao tránh được tội báo?".


Thượng sĩ liền giảng giải rằng: "Giả thử có một người đứng quay lưng lại, thình lình có nhà vua đi qua phía sau, người kia không biết, hoặc còn ném vật gì vào người vua: người ấy có sợ chăng? Ông vua có giận dữ chăng? Như thế thì biết rằng hai việc không liên quan gì đến nhau vậy".

Ta lĩnh ý, giây lâu bèn nói: "Tuy là như thế, nhưng tội phúc đã rõ ràng thì làm thế nào?".

Thượng sĩ lại đọc tiếp bài kệ để chỉ bảo:

Ăn thịt và ăn cỏ,

Tùy theo từng loài đó.

Xuân về cây cỏ sinh,

Họa phúc nào đâu có.


Ta nói: "Nếu vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao lãng là để làm gì?".

Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp. Ta cố nài. Thượng sĩ lại đọc tiếp... bài kệ để ấn chứng cho ta:

Trì giới và nhẫn nhục,

Chuốc tội chẳng chuốc phúc.

Muốn biết không tội phúc,

Đừng trì giới nhẫn nhục.


Đoạn người dặn kín ta: "Chớ có bảo cho người không đáng bảo". Vì vậy ta biết môn phong của Thượng sĩ thật là siêu việt.


Một ngày kia, ta hỏi Người về cái gốc của tôn chỉ Thiền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp: "Hãy quay nhìn lại cái gốc của mình chứ không tìm đâu khác được". Ta bỗng bừng tỉnh con đường phải đi, bèn xốc áo thờ Người làm thầy" [8].

Từ những điều trên, ta biết Trần Nhân Tông đã ngộ đạo Thiền vào đầu năm 1287, khi mẹ vua vừa qua đời.


Đó cũng là lúc tình thế đất nước hết sức khẩn trương. Nhà Nguyên, sau cuộc nam chinh thất bại năm 1285 lại ráo riết cho điều động binh mã để chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

Sự an nguy của Tổ quốc một lần nữa lại đặt lên vai vua Trần Nhân Tông những trách nhiệm lớn. Nhưng sau khi đã hiểu được chỗ thâm yếu của tôn chỉ Thiền là "Phật tại tâm, chứ không tìm đâu khác" dù là người "xuất gia hay tại gia" cũng không thể tự trói mình trong "trì giới và nhẫn nhục".


Trần Nhân Tông càng thêm tự tin cùng vua cha, với sự phò tá hết lòng của đội ngũ tướng lĩnh kiệt xuất, đứng đầu là Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, lãnh đạo quân dân cả nước đoàn kết một lòng, phát huy hơn nữa khí thế "Sát Thát" vốn đã được nêu cao từ cuộc kháng chiến lần trước, đánh tan 50 vạn quân Mông Nguyên vào mùa xuân năm 1288.


Sau thắng lợi huy hoàng đó, Trần Nhân Tông chủ trương "nới sức dân", thúc đẩy khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, nhanh chóng xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.

Bấy nhiêu công lao to lớn đã đưa Trần Nhân Tông lên một vị trí vẻ vang trong lịch sử dân tộc, được sử gia đánh giá là "bậc vua hiền của nhà Trần", "nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước"  [9].

 Mùa xuân năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, tức Trần Thuyên, và lên làm Thượng hoàng như truyền thống của nhà Trần. Năm 1295, ông đã xuất gia ở Vũ Lâm (Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay), rồi lại trở về kinh sư.

Cho đến mùa thu năm 1299, từ phủ Thiên Trường, Nhân Tông mới chính thức xuất gia, lên núi Yên Tử tu Phật và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm mà ông là tổ thứ nhất. Từ đây, ông lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hoặc Trúc Lâm đại đầu đà. Người đương thời và đời sau tôn xưng ông là Điều Ngự Giác hoàng.

Trần Nhân Tông tuy xuất gia nhưng vẫn nặng lòng lo nước, lo dân. Đối với ông, Phật giáo nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng phải luôn gắn liền với đời sống của đất nước, của dân tộc, không thể có sự cách biệt giữa đạo và đời. Ngay việc Trần Nhân Tông chọn Yên Tử làm nơi tu thiền cũng hàm chứa nhiều tầng nghĩa.


Yên Tử có cảnh vật vừa đẹp vừa thanh vắng, rất thích hợp cho việc tu thiền nên các vua Trần đã tìm đến núi Yên Tử.

Nhưng theo sách Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm thì Yên Tử sơn là nơi có một vị trí quân sự quan trọng, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc và Trần Nhân Tông khoác áo cà sa đến đây tu hành là để làm nhiệm vụ của một "lính biên phòng".


Sách đó có đoạn viết: "Mọi người thấy đức Điều Ngự là tổ thứ nhất khi ra ở chùa Hoa Yên (tức chùa Yên Tử) thì cho là ngài xuất gia, nhưng có biết đâu đương lúc bấy giờ đức Tổ ta biết lấy thiên hạ làm của công...


Xét thấy Yên Tử là một ngọn núi cao, phía Đông có thể nhòm mặt tỉnh Yên, tỉnh Quảng; phía Bắc có thể trông tới Lạng Sơn, Lạng Giang, nên mới dựng tự viện, thường qua lại xem chuyện động tĩnh, khiến cho quân giặc ở ngoài không thể gây những việc đáng lo ngại. Đó thực là Vô lượng lực Đại thế chí Bồ Tát vậy...".

Không chỉ lo giữ yên mặt Bắc, Trần Nhân Tông còn rất quan tâm tới mối bang giao với nhà nước Chiêm Thành ở phía Nam.

Năm 1282, khi Hốt Tất Liệt phát binh đánh Chiêm Thành hòng chiếm lấy nước này và tạo thành một bàn đạp lợi hại để rồi từ đó sẽ cho quân đánh thốc lên, phối hợp với mũi tiến công chính từ phía Bắc tràn xuống nhằm nuốt chửng Đại Việt, Trần Nhân Tông đã gửi viện binh cho Chiêm Thành, giúp nước này đánh bại quân Mông Nguyên.

Năm 1301, sau khi đã xuất gia ở Yên Tử, Nhân Tông còn vân du đến biên giới phía Nam của đất nước, lập am Tri Kiến tại trại Bố Chính (Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình ngày nay).


Từ đó, ông đi tiếp đến tận kinh đô của Chiêm Thành và du ngoạn ở đấy 7 tháng liền. Vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân, biết tin Trần Nhân Tông khoác áo cà sa đến nước mình đã "hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ".


Nhân chuyến đi này, Nhân Tông đã hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Ít năm sau (1306), Chế Mân đã đem hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân.


Hai châu ấy được đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa (Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay) và sáp nhập vào bản đồ Đại Việt. Quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành chưa thời kỳ nào thân thiện đến thế.

Một nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam nhận xét: "Đây phải nói là một điểm sáng kỳ lạ trong đời sống của một người xuất gia như vua Trần Nhân Tông.


Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo ở nước ta hay ở bất cứ một nước nào khác, mà một người xuất gia lại có thể mở mang bờ cõi, và mở mang bờ cõi một cách hòa bình.


Căn cứ vào giới luật của hàng Phật tử bình thường sống ở các chùa chiền..., thì một người xuất gia không bao giờ được phép đi làm mai mối cho việc dựng vợ gả chồng.


Thế mà Hương Vân đại đầu đà đã làm việc đó và đã làm một cách thành công". (Lê Mạnh Thát: Toàn tập Trần Nhân Tông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, dẫn theo Phạm Xuân Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 3-2005, trang 8).

Triết lý của Thiền phái Trúc Lâm do ba vị tam tổ sáng lập: Trần Nhân Tông cùng với sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cương 1284-1330) và Huyền Quang (tức Lý Đạo Tái 1254-1334) mang đậm bản sắc văn hóa Đại Việt.


Lý thuyết của phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn.


Trần Nhân Tông tổ chức giảng Kinh Vô lượng cho hàng ngàn người nghe và mọi người đều tiếp thu tư tưởng của ông, nhận rõ đạo Phật Trúc Lâm là nhập thế, không huyền vi xa lạ.

Triết lý của giáo phái Trúc Lâm được ghi rõ trong các sách Phật học đời Trần. Riêng bộ Khóa hư lục lại trình bày triết lý của giáo phái Trúc Lâm một cách rất cụ thể.


Khóa hư lục quả là một bản kinh Phật đời Trần. Ở Khóa hư lục, vua Trần Nhân Tông không dùng "tứ khổ đế" như các sách Phật thường dùng, mà ông dựng ra thuyết "tứ sơn" để trình bày quan niệm của ông về "sinh, lão, bệnh, tử".


Trần Nhân Tông coi "sinh, lão, bệnh, tử" là bốn quả núi chướng ngại mà con người phải vượt cho được thì mới thoát khỏi được kiếp luân hồi.


Nội dung của thuyết "tứ sơn" cũng là "sinh, lão, bệnh, tử" như nội dung thuyết "tứ khổ đế", nhưng dùng bốn quả núi (tứ sơn) để hình dung "sinh, lão, bệnh, tử" thì dễ hiểu hơn là "tứ khổ đế".


Khóa hư lục, sau bài kệ "Tứ sơn" đến các bài "Cảnh sách", các khóa tụng hàng ngày đều thuần túy Đại Việt không có gì giống các sách Phật học của Trung Hoa. Chỉ riêng các điểm trên cũng đủ nói lên được phần nào tính chất Đại Việt của giáo phái Trúc Lâm.

Đến bài kệ của Trần Nhân Tông đọc khi nhà vua siêu thoát (chết) lại càng biểu thị được quan niệm triết lý của phái Trúc Lâm:

Nhất thiết pháp bất sinh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi hữu?


Nghĩa là: "Hết thảy các pháp (trong vũ trụ) vốn không có sinh mà cũng không có diệt. Nếu như hiểu được như vậy, thì Phật (tức mọi sự hiểu biết của mình) thường hiện ra trước mắt. Làm gì còn có đi đi lại lại (làm gì có luân hồi nữa)?" [10].

Phái Thiền Trúc Lâm trân trọng tiếp nhận những giá trị đạo đức cơ bản mà Phật giáo nguyên thủy ấn Độ truyền bá. Nó khuyến khích mọi người tu thiền "săn hỷ xả, nhuyễn từ bi", "tích nhân nghì, tu đạo đức", "cầm giới hạnh, đoạn ghen tham".

Nhưng nó không chấp nhận "trì giới và nhẫn nhục", đặc biệt là càng không thể chấp nhận giữ giới (trong đó hàng đầu là giới sát) và nhẫn nhục cúi đầu làm nô lệ cho những thế lực xâm lược và thống trị ngoại bang tàn bạo.

Phái Thiền Trúc Lâm không phủ nhận "đốn ngộ" của phái Thiền Nam tông Trung Hoa, nhưng cũng thấy việc giác ngộ được chân lý không phải dễ dàng, ai cũng làm được.


Trái lại, phải "rèn lòng làm bụt", "đãi cát kén vàng". Về phương pháp tu hành, nó không chủ trương gò ép mọi người vào một lối tu nhất định nào.


Phái Thiền này chẳng những không bài bác mà còn cảm thấy cái thú của người xuất gia "kiếm chốn dưỡng thân", "náu mình sơn dã" để "tụng kinh niệm bụt".


Nhưng nó đặc biệt khuyến khích những ai "tìm Phật ở trong nhà", giác ngộ chân lý ngay giữa cuộc đời, gắn liền sự ngộ đạo với việc thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của quốc gia, dân tộc.

Khi nghiên cứu về Điều Ngự Giác hoàng (Trần Nhân Tông), có nhà nghiên cứu đã nói rằng, nhà vua có những nét gần gũi với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Thích Ca trước khi xuất gia vốn là Thái tử Tất Đạt Đa, con của Hoàng đế Tịnh Phạm (Suddhodana) nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) thuộc ấn Độ.


Năm Thái tử 17 tuổi, vua cha làm lễ thành hôn cho Thái tử với nàng công chúa duy nhất của vua Thiện Giác (Kusalabuddha).


Lễ thành hôn yến tiệc linh đình, đàn ca xướng hát, nhưng trong lòng Thái tử lúc nào cũng nghĩ đến cảnh vô thường: Sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian mà chúng sinh đang gánh chịu. Sự suy nghĩ tìm chân lý cầu giải thoát cho chúng sinh ngày càng tăng thêm trong lòng Ngài, mặc dù trong cung có rất nhiều khoái lạc nhưng Ngài không màng tới.


Năm Thái tử 19 tuổi, công chúa sinh hạ được một hoàng nam, nhân dân cả nước đều hoan hỉ đón chào. Nhưng trong tâm Thái tử lúc nào cũng nghĩ đến việc xuất gia là điều trọng yếu.


Vào nửa đêm (giờ Tý) một ngày tháng 2, khi mọi người còn đang yên giấc, Thái tử đã rời kinh đô, quyết chí xuất gia tầm đạo để cứu độ muôn loài chúng sinh thoát khỏi bánh xe luân hồi sanh tử.


Ngài ra đi vì chúng sinh, để lại sau lưng người vợ hiền và đứa con yêu dấu, ra đi rời khỏi ngai vàng cùng vị vua cha yêu kính... Năm 35 tuổi, Thái tử đã tu thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Còn về vua Trần Nhân Tông, ông có một người vợ hiền là Hoàng hậu Bảo Thánh, con gái lớn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hoàng hậu Bảo Thánh là người có tiếng là sáng suốt, nhân hậu, nhu mì.


Khi vua Trần Nhân Tông lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, bà đóng vai trò rất quan trọng ở chốn hậu phương và ổn định nội tình nơi cung thất.


Khi đất nước hòa bình, chồng bà - Thượng hoàng Trần Nhân Tông không hám ngôi vị cao sang, không ưa kẻ hầu người hạ, phi tần mỹ nữ, sống trên nhung lụa, từ giã vợ con, dấn thân theo đạo Thiền ở non cao.


Khi Nhân Tông quyết chí lên Yên Tử hành đạo, sống đạm bạc khổ hạnh thì bà muốn theo Nhân Tông để chia sẻ ngọt bùi, nhưng đại sĩ Nhân Tông không nghe, cố khuyên giải bà xuống núi về kinh đô. Sau đó bà đã về Lỗ Giang để tĩnh dưỡng, lại sửa chùa thờ Phật để giải thoát.

Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông "gần gũi" với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bởi quá trình xuất gia tu hành như thế.

Trần Nhân Tông mất đi đã để lại nhiều giai thoại thú vị. Sử chép rằng, vào năm 1308, ông ở trên ngọn núi Tử Tiên, Yên Tử tu hành. Bà chị là Thiên Thụy ốm nặng, ông xuống thăm và bảo:

- Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Dưới âm phủ có ai hỏi thì cứ trả lời: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay.

Nói xong, ông trở về núi, gọi Pháp Loa đến dặn dò các việc, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa.

Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh), thọ 51 tuổi.

Người đương thời và sau đó đã tạc tượng vua Trần Nhân Tông. Tượng ở Yên Tử đặt trong Huệ Quang Kim Tháp, là một pho tượng được tạo hình khỏe mạnh, rắn chắc, cân đối, đầy sức mạnh và nghị lực.


Còn ở chùa tháp Phổ Minh (Nam Định), tượng có vẻ ung dung thanh thản, hợp với con người nhà vua.

Trần Nhân Tông đã bước vào cõi Niết Bàn, nhưng còn để lại hình ảnh của một vị vua anh hùng cứu nước, anh minh, quyết đoán, nhân hậu - vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm, một nhà thơ, một nhà hiền triết của dân tộc ta.


Tài liệu tham khảo:


[1] Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2006, trang 124.


 [2], (9) Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, trang 68, 48.


[3], [4], [5], [6], [7], [8], [10] 10 vị Hoàng đế Việt Nam tiêu biểu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, các trang 180, 181, 182, 184, 185, 186, 192. Đại tá Đặng Việt Thủy


Chùa Yên Tử chạm tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật ngọc lớn nhất thế giới


image064Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông thờ tại chùa Đồng núi Yên Tử. Ảnh tài liệu của Lý Kiến Trúc.

image066image068

Trinh Nguyễn - trinhthanhnien@gmail.com


27/08/2023 15:55 GMT+7


https://thanhnien.vn/chua-yen-tu-cham-tuong-phat-hoang-tran-nhan-tong-va-phat-ngoc-lon-nhat-the-gioi-185230827123749101.htm


Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) sẽ có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới.


Ngày 27.8, nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2023, chùa Yên Tử (Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Công ty Thần Châu Ngọc Việt công bố việc chế tác tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và tái khởi công chế tác bảo tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới.


image070Tại cung Trúc Lâm Yên Tử (chùa Yên Tử), mô hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được công bố


TRINH NGUYỄN


Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được hình thành bằng khối ngọc bích Jadeite nguyên thủy có kích thước 1/1 so với tượng Phật hoàng trong tháp tổ. Dự kiến, tượng Phật ngọc sẽ được dâng thờ chùa Yên Tử vào ngày 13.12 (tức ngày 1.11 năm Quý Mão) nhân ngày giỗ thứ 715 của Phật hoàng, đồng kỷ niệm 60 thành lập tỉnh Quảng Ninh.


Tượng Phật hoàng được tạc bằng ngọc bích Jadeite, thường gọi là ngọc phỉ thúy, nghĩa là trong một miếng ngọc có cả màu xanh lá cây và màu đỏ. Loại ngọc này còn có độ trong suốt như kính.


Tượng Phật hoàng quý giá không chỉ bởi giá trị của ngọc mà còn bởi sự trau chuốt, công phu đến từ đôi bàn tay nghệ nhân và tấm lòng biết ơn, triết lý "sống đời đẹp đạo" của Phật hoàng.


image072Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở chốn tổ.


TRINH NGUYỄN


Bảo tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới được tạc nối tiếp theo di nguyện dang dở của cố nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường. Nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước sẽ chung tay tạo tác bảo tượng này. Tượng được tạc từ khối ngọc phỉ thúy.


Công ty Thần Châu Ngọc Việt tiếp tục tái khởi công tạc tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới, khối ngọc sẽ được chế tác bởi các nghệ nhân kiệt xuất trong và ngoài nước.


Phật Ngọc Thích Ca Mâu Ni sẽ được tạo nên từ khối đá quý từng làm nức lòng những nhà buôn ngọc trên thế giới với danh xưng "khối ngọc hoàn hảo gần như không có một vết nứt".


Năm 2009, cố nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường đã đưa thành công khối ngọc bích Jadeite tuyệt mỹ nặng 35 tấn khai thác từ Myanmar này về Việt Nam với chặng đường mất 3 năm.


Dự kiến sau khi hoàn thành, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc Jadeite sẽ nặng tới 16 tấn, cao 3 m, chiều ngang là 2 m và chiều dài 1 m. Bệ đế nặng tới 9 tấn, cao 60 cm, mỗi chiều là 2,1 m. Đây cũng sẽ là pho tượng Phật ngọc Jadeite lớn nhất thế giới.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


https://www.nhatbaovanhoa.com/p144a9136/phat-giao-vn-bien-doi-nhanh-nhung-dang-phat-trien-hay-suy-thoai-


Phật giáo VN biến đổi nhanh nhưng đang phát triển hay suy thoái?


22 Tháng Năm 20197:28 CH(Xem: 4664)

VĂN HÓA ONLINE - TÔN GIÁO - THỨ NĂM 23 MAY 2019

image073

Phật giáo Việt Nam biến đổi nhanh nhưng đang phát triển hay suy thoái?


Nguyễn Lễ Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Washington DC 20/5/2019


image075Bản quyền hình ảnh Getty Images


Phật Đản năm nay ở trong nước làm lớn thật lớn.


Ở hải ngoại không có điều kiện làm lớn như vậy. Trước đó một tuần, Phật tử người Việt khắp vùng đông bắc Hoa Kỳ tề tựu lại một ngôi chùa nhỏ ở Maryland rồi đi xe hoa rước Phật đến một hội trường thuê trong trường học để làm Lễ Phật đản chung.


Người Mỹ thì đến các trung tâm Phật giáo ở thủ đô Washington D.C. dự buổi thiền quán tưởng niệm Đức Phật.


Cũng dễ hiểu là vì năm nay là lần thứ ba Phật đản ở Việt Nam được nâng lên thành Đại lễ Tam hợp Liên hiệp Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã đem sức dốc núi từ chỗ không có gì dựng lên một cảnh chùa hùng vĩ giữa trời mây non nước của tỉnh Hà Nam để tiếp đón các phái đoàn quốc tế bằng tất cả tấm lòng trọng thị của người Việt.


Được dốc sức chuẩn bị như thế là vì Lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc bên cạnh ý nghĩa tôn vinh Đức Phật còn là cơ hội thể hiện hình ảnh đất nước, con người và chính quyền Việt Nam. Nhưng đối với mỗi người Phật tử, Lễ Phật đản dù lớn hay nhỏ trước hết vẫn là cảm giác thuần khiết của sự an lạc, hoan hỉ vì tưởng nhớ ngày Đấng Từ phụ ra đời.


Với ý nghĩa đó, Lễ Phật đản năm nay dù lớn nhưng cảm giác của người Phật tử không còn tròn vẹn như những năm trước.


Phật giáo vừa trải qua cơn rúng động với tai tiếng nối tiếp tai tiếng.


image077Bản quyền hình ảnh Getty Images


Hết hóa vàng, dâng sao giải hạn đến thỉnh vong báo oán, từ hòm công đức 'không minh bạch' cho đến xây chùa to để 'buôn thần bán thánh'. Đến nỗi có người đã nói về sự suy đồi của Phật giáo và đòi phải chấn hưng. Thậm chí còn có lời mạt sát Tam bảo.


Tuy nhiên, nói chấn hưng Phật giáo là chấn hưng cái gì? Chấn hưng làm sao? Chứ nói khơi khơi như vậy khiến cho các Phật tử hoang mang quá. Giáo hội chẳng phải đã nói các hiện tượng kể trên không có trong giáo lý nhà Phật đó sao?


Có lật hết ngàn trang vạn quyển kinh văn Phật giáo cũng không thấy có chỗ nào nói về thỉnh vong, đốt vàng hay giải hạn hết. Vậy thì làm sao bãi bỏ một cái không có cho được?


Từ tín ngưỡng dân gian…


Mặc dù nói không có trong giáo lý nhà Phật nhưng rành rành nhà chùa có làm, và các hiện tượng nói trên không chỉ bó hẹp trong nhà chùa mà còn nhan nhản trong đời sống quảng đại của người Việt. Vậy thì, muốn chấn hưng thì phải bỏ tận gốc những tập quán, tín ngưỡng đó chứ?


Trước hết, thật lòng mà nói tôi cũng đốt vàng bạc vì từ nhỏ đã thấy ông bà, cha mẹ đốt giấy tiền mỗi khi tang ma hay giỗ quẩy rồi đến lượt mình tôi cũng làm theo.


Đành rằng chết là hết vì đã rã xác tan hình, còn theo nhà Phật vong linh phải luân hồi trả nghiệp thì còn đâu mà tiêu xài vàng bạc cõi trần gửi cho, đó là chưa kể đốt mọi thứ thành tro bụi thì lãng phí biết bao nhiêu. Biết là vậy nhưng đến ngày giỗ mà không đốt giấy tiền tôi lại thấy thiếu. Hơn nữa, vì thương ông bà mình đã quá vãng chẳng thà làm để được an lòng còn hơn là không làm, dù chỉ là một chút cho có lệ.


Cũng thành thật mà nói là tôi cũng từng được cúng sao mặc dù không tin tưởng. Năm đó tôi gặp nạn liên tục trong mấy ngày Tết nên khi được người thân cúng cho tôi cũng không có gì phản đối. Trông chờ vào thần thánh nào đó là phi lý và trái luật nhân quả của nhà Phật, nhưng suy cho cùng những người dâng sao cũng chỉ mong được hóa giải nạn tai.


image079Bản quyền hình ảnh Getty Images


Trong lúc bấn loạn có thêm chút cảm giác bình an dù sao vẫn tốt hơn. Và nếu nói mê tín thì xây nhà, tang ma, cưới hỏi, vốn là những việc ai cũng mong được bình an, đừng chọn ngày lành tháng tốt gì hết, cứ đụng ngày nào làm ngày đó có được không?


… đến chùa Ba Vàng


Còn việc thỉnh vong báo ứng nhân quả của chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, vốn là đỉnh điểm tai tiếng của Phật giáo, cũng mang đầy màu sắc dân gian nhưng có pha lẫn Phật giáo. Màu sắc dân gian là niềm tin vào linh hồn, còn giáo lý nhà Phật là nhân quả, nghiệp lực và cúng dường.


image081Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Những lời 'giảng' của bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng nói rằng Cao Mỹ Duyên, cô gái giao gà bị hãm hiếp, sát hại là do "ác nghiệp từ tiền kiếp" đã gây bức xúc lớn trong dư luận


Trước hết, những ai nói vong linh là mê tín thì liệu có dám dọn vào ở trong một căn nhà vừa có người chết oan do bị sát hại hay hỏa hoạn không? Thử hỏi xung quanh xem có bao nhiêu người tin rằng ông bà mình dù chết đi nhưng linh hồn vẫn còn đâu đó và sẽ về sum họp vào ngày giỗ, Tết?


Tại sao người Việt hàng ngàn năm nay vẫn duy trì tục lệ xá tội vong nhân mà trong Nam gọi là cúng cô hồn?


Tại sao người dân xây am thờ dọc các quốc lộ để an ủi vong linh các vụ tai nạn?


Mà đâu chỉ người Việt Nam. Trên thế giới có tôn giáo nào không tin là có thế giới sau khi chết?


Khác với dâng sao hay hóa vàng vốn thuần túy là tín ngưỡng dân gian, câu chuyện chùa Ba Vàng còn lồng ghép các yếu tố giáo lý của nhà Phật.


Để giải nghiệp, chùa Ba Vàng cho rằng cần cúng dường cho chùa để hồi hướng cho vong linh nhưng vào cửa chùa mà đòi tiền bạc thì quá phản cảm.


Cái gốc của cúng dường là tâm hướng thiện. Hơn nữa, đó cũng để học cách cho đi để nhận lại.


Lên chùa nghe kinh, thính pháp, tu tập, học điều hay lẽ phải, được đãi cơm chay ai mà không cảm thấy cần đóng góp trở lại để tạo phước duyên cho người khác cũng được lợi lạc? Cho nên, cúng dường tự thân nó không có lỗi mà lỗi ở chỗ nó bị lợi dụng.


Sự việc ở chùa Ba Vàng đúng là có dấu hiệu lợi dụng Phật giáo để trục lợi, nhưng vẫn còn đó những chỗ chưa rõ. Làm sao bác sỹ một bệnh viện lớn lại khuyên bệnh nhân đến chùa Ba Vàng?


Rồi số tiền được cho là hàng ngàn tỉ bị chiếm đoạt đã đi đâu về đâu?


image083Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Lễ cầu siêu cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức tại Việt Nam Quốc tự, TP Hồ Chí Minh, hồi 9/2018


Sau khi báo chí phanh phui sao không thấy có nạn nhân nào đòi tiền lại?


Và nếu là để kiếm chác từ tiền cúng dường thì vị trụ trì phải nói là 'Càng giàu càng phải cúng dường' chứ sao lại nói là 'càng nghèo'?


Đạo Việt Nam?


Ở đây chắc sẽ có người thắc mắc là bàn về 'chấn hưng Phật giáo' sao lại đi sâu vào tín ngưỡng dân gian, hai phạm trù đó gần như hòa lẫn làm một khó phân biệt được.


Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã linh động, mềm dẻo để tùy nghi, tiếp biến những yếu tố văn hóa, tâm linh của người Việt, chứ không ở thế đi giáo hóa bản địa. Phật tử Việt Nam cũng thờ cúng ông bà, đốt vàng mã, xá tội vong nhân, dâng sao giải hạn, trong nhà có thờ thêm ông Công ông Táo (hay trong nam là Thần Tài, Thổ Địa).


Các chùa miền Bắc ngoài Phật còn thờ bà Chúa, Thánh mẫu, ban Cô, ban Cậu và những bậc tiên hiền, anh hùng dân tộc có công với nước. Nhiều chùa trở thành nơi phục vụ tín ngưỡng dân gian, từ tụng kinh ma chay cho đến coi ngày coi tháng.


Giáo lý nhà Phật đã ăn sâu vào tâm lý dân tộc hơn là chúng ta nhận ra. Nhiều người chưa từng quy y tam bảo, chưa từng học Phật nhưng gặp chuyện vẫn niệm Phật, ngày Tết vẫn đi chùa, tin vào nhân quả và khi chết vẫn được tung kinh siêu độ.


Có thể nói Phật giáo tuy xuất phát từ nơi khác nhưng khi được trao cho dân tộc Việt Nam, người Việt đã biến nó hoàn toàn thành của mình, không còn lệ thuộc gì vào nơi sinh ra nó nữa.


Người Phật tử vì thế không bị giằng xé giữa đất nước và tín ngưỡng nên hòa thành một khối với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc suốt mấy ngàn năm.


Thời kỳ hưng thịnh nhất của dân tộc cũng là thời kỳ đỉnh cao của Phật giáo khi triết lý từ bi của nhà Phật thấm nhuần vào đạo trị quốc của nhà vua. Có vị vua kiệt xuất xuất gia làm sư (Trần Nhân Tông) và có nhà sư lỗi lạc vào triều giúp vua (thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt …). Vị vua khai quốc nhà Lý sinh ra ở cửa Thiền còn vị vua khai quốc nhà Trần viết sách luận về Thiền (Khóa hư lục).


Tuy nhiên, tiếp biến quá mức thì có thể dẫn đến hoán chuyển hoàn toàn. Ở nhà đốt vàng mã thì được chứ đến chùa cũng hóa vàng thì Trời Phật nào nhận cho? Dâng sao khác nào phỉ báng luật nhân quả?


Nhà chùa thờ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… thì không ai nói nhưng thờ Hồ Chí Minh sẽ làm tổn thương tình cảm một số người.


Với lại, đạo pháp đi với dân tộc thì nhuần nhuyễn, nhưng gắn thêm 'chủ nghĩa xã hội' thì không thuận tai vì Phật giáo chủ trương giải phóng tư tưởng, sửa mình, từ bi, không cố chấp - chỏi hoàn toàn với tin tưởng tuyệt đối, đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin.


Chấn sao mới hưng?


Cũng may, Phật giáo chính tông - tức là theo sát lời dạy của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo để tìm sự an lạc, giải thoát - đang ngày càng lan tỏa, nhất là ở các chùa miền Nam.


image085Bản quyền hình ảnh Getty Images


Khai phóng chứ không áp đặt, không bắt tin mà phải hành, không dạy cầu mà phải tự tạo, không chấp 'có' cũng chẳng chấp 'không', thấy trong bát nước có hằng hà sa số sinh vật, nhìn chúng sinh là 'vạn vật hữu tình', trong vũ trụ có tam thiên đại thiên thế giới, hiếu đạo phải đến bảy đời…,


Phật giáo chính tông đang phát triển song song với Phật giáo dân gian tạo thành hai nền Phật giáo. Chánh tín càng lan tỏa thì càng có thể cân bằng và trung hòa mê tín.


Mê tín thì phải bỏ nhưng cũng không thể dẹp hết tín ngưỡng dân gian cho được vì nó đã thành một phần máu thịt của dân tộc.


Cấm hóa vàng, cấm giải hạn thử xem có dẹp được không? Phê phán ô nhiễm thế nào cũng không ngăn người Ấn tắm sông Hằng.


Mấy chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa', trong đó có chủ trương triệt hạ tôn giáo, mà xã hội Việt Nam giờ còn tâm linh hơn trước. Cán bộ, đảng viên cộng sản vốn phải quán triệt vô thần mà giờ đây cũng cúng bái, lễ lạy không thua gì thường dân.


Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo cũng không thể nhắm mắt bịt tay trước những đòi hỏi chấn hưng mà có đòi hỏi rất bức thiết, nhất là trong thời đại ngày nay.


Phật giáo Việt Nam vốn có truyền thống nhập thế, khác với chủ trương xuất thế của Đức Phật, cho nên đời xưa mới có các bậc Quốc sư ra giúp vua trị nước.


Nhưng nay tu hành nếu chỉ toàn họp hành, hội nghị, tiếp khách thì còn thời gian đâu mà tham thiền nhập định, thời gian đâu để tinh tấn tu tập nữa?


Cửa thiền lâu nay rất dễ bị kẻ xấu len lỏi vào trục lợi.


Dẫu biết là con đường thoát khổ tự nguyện nên Phật giáo không chủ trương tổ chức chặt chẽ để ràng buộc tín đồ, nhưng chính vì thế đã lọt nhiều kẽ hở. Đã xảy ra không ít trường hợp trụ trì trộm chuông bán tượng hay hòa thượng chơi bời hút chích.


Có tướng cướp 'buông hạ đồ đao' thành sư thì cũng có sư hành xử như tướng cướp.


Có những kẻ xem đi tu là một 'nghề' mà vào đó họ tu ăn, tu ngủ, tu hưởng thụ.


Siết chặt kỷ cương, tuyển lựa kỹ càng và sàng lọc cẩn thận là điều Giáo hội nhất thiết phải làm để trả lại sự thanh tịnh cho chốn Thiền môn và giữ gìn uy tín cho Phật giáo.


Thêm nữa, cúng dường trong hoàn cảnh xưa, nay cũng khác.


Thời Phật tại thế, cúng dường chỉ là vật thực, thau, bồn, đèn, đuốc, nhang, dầu. Bây giờ thời đại kim tiền, người tu hành quá gần gũi mùi tiền công đức thì làm sao mà Giới, Định, Tuệ cho được?


Xây chùa lớn cũng giúp cộng đồng Phật giáo phấn khởi vì có thêm chỗ nương theo Phật, Pháp, Tăng và tiếp nối 'tứ đại khí' của cha ông, chưa nói lượng khách hành hương đến còn có thể giúp cải thiện thu nhập của dân địa phương.


Có điều nó cũng đặt ra gánh nặng rất lớn về duy tu, quản lý. Nhưng nhà tu hành thì làm sao quản lý theo kiểu kinh doanh cho được? Tôi thấy chùa Phật Quang Sơn, Đài Loan, vốn cũng hết sức hùng vĩ, có mô hình hoạt động rất hay mà Phật giáo Việt Nam có thể tham khảo.


Thấy lỗi mình và biết sửa lỗi mới là làm đúng lời dạy của Đức Phật. Có như vậy, Phật giáo Việt Nam mới vững vàng tiếp nối truyền thống gần 2.000 năm đồng hành cùng dân tộc.


Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, thạc sỹ ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học California, San Diego và từng là thực tập sinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington D.C.


++++++++++++++++++++++++++++++


Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông


22 Tháng Mười Một 20188:02 CH(Xem: 8645)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ SÁU 23 NOV 2018


Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông


09 Tháng Mười Một 201812:27 SA(Xem: 204)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ  - TH SÁU 09 NOV 2018

image087image088

Chùa Điều Ngự: Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

image090

Đức Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua thứ 3 của triều đại Nhà Trần (1225-1400), một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông là một đấng minh quân với sự nghiệp bảo quốc, an dân chói sáng muôn đời và cũng là một vị chân tu đạo hạnh, truyền bá Phật pháp, là Tổ Sư sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.


Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258. Ông là con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm Trần Thị Thiều. Trần Nhân Tông được vua cha truyền ngôi làm vua vào tháng 11 năm 1278, lúc ông 20 tuổi. Ngày 16 tháng 4 năm 1293, Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con là Thái Tử Trần Thuyên, tức Vua Trần Anh Tông, rồi lên làm Thái Thượng Hoàng.


Vua Trần Nhân Tông trị vì Nước Đại Việt 15 năm, từ 1278 tới 1293. Tháng 10 âm lịch năm 1299, Vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử, nay thuộc Tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, xuất gia làm tu sĩ Phật giáo và thực hành khổ hạnh đầu đà, lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ngài còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà, Trúc Lâm Đại Sĩ, và Giác Hoàng Điều Ngự. Ngài đã thành lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, là dòng Thiền mang bản sắc đặc thù của Phật Giáo Việt Nam, còn truyền mãi đến ngày nay. Tổ Sư Trần Nhân Tông đã viên tịch vào ngày 16 tháng 12 năm 1308 tại Ngọa Vân Am trên Núi Yên Tử.


Trong sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước, Vua Trần Nhân Tông đã hai lần đánh bại quân Nguyên của Đại Đế Hốt Tất Liệt vào năm 1285, với đội quân xâm lược 50 vạn tức nửa triệu lính, và từ năm 1287 đến năm 1288, với 30 vạn quân, tức 300,000 lính.


Trong hai cuộc chiến chống quân Nguyên bảo vệ sơn hà xã tắc của Đại Việt, Vua Trần Nhân Tông đã cùng với Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông mở hai cuộc hội nghị lịch sử, đó là Hội Nghị Bình Than năm 1282 để bàn kế sách quân sự đánh giặc ngoại xâm và Hội Nghị Diên Hồng tháng 10 âm lịch năm 1284 để thống nhất ý chí toàn dân trong công cuộc chống lại cuộc xâm lăng của quân Nguyên.


Hội Nghị Diên Hồng là sự kiện đặc thù có một không hai trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một chế độ phong kiến ở Việt Nam thực hiện cuộc trưng cầu dân ý mà thực chất từ nội dung đến hình thức không khác thể chế dân chủ trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay. Nhờ thực thi chính sách dân chủ đó mà Vua Trần Nhân Tông đã có thể thống nhất được lòng dân và xây dựng được nội lực đoàn kết của dân tộc để cùng nhau quyết tâm chiến đấu đánh bại cuộc xâm lăng hung tàn của giặc Nguyên, một đội quân đã dày xéo vó ngựa xâm lược từ Mông Cổ, Trung Hoa đến tận các nước Đông Âu, Trung Đông và lục địa Châu Á. Do vậy, Hội Nghị Diên Hồng còn là biểu tượng sáng ngời cho thấy sức mạnh dân chủ trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.


Trong sự nghiệp truyền bá Phật Pháp, Tổ Sư Trần Nhân Tông là người khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc đặc thù của Phật Giáo Việt Nam, lấy trí tuệ giác ngộ và giải thoát ngay trong đời này làm mục đích thành tựu và lấy đại nguyện từ bi cứu khổ muôn dân làm chỉ nam cho mọi hành hoạt truyền bá Chánh Pháp. Tinh túy của Thiền Phái Trúc Lâm nằm ở cốt tủy “Cư trần lạc đạo.” Thành tựu đạo quả giác ngộ và giải thoát để sống an lạc ngay giữa cuộc đời này, mà không cần phải đi tìm đâu xa. Đó là triết lý hành đạo xuất thế ngay trong nhập thế.


Tổ Sư Trần Nhân Tông đặc biệt chú trọng đến việc quảng bá Mười Điều Thiện hay còn gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo, để chỉ dạy cho bá tánh tu tập theo mười điều thiện và xả bỏ mười điều ác. Đối với Tổ Sư Trần Nhân Tông, khi thần dân trong Đại Việt có thể thực hành được mười điều thiện thì quốc gia không cần luật lệ nghiêm khắc mà xã tắc và thiên hạ sẽ được thái bình thịnh trị.


Ngày nay, đất nước và người dân chúng ta đang gánh chịu bao thảm họa do chính sách sai lầm liên tục và kéo dài của nhà nước Cộng Sản Việt Nam: Dân quyền và nhân quyền bị chà đạp trắng trợn, văn hoá và đạo đức truyền thống cao đẹp bị vùi dập, nạn bất công và tham nhũng tràn lan, nhiều phần đất      liền và biển đảo trọng yếu lọt vào tay Trung Cộng...Hơn lúc nào hết, tinh thần nhân chủ, nhân đạo, lấy dân làm gốc trong việc trị quốc, an dân và hùng khí chống ngoại xâm của triều đại Trần Nhân Tông cần khơi dậy trong tâm thức  người con Việt trong ngoài nước để kịp thời hành động nhằm bảo tồn và thăng tiến Quê Mẹ Việt Nam.


Để tưởng niệm và tôn vinh công hạnh của Ngài đối với dân tộc vào đạo pháp, Câu lạc bộ Trần Nhân Tông Orange County, California trân trọng kính mời:


- Chư Vị Lãnh Đạo các Tôn Giáo.


- Quý Chính Đảng, Quý Hội Đoàn.


 - Quý Cơ Quan Truyền Thông.


- Quý Đồng Hương các giới trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hải ngoại.


Đến tham dự tại:


Chùa Điều Ngự vào chiều Chủ Nhật, bắt đầu từ 2:00pm ngày 09 tháng 12 năm 2018.


14472 Chestnut St, Westminster CA. 92683


Chương trình sẽ có các tiết mục văn nghệ phong phú đặc sắc và những món ăn chay nhẹ cho quý khách.


Sự hiện diện của quý vị là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.


Trân trọng,


Ban Tổ Chức.


Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông OC, California.


www.trannhantong.club


Clbtrannhantongoc@gmail.com


Liên lạc ban tổ chức:


Nguyên Kiện (Nhạc sĩ Lại Tôn Dũng 714 326 5077)


Bảo Lâm.        714-858-4366


Nguyên Hậu    7148375243


Thủy Nguyễn   714-837-5242


Minh Tâm        714-417-6518


++++++++++++++++++++++++++++++


Chùa Điều Ngự: Lễ Tưởng niệm và Tri ân Phật Hoàng Trần Nhân Tông


16 Tháng Mười Hai 201810:12 CH(Xem: 9445)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ HAI 17 DEC 2018


Chùa Điều Ngự: Lễ Tưởng niệm và Tri ân Phật Hoàng Trần Nhân Tông


WESTMINSTER (VB) -- Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã trang nghiêm tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông và nhiều hội đoàn khác tại Chùa Điều Ngự, tại thị trấn Westminster CA. vào Chủ Nhật 9/12/2018.


Đại Lễ có tham dự của nhiều vị tôn túc -- trong  đó có các bài phát biểu của Hòa Thượng Thích Viên Lý (Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại), Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới),  ông Huỳnh Kim (Ban Trị Sự Trung ương PGHH  Hải ngoại), nhà văn Bùi Bích Hà, nhà báo Lý Kiến Trúc, Erlinda Dương (Chủ tịch Cộng đồng Nam Cali)...


Có mặt trong đại lễ còn có các tôn túc tăng ni như HT Thích Chơn Thành, Thích Viên Huy, Thích Tâm Vân, Thích Định Tấn, Thích Thiện Phước, Thích Nữ Khánh An...


Một đặc điểm nhận thấy: văn nghệ tuyệt vời với góp mặt của nhiều nhạc sĩ, ca sĩ...  như Quang Ánh, Thúy An, Vy Hà, Quang Thái, Nguyên Thư, Duy Tân, Hoàng Cương, Tammy Minh Tâm, Quỳnh Thúy, Helen Elena, Huyền Vy, Đào Minh Tâm... trong đó với các MC là Minh Tâm, Thủy Nguyễn, Oscar. Cánh chim đầu đàn của Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông là nhạc sĩ Nguyên Kiện Lại Tôn Dũng.


Trong số người tham dự có các viên chức và nhà hoạt động như cựu chánh án Nguyễn Trọng Nho, nhà giáo Vân Bằng, họa sĩ Hoàng Vinh, Phan Thanh Châu, Lê Sơn Hàn, Trương Ngãi Vinh...


Với hiện diện của nhiều nhà văn, nhà thơ như Lê Lạc Giao, Tô Đăng Khoa, Phan Tấn Hải, Hà Phương, Vy Tuấn...


Trong phần giới thiệu mở đầu đại lễ, nhạc sĩ Nguyên Kiện Lại Tôn Dũng nêu lên công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, với 4 điểm nổi bật:


-- đánh dẹp quân Nguyên Mông, 2 đợt đẩy lùi giặc phương Bắc;


-- tạo hòa bình bền vững hơn 200 năm sau đó;


-- gây tinh thần dân chủ qua hai cuộc trưng cầu dân ý ở Hội nghị Bình Than và rộng rãi hội ý toàn dân trước khi tổng động viên cả nước ra trận là Hội Nghị Diên Hồng;


-- thành lập Thiền phái Trúc Lâm để toàn dân nương theo nếp sống đạo đức.


Nhạc sĩ cũng thay mặt Câu lạc bộ Trần Nhân Tông cảm ơn HT Thích Viên Lý, các văn nghệ sĩ, các đơn vị Gia Đình Phật Tử đã giúp thực hiện Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.


Hòa Thượng Thích Quảng Thanh trong phần phát biểu đã ca ngợi công đức các thành viên Câu lạc bộ Trần Nhân Tông, và nói bằng tấm lòng rằng một câu nói của Ngài Trần Nhân Tông lúc nào cũng mang nặng trong tâm Hòa Thượng, “Một tấc đất tiền nhân để lại cũng không được phép để mất đi,” trong khi quê nhà hiện nay rất mực hung hiểm, từ Biển Đông  sóng gió cho tới biên giới khiêu khích...


Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đặc biệt cũng nói rằng ca ngợi Ngài Trần Nhân Tông là “Phật Hoàng” thì không thích nghi, vì Ngài đã rời bỏ ngôi vua, rời bỏ điện ngọc, tuy lúc nào cũng quan tâm về vận nước, nhưng Phật là Phật,   Giác Ngộ là Giác Ngộ, không nên gọi là Phật Hoàng... vì chữ “Phật Hoàng” chỉ mới có từ sau 1975 trong nước.


Nhà văn Bùi Bích Hà trong bài phát biểu nói lên tình hình hiện nay nguy kịch ở quê nhà: VC tàn phá văn hóa VN, đốt sách Miền Nam VN, dạy hồng hơn chuyên, bôi xóa lịch sử, vẽ lại chân dung anh hùng... Nhà văn họ Bùi lo ngại cho thế hệ tương lai vì lịch sử là căn cước dân tộc, nếu không khéo sẽ chệch hướng nhìn.


Nhà báo Lý Kiến Trúc đặc biệt nêu chủ đề "Việt Phật, mái chùa che chở hồn Dân tộc"...


Trích lời Lý Kiến Trúc:


Tôi nghĩ rằng: Trúc Lâm Yên Tử đã hòa và hóa Phật giáo bằng ba chữ: Bi, Trí, Dũng.


Hiểu một cách đơn giản: Bi, Trí, Dũng, là đạo, là đường dẫn cho con người có lòng từ bi, nhân ái, có tầm suy xét thấu đáo, có đầy đủ năng lượng hùng khí đẩy lùi cái giả núp trong cái chân, cái ác núp trong cái thiện. Trước cái giả, cái chân, cái ác, cái thiện, người Phật tử Trúc Lâm không thể trốn chạy hiện thực, không kỳ thị hiện thực, không sợ hiện thực.


 Bi, Trí Dũng ca Thánh nhân, T tiên s tr lc cho chúng ta thy được loi hin thc đen ti. Hào quang Thiên th Thiên nhãn s giúp chúng ta gt phăng nhng âm mưu phá hy + s ngu dt + s xâm lược văn hóa....


...Phước báu thay, Thích Ca đã tái sinh một Giác Hoàng Điều Ngự tỏa hào quang võ công vô địch cứu dân cứu nước.


Có thể chúng ta không hấp thụ được võ công của Đức Điều Ngự. Hoàng đế nhà Trần đã sử dụng bí kíp nào để truyền cho Sĩ quân Dũng tướng tả xung hữu đột, "đánh giặc bằng Văn và Võ", "đánh là thắng"? Thắng liên tiếp ba trận vĩ đại...


.... Sắp tới đây, vào tháng Tư âm lịch năm 2019, Đại lễ Tam hợp Vesak Liên Hiệp quốc xuất phát từ Thái Lan sẽ tổ chức đại lễ tại tỉnh Hà Nam, một quần thể Phật giáo cổ xưa của Đại Việt, riêng cá nhân tôi, ước mong Đức Dalai Lama sẽ đến Việt Nam ban Pháp lục hòa.


Chúng ta nhớ lại, ở Quận Cam, nam California, HT Viên Lý đã cung thỉnh được Đức Dalai Lama đến thăm chùa Điều Ngự, Ngài ban Pháp Bi, Trí, Dũng cho Phật tử hải ngoại; hôm nay, ngay tại đây, chúng ta vẫn còn nhn được hương thơm lưu luyến ca Ngài.


Sự kiện Đức Dalai Lama vị Đạo sư trí tuệ như biển cả, đại biểu tối cao của Phật giáo Tây Tạng đến thăm chùa Điều Ngự Phật giáo Việt Nam nói lên ý nghĩa Lục hòa.


Nhân đây, tôi xin phép được nhắc lại một câu chuyện ngắn trong buổi họp báo của Đức Dalai Lama ở Long Beach vào tháng Chín năm 2009, hôm đó tôi có hỏi Ngài một câu: "Thưa Đức Dalai Lama, Ngài có ý định đến thăm Việt Nam không? Ngài trả lời rằng: "Không thấy thư mời"...” (ngưng trích)


Dĩ nhiên là khó hình dung được Ban tổ chức Lễ Hội Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam sẽ gửi thư mời Đức Đạt Lai Lạt Ma.


Độc giả muốn tìm hiểu thêm về CLB Trần Nhân Tông OC, California có thể liên lạc:


www.trannhantong.club  - Clbtrannhantongoc@gmail.com 


Nguyên Kiện-Lại Tôn Dũng 714 326 5077; Bảo Lâm 714-858-4366


Một số hình ảnh trong buổi lễ:


image091Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch GHPG Tăng già ở Hoa Kỳ (giữa - y vàng, bên phải Ht là nhà báo Lý Kiến Trúc) chụp hình kỷ niệm với các nghệ sĩ.

image093image095image097image099image101image103

https://www.nhatbaovanhoa.com/a8467/chua-dieu-ngu-le-tuong-niem-va-tri-an-phat-hoang-tran-nhan-tong

image105