48 năm sau nhìn lại ngày 30/4/1975

30 Tháng Tư 20236:36 CH(Xem: 1078)

VĂN HÓA ONLINE – SỰ KIỆN NĂM XƯA – CHỦ NHẬT 30 APRIL 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


48 năm sau nhìn lại ngày 30/4/1975


VĂN HÓA ONLINE

30/4/2023

(sưu tập và bổ túc)


LTS: Nhân dịp biến cố 30 tháng Tư năm 1975 – đến nay đã 48 năm, trên các hệ thống truyền thông và mạng xã hội đã có nhiều bài viết về biến cố bi thương của dân tộc và đất nước. Nhằm đóng góp phần nhỏ vào dòng lịch sử hiện đại, Văn Hóa Online đưa thêm những hình ảnh thời sự chân thực – nói lên bối cảnh chung từ ngày 30/2/1975 và những ngày tiếp sau đó.


Toàn bộ hình ảnh sưu tập được gói gọn trong các đề tựa: Thần tướng, Xảo tướng, Tẩu tướng, Hàng tướng, Di tản, Thuyền nhân, Bia mộ thuyền nhân, Tù cải tạo, Mộ tù cải tạo và chương trình H.O.


image003Ảnh trên: Xe tăng T54 treo cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh dưới: Một trực thăng của Thủy Quân Lục chiến Mỹ đáp xuống nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất Sài Gòn, Việt Nam, để chờ bốc Đại sứ Mỹ Graham Martin (với nét mặt u sầu thất vọng) và các nhân viên cuối cùng sáng ngày 30/4/1975, chỉ cách vài giờ bộ đội cộng sản tràn vào thủ đô Sàigon. (AP Photo/Phu)

image005Người di tản Mỹ lẫn Việt xếp hàng dài leo lên một trong những chuyến trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trên nóc chung cư đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) gần tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, ngày 29/4/1975. Ảnh: Hugh Van Es

image007Cho đến sáng ngày 30/4/1975, những người di tản vẫn tiếp tục leo trèo vào cổng tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất để tìm cách lọt vào trong khuôn viên. Người viết bài này sau khi chạy trí mạng từ mặt trận về tới Sàigon, vào giờ phút ấy, đứng bên kia đường, chứng kiến cảnh tượng thê thảm này mà không còn một ý nghĩ hay câu hỏi nào, nhưng sự nhục nhã tràn lên đôi mắt với những giọt nước mắt âm thầm tủi hổ. Ảnh Net.


Thần tướng:


image005Những sĩ quan, quân nhân Quân lực VNCH tuẫn tiết ngày 30 tháng Tư 1975


Xảo tướng:


image007Lê Duẩn


image009Phạm Hùng


image011Lê Đức Anh (thứ hai từ trái). Ảnh tài liệu trong nước.


image013Mai Chí Thọ


image015Nguyễn Hữu Thọ


image017Huỳnh Tấn Phát và vợ.


image019Trần Văn Trà, bên phải đeo kính


image021Võ Văn Kiệt, người cộng sản miền Nam cấp tiến đang nói chuyện với giới trí thức Sàigon.


Tẩu tướng:


image023TT Nguyn Văn Thiu (bìa phi) trong mt cuc hp vi Đại s Hoa K Graham Martin, người th nhì trong hình t phi sang, đang nhìn vào ông Thiệu. Ngun hình nh, Frank Snepp's book


image025Tối ngày 21/4/1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình số 9 tuyên bố từ chức giao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa; Tối 25/4/1975, Đại sứ Graham Martin, trùm tình báo Thomas Polgar, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, Tướng Timmies và CIA Frank Snepp đích thân lái xe chở Thiệu (Thiệu đã cho vợ con bôn tẩu trước) vào phi trường Tân Sơn Nhất. Hồi ký của Frank Snepp viết: “Đoàn có bốn chiếc xe. Xe chở ông Khiêm đi đầu, xe tôi là xe thứ hai, có chiếc xe thứ ba, và tôi nghĩ còn có một chiếc xe thứ tư đi theo sau chúng tôi.” Nguồn: phỏng vấn của Tina Hà Giang.


image027Phi trường Tân Sơn Nhất những ngày cuối cùng của VNCH. Nguồn: Frank Snepp's book.


image029Đại sứ Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thủ đô Sài Gòn. Nguồn: Bettmann


image031Cảnh chen chúc lên một trong những chuyến trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trên nóc chung cư trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) gần Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ngày 29/4/1975 - Ảnh: Hugh Van Es


image033Một máy bay của Thủy quân Lục chiến Mỹ cất cánh từ nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 30/4/1975. (AP Photo/Phu)


image035Nguyễn Cao Kỳ tự lái trực thăng từ Bộ Tổng tham mưu chở Ngô Quang Trưởng bay ra Biển Đ


image037Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên


image039Nguyễn Khánh


image041Đặng Văn Quang


image043TT Thiệu và vợ Nguyễn Thị Mai Anh đứng bên cạnh trong lễ cắt băng khai mạc Triển Lãm Kỹ Nông Công Thương ngày 3/10/1970. Photo: Douglas Pike


image045Hình chụp ngày 8 tháng Tám 1970 tại phi trường Haneda, Đông Kinh. Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và phu nhân công du Nhật Bản (có tùy tướng cầm dù che đầu) được Thủ Tướng Eisaku Sato và phu nhân ra nghênh đón. FB KHIET NGUYEN


image047 Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và vợ phía sau.


Hàng tướng:


image049Trong buổi lễ nhậm chức Tổng thống ngày 21/4/1975, cụ Trần văn Hương hứa: “Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may, mà đất nước không còn nữa thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em binh sĩ.” Cụ Hương đã thực hiện lời hứa, từ chối lời mời di tản của người Mỹ và người Pháp, từ chối nhận “quyền công dân” dưới chế độ cộng sản; cụ mất đi trong nghèo túng và bệnh hoạn.


image051Phiên họp lưỡng viện của Quốc hội VNCH cuống cuồng vào Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 1975, áp lực tổng thống Trần Văn Hương (không bầu phiếu - vừa kế nhiệm ông Thiệu); quốc hội yêu cầu ông Hương chuyển giao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh để lập chính phủ hòa hợp hòa giải dân tộc - gồm chính phủ Sàigon, chính phủ Mặt trận Nguyễn Hữu Thọ Huỳnh Tấn Phát và chính phủ Thành phần thứ ba trí thức khoa bảng như Ngô Bá Thành, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Cao Thị Quế Hương, Dương Văn Ba, Ngô Công Đức, Huỳnh Công Minh, Kiều Mộng Thu, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, v.v, Ảnh: AP/Errington


image053Ngày 26/4/1975 đại s Martin gặp và thông báo cho C Hương v áp lc cng sn Bc Vit và kh năng 140 ngàn quân Bắc Việt đang bao vây Sài Gòn. ca cng quân tn công vào Saigon; Ngày 27/4/1975, quc hi VNCH hp và biu quyết vic trao quyn li cho Tướng Dương Văn Minh; Ngày 28/4/75 lúc 5:00 chiều, Cụ Trần Văn Hương trong lễ bàn giao trao quyền lại cho Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lâp.


image055Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975, bên cạnh là Vũ Văn Mẫu.


image057Nguyễn Bá Cẩn nhậm chức thủ tướng; Trần Thiện Khiêm bên phải


image059Vũ Văn Mẫu


image061Ngô Bá Thành nằm lăn lề đường Sàigon tuyệt thực chống ông Thiệu.


image063DB Kiều Mộng Thu (bìa phải hàng sau), DB Ls Trần văn Tuyên (ngồi giữa, hàng trước), kế bên là DB Trần Văn Sơn (mặc veston, cầm giấy, Hải quân Trung tá, bút danh sau 1975 là Trần Bình Nam) và những dân biểu đối lập khác trong cuộc tuyệt thực 24 giờ trước thềm quốc hội để phản đối cái họ gọi là “Chính quyền tham nhũng, không hiệu quả và áp bức” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Sài Gòn, ngày 10 tháng 2, 1975. Một dân biểu cầm bảng với ảnh TT Thiệu bị gạch chéo với hàn chữ: “Còn Thiệu là còn chiến tranh, nghèo đói. Thiệu phải từ chức” trước một bàn thờ có lư và chân đèn cầy với một tu sĩ Phật giáo. Nguồn ảnh: AP Photo / Ut


image065Ngô Công Đức (6/3/1975). Nguồn: Bruce McKim / Staff Photographer / The Seattle Times


image067(từ trái) Dương Văn Minh, Lý Qúy Chung, Vũ Văn Mẫu (nội các 48 giờ); (phải) Võ Văn Kiệt và … ảnh tài liệu không ghi rõ tên. Nguồn: DCVOnline tổng hợp.


Di tản


image068image070Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang đến Cam Ranh họp với Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2; Thiệu quyết định rút bỏ cao nguyên Vùng II chiến thuật khóa tay tướng Phú; đồng bào và quân đội kinh hoàng di tản trên lộ 7 tang thương, hàng ngàn người bỏ mạng trên con đường máu. AP / Út).


image072Ngày 23/3/1975, 10 ngày sau cuộc di tản ở Pleiku, Kontum, Ban mê Thuột, ông Thiệu đưa ra chiến lược bất hủ: “đầu teo đít to” khóa tay tướng Trưởng; hàng trăm ngàn người và hàng vạn quân đội chủ lực ở Vùng I chiến thuật miền Trung hỗn loạn di tản.


image074Di tản miền Trung được xem như bắt đầu vào ngày 23/3/1975.


image076Đặc điểm của các cuộc di tản ở miền Nam VN vào tháng Ba năm 1975: Quân chạy đến đâu, Dân bám đuôi chạy theo đến đó. Cộng quân cố giữ dân ở lại ở các thành phố nhưng thất bại.


image077Cửa biển Thuận An, Huế tháng Ba, 1975. Xác xe cộ và phương tiện quân sự bỏ lại ngổn ngang tại cửa biển Thuận An, Huế, khi quân Nam VN tháo chạy về phía Nam cuối tháng 3-1975. Wreckage of U.S. Vehicles & Equipment at Port of Hue. Source: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7016235495


Đồng bào và quân đội VNCH chủ lực ở miền Trung bắt đầu di tản từ ngày 23/3/1975 - ảnh dưới đây trích từ nguồn ở bãi biển Thuận An.


https://hoiquanphidung.com/forum/c%C3%A1c-chuy%C3%AAn-m%E1%BB%A5c/th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1/chuy%E1%BB%87n-30-4/12301-th%C3%A1ng-3-1975-tuy%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%A5t-th%E1%BB%A7

image079

Thuyền nhân


image080Thuyền nhân trôi trên biển cả.


image082Thuyền nhân giương cao cờ vàng ba sọc đỏ VNCH lênh đênh trên chiếc ghe vượt biển; trong ảnh thấy đàn ông, đàn bà và trẻ em chen chúc dưới ánh nắng thiêu đốt.


image084Một trong hàng trăm ghe thuyền nhân bị lật chìm trên sóng biển.


image086Một con thuyền gỗ của thuyền nhân làm tang vật kỷ niệm trên một hòn đảo ở Indonesia.


image088Nghã trang của thuyền nhân trên trại tị nạn Galang-Indonesia. Getty Images


image090Ngày 7 tháng 7, 2005, Một ban Tổ chức “Chuyến đi Về bến Tự do Bidong Galang 2005” đã trại tỵ nạn Galang thuộc Indonesia và Bidong, Malaysia. Ông Trần Đông, Trưởng Ban Tổ chức và Ông Châu Xuân Hùng, Phó ban Tổ chức đồng thời cũng là đương kim Chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng đồng Người Việt Tự do tại Victoria Úc châu, cả hai cùng kết hợp với một số Giám đốc công ty hữu trách tại địa phương để thực hiện chuyến đi thăm ngắn này. Ảnh trên, hai ông Đông và Hùng đứng biên tấm bia bị đục. Nguồn: https://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/baochi/minhthong01.htm


image092Ông Trần Đông kể: “Phóng viên Fadli hướng dẫn chúng tôi đến trại Galang. Tại đây chúng tôi đau đớn chứng kiến tận mắt đài Tưởng niệm bị đục một lỗ lớn để gỡ phần bia ra, sau đó chúng tôi đến thăm bảo tàng viện và nhìn thấy bia Tưởng niệm nằm trơ vơ trên nền xi măng ở đó.


image094Phái đoàn của ông Đông và ông Hùng đến viếng nghĩa trang ở tiểu bang Kelantan cực bắc Mã-lai, tại đây có ngôi mộ tập thể của người Việt. Ngôi mộ chôn 123 người Việt bị chìm tàu xác trôi vào đất liền được người địa phương vớt lên và chôn cất. Bốn lớp người nằm chồng lên nhau trong ngôi mộ dài chừng 15 mét ngang 4 mét. Nguồn: https://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/baochi/minhthong01.htm


Thông cáo Tập trung và Mộ tù ‘cải tạo’


SÀI GÒN NGÀY 30 – 04 – 1975, Nguyễn Đạt


image096Phóng viên Nguyễn Đạt: Người lính cuối cùng tôi thấy. 10h30 ngày 30-4-1975. Binh sĩ VNCH vứt bỏ quân trang súng đạn đầy trong thành phố Saigon nhưng còn sót một anh lính trẻ măng hai tay cầm 2 khẩu M16, vai đeo 2 khẩu chống tăng M72 đi trên đường nét mặt buồn thiu.

Chỉ vài phút sau, bộ đội Cs Bắc Việt đi bộ tiến vào chỉ cách sau lưng anh lính này 500m.


Bản “Thông cáo số 1”


Bản “Thông cáo số 1” do Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 soạn thảo ngày 30-4-1975, nhằm báo cáo với toàn thể đồng bào: “Quân Giải phóng đã làm chủ hoàn toàn thành phố Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút. Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã phải đầu hàng không điều kiện…”


Bản "Thông cáo số 1” là văn bản thứ hai được phát đi sau khi Sài Gòn được giải phóng.


Bản thông cáo được đọc trên đài phát thanh. Và cứ 15 phút, bản thông cáo được phát lại một lần cho đến tối. Nguồn: https://www.qdnd.vn/45-mua-xuan-toan-thang/ban-thong-cao-dac-biet-trong-ngay-chien-thang-616668


image098Bản "Thông cáo số 1" ngày 30-4-1975 do Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 soạn thảo.


image100Băng rôn Trụ sở đầu tiên của Ủy ban Quân quản Saigon treo trước cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. Ảnh tài liệu


image102Thông báo thứ hai “Đi học tập trong thời gian 7 ngày” của Ủy ban Quân quản. Nguồn: Internet


Bộ sưu tập Hình Ảnh Lịch Sử Việt Nam và Thế Giới


Sau ngày 30/4/1975, Hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức, cán bộ chánh quyền Sàigon, đáp theo lời kêu gọi của Ủy ban Quân quản, sĩ quan và viên chức đi trình diện ‘học tập 10 ngày’;


image104image106image108image110Sĩ quan, Binh sĩ VNCH ghi danh trình diện.


image112Tin nơi thông cáo 7 ngày, và 10 ngày, và … hòa bình đã trở lại cho dân tộc và đất nước; sĩ quan, binh sĩ và các viên chức chánh quyền Saigon tập trung một trong những trường học.


‘học tập’ 7 ngày, 10 ngày, một tháng, nhưng kéo dài vô hạn định trải qua năm tháng dài tù đầy, hàng ngàn ‘cải tạo viên’ đã tê liệt, chết trong tù vì lao động khổ sai, đói và bệnh. Đa số những mộ tù ‘cải tạo’ chôn vùi lấp ở các trại tù ngoài Bắc nhiều hơn ở các trại tù miền Nam; mới đây, một phóng viên gốc Việt ở trong nước đã phát hiện 4 ngôi mộ tù cải tạo chôn vùi gần nhà tù Yên Bái.


Xem ảnh và video:


https://www.youtube.com/watch?v=ga6NGSjMJLU

image114

Tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan - ân nhân của thuyền nhân và chương trình tái định cư H.O.


“Từ 75 đến 95 đã có 5 đợt thuyền nhân và bộ nhân theo thống kê của Cao ủy tỵ nạn và bộ ngoại giao Hoa Kỳ. (1)- Tháng tư 75 có 130 ngàn. (2)- 75/79 có 326 ngàn. (3)- 80/84 có 253 ngàn. (4)-85/89 có 192 ngàn và sau cùng (5)-90-95 có 63 ngàn. Tổng cộng 964 ngàn dân tỵ nạn đã đến các trại trong 20 năm.” (theo Giao Chỉ San Jose)


image116Tổng thống Jimmy Carter - The President of The Boat People


image118Bức hình gây chấn động báo giới Hoa Kỳ với tựa đề “Lên tầu” do một thủy thủ chụp được trên chiến hạm USS White Plan tháng 7 năm 1979.  Hình ảnh một người đàn ông thuyền nhân tỵ nạn được chiến hạm Mỹ vớt đang leo lên thang giây bên mạn tầu với tất cả hành trang của gia đình trong túi vải cắn chặt trong miệng.


gười Việt tị nạn.


image120Một quân nhân Mỹ đang nhìn hàng ngàn thuyền nhân được chiến hạm Mỹ vớt ở Biển Đông. (Hình: AFP via Getty Images)


image122image124image126Thuyền nhân Việt trên nhưng chiếc ghe mỏng manh giữa đại dương. Ảnh tài liệu.


Tổng thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush đã đưa ra chính sách đón nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và gia đình được qua Mỹ định cư


image128Tổng thống Ronald Reagan và Phó tổng thống George Bush ân nhân của hàng trăm ngàn cựu tù nhân chính trị và gia đình qua Mỹ theo diện H.O. Ảnh tài liệu


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ấn bản báo Đông Phương xuất bản cuối cùng tại Sàigon Thứ Tư 30/4/1975

image130

LTS: Đông Phương là tờ báo cuối cùng của Sài Gòn phát hành ngay ngày lịch sử 30 Tháng Tư 1975. Ấn bản này ghi: “Năm thứ tư. Số 944. Thứ Tư 30-4-1975 (Ngày 19 Tháng Ba năm Ất Mão). 4 trang 70 đồng. Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Bà quả phụ Vân Sơn Phan-Mỹ-Trúc. Tòa soạn và trị sự: 96 Võ Tánh. ĐT. 22.709 – 94.630”.


Không rõ Đông Phương làm thế nào có thể in được tờ báo này và in chính xác vào lúc nào, nhưng nó đã hiện diện như một chứng nhân thuật lại những diễn biến sát ngày 30 Tháng Tư 1974. Cũng không rõ nhân sự Đông Phương lúc đó còn bao nhiêu người nhưng có điều chắc chắn rằng đó là những người – cùng với nhân viên nhà in – đang làm việc trong hoàn cảnh rối bời tâm trí nên tất cả bài vở trong bốn trang báo đều sai nhiều lỗi chính tả và lỗi typo. Vài bài viết chính trong số báo này được ký tên “Huyền Mai”. Ở trang ba, còn có hàng chữ viết tay vội, ghi: “Cáo lổi (sic) với độc giả vì tình thế đặc biệt và Đông Phương muốn đến tay độc giả nên số đặc biệt này không được chỉnh lắm. Một số bài vở sắp đặt lộn xộn mong độc giả thông cảm, bỏ qua”. Và ở trang tư (trang cuối), cũng có hàng viết tay: “Nhắn tin Hồng Vân – Về tòa soạn gấp – làm việc tiếp. Đông Phương”.


Saigon Nhỏ có trong tay tờ báo đặc biệt này. Chúng tôi chép lại một số bài liên quan sự kiện chính trị làm thay đổi hoàn toàn miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng diễn ra sát thời điểm 30 Tháng Tư 1975 – như một tài liệu lịch sử để tham khảo. Về nhận định những diễn biến thời cuộc với vài nhân vật được nhắc trong các bài viết của Đông Phương, đặc biệt ông Dương Văn Minh, xin để phần này cho độc giả, với cái nhìn riêng và đánh giá riêng mỗi người. Để tôn trọng văn bản gốc, chúng tôi chép lại nguyên văn, kể cả lỗi chính tả. Xin mời đọc…


___________


KHOẢNG NỮA GIỜ SAU LỂ BÀN GIAO TỔNG THỐNG VNCH TẠI DINH ĐỘC LẬP BA A-37 NÉM BOM PHI TRƯỜNG TSN.


TRỤC XUẤT TUỲ VIÊN Q.P MỸ RA KHỎI VIỆT NAM.


KHÔNG CHIẾN TRÊN VÙNG TRỜI SAIGON.


TÂN SƠN NHỨT: 11 PHI CƠ VIỆT NAM CỘNG HOÀ BỊ HƯ HẠI NẶNG.


MỘT HOẢ TIỄN 122 RƠI VÀO ẤP CHỢ ĐƯỜNG VÕ TÁNH (GẦN NGÃ TƯ BẢY HIỀN) LÀM CHO 8 NGƯỜI CHẾT.


HUYỀN MAI


SAIGON (ĐP) – Khoảng 30 phút sau khi Đại tướng Dương văn Minh nhận chức Tân Tổng Thống, 3 chiếc phản lực cơ A37 của Không lực VNCH không hiểu từ đâu bay ào đến phi trường Tân sơn Nhất ném bom nhưng đã bị phòng không của Quân lực VNCH tại TSN bắn lên như mưa…


Liền đó, 3 chiếc máy bay nói trên đã bay một vòng trên không phận trung tâm thủ đô Saigon đồng thời lượn quanh Dinh Độc Lập. Súng phòng không từ Dinh Độc lập khai quả cùng lúc với hàng loạt súng M16 của Quân đội VNCH trú phòng quanh Vườn tao Đàn bắn lên, tiếp theo nhiều loạt đạn khác từ các nơi trong thành phố nổ dòn trước sự kinh hoàng của dân chúng đang buôn bán và xê dịch trong thủ đô. Giữa lúc đó, 2 chiếc F5 của VNCH rượt theo không chiến với 3 chiếc A37.


Đa số đã chen nhau chạy trối chết, nhiều xe đã đụng phải vào nhau. Thoạt tiên người ta cứ ngờ rằng Cộng quân đã tiến vào Saigon nhưng sau đó, họ đả yên tâm khi nghe Toà tổng trấn ra thông cáo cho biết 3 chiếc A37 của không lực VNCH không rõ xuất phát từ đâu đã ném bom Phi trường TSN đồng thời ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 tại Saigon và trên toàn lảnh thổ Biệt khu thủ đô cho đến khi có lệnh mới.


Trong khi đó, Đài phát thanh của MTGP nghe được tại Saigon thì họ đã xác nhận 3 chiếc A37 nói trên của chính họ tịch thu được trong cuộc “tái phối trí trước đây tại Miền trung. Họ còn nói một cuộc không chiến diễn ra giữa phi cơ VNCH với họ trên vòm trời Saigon và Long Thành.


Theo phái viên của Đài Voa. CQ đã pháo kích vào 2 khu vực tân sơn nhất và Chợ lớn. Gây cho một số phi cơ và nhiên liệu của VNCH bị phá huỷ. Nhiều đám cháy đã bốc lên và kéo dài đến sáng 29.04.


Được biết, hồi 4 giờ sáng hôm nay 29.4, CQ đã pháo kích không rõ số lượng vào phi trường TSN. Cuộc pháo kích này kéo dài đến 6 giờ sáng. Có 11 chiếc phi cơ VNCH bị hư hại. Toà tổng trấn liền ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 sau khi ra thông cáo nới rộng giờ giới nghiêm tại thủ đô.


Tin sơ khởi cho hay cuộc pháo kích của CQ tại TSN đã gây cho một số lớn dân chúng trong TSN bị thương vong. Có 1 quả 122 ly rơi vào ấp Chợ đường Võ Tánh Gia Định (gần ngã tư Bãy Hiền) gây cho 8 người chết.


Đường phố trong thủ đô 4 triệu dân trong sáng 29-4 thật sự tẻ lạnh gần như rợn người, trên các nẻo đường chỉ có lực lượng Cảnh Sát, Nhân dân tự vệ, Quân đội sẳn sàng trong tư thế tác chiến.


Dân chúng thủ đô đã sống trong một đêm nơm nớp lo âu nhưng họ vẫn còn hy vọng tài lãnh đạo của tân nguyên thủ Quốc gia là Đại tướng Dương v Minh về giải pháp Hoà Giãi và Hoà Hợp Dân Tộc với Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN và những người anh em bên kia.


TT Mẩu quyết định về tân chính sách đối nội, đối ngoại


Mặt khác lúc 12 giờ trưa ngày 29.4.75 Thủ tướng Vủ văn Mẩu đả công bố chính sách căn bản đối ngoại và đối nội như sau.


a) VNCH chủ trương tái lập hoà bình trên căn bản hiệp định Paris và hoan nghênh viện trợ kinh tế và nhân đạo không điều kiện.


b) VNCH thi hành đứng đắn và thiện chí hiệp định Paris, nhất là các điều 1,4 và 9 yêu cầu Mỹ chấm dứt can thiệp vào nội bộ VNCH.


c) Về đối nội VNCH sẻ cải tổ toàn bộ cơ cấu chánh quyền và xoá bỏ những tổ chức kềm kẹp dân chúng từ trung ương đến địa phương (d) yêu cầu toà đại sứ Mỷ ở Saigon trong hai 24 giờ đóng cửa văn phòng tuỳ viên quốc phòng (DAO) và rút hết nhân viên thuộc văn phòng này về nước.

image132Toàn bộ trang nhất
image134Phần đầu trang nhất
image136Phần cuối trang nhất

________________


Trả tự do cho tất cả bị bắt vì lý do chính trị


Cựu TT Cẩn đã đào tẩu


SAIGON (ĐP) – Tân thủ tướng chánh phủ Hoà giãi Hoà Hợp Dân tộc Vũ văn Mẫu ngay khi vừa nhậm chức đã đưa ra những quyết định khẩn cấp như sau:


1/ Trước khi chờ đợi thả hết tù chính trị, trả tự do cho tất cả Sinh viên Học sinh vì lý do chính trị trong đó có SV Huỳnh Tấn Mẫn.


2/ Cho phép những tờ báo bị đóng cửa và trả tự do tức khắc cho tất cả các ký giả bị chế độ Thiệu bắt.


Ngoài ra, Phủ thủ tướng cũng ra thông cáo cho biết nguyên thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, và là nguyên chủ tịch Hạ Viện đã đào tẩu ra ngoại quốc ngay trước khi làm lễ bàn giao!


_________________


ĐẶC CÔNG ĐÃ XÂM NHẬP GĐ ĐÓNG CHỐT TẠI 3 ĐỊA ĐIỂM:


NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI (VÙNG HÓC MÔN) CHẬN CẦU XA LỘ GẦN LÀNG BÁO CHÍ VÀ MẠN CẦU BÌNH PHƯỚC


Một phi cơ Skyraider của VNCH đã bị bốc cháy.


Saigon (ĐP)- Tình hình chiến sự bỗng trở nên cực kỳ sôi động tại các vùng bao quanh thủ đô Saigon và Tỉnh Gia Định sau khi Tổng Thống Dương văn Minh nhậm chức và chính thức đưa ra lời kêu gọi ngưng bắn giửa 2 bên tham chiếm miền Nam VN.


Riêng tại GĐ, đặc công đã xâm nhập và đóng chốt tại 3 địa điểm là Nghĩa Trang Quân Đội (vùng Hóc Môn), chân cầu xa lộ phía gần làng báo chí và mạn cầu Bình Phước. Đôi bên hiện còn đang quần thảo tại những địa điểm này.


Theo nguồn tin thông thạo, đối phương đã viện lý do Huê Kỳ vi phạm thoả ước xuyên qua việc đem phi cơ chở chiến cụ cho VNCH và đưa dân di tản ra khỏi lãnh thổ nên họ phải phản công bằng hành động gây chiến trên.


Trong khi đó tình hình tại thủ đô Saigon cũng bị ảnh hưởng vì những biến cố vừa kể. Mặc dầu có lệnh giới nghiêm 24-24 ban hành lúc rạng sáng, nhiều đồng bào từ các vùng ngoại ô vẫn lủ lượt kéo nhau vào thành phố với hành lý trên tay. Đồng thời các phi cơ phản lực và cánh quạt của không quân VNCH, kể cả trực thăng võ trang, đã liên tiếp cất cánh bay rền trời Saigon với nhiều tiếng bom nổ vọng về thật gần. Đặc biệt tại khu TSN, một phi cơ Skyraider đã bị bốc cháy trong khi đang bay lượn không biết vì hoả lực phòng không của địch hay bởi vì lý do nào. Viên phi công được thấy là đã nhẩy dù ra kịp trước khi máy bay rớt xuống đất.


Hiện nay quân VNCH và Quân GP đang hờm nhau tại các địa điểm chiến lược sát nách Thủ đô. Tình hình Saigon thực sự nghiêm trọng.


___________


image138Trang hai
image140Trang ba
image142Trang tư (cuối)


____________


NGAY SAU KHI NHẬM CHỨC, TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN NGƯNG BẮN


MỞ LẠI HOÀ ĐÀM VỚI CP CMLTCH MNVN


HẦU ĐẠT TỚI MỘT GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ TẠI TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH PARIS MANG LẠI HOÀ BÌNH CHO NHÂN DÂN.


HUYỀN MAI


SAIGON (ĐP) – Đại tướng Dương văn Minh đã chính thức nhậm chức tổng thống VNCH trong buổi lễ trao nhiệm được tổ chức trang nghiêm vào lúc 17 giờ 15 phút chiều 28-4 tại phòng khánh tiết Dinh Độc lập giữa ông cùng với Nguyên Tổng thống Trần văn Hương.


Trước hàng trăm các nhà lãnh đạo lập pháp, tư pháp, ngoại giao đoàn viên chức chánh phủ. Các vị tướng lãnh trong Quân lực VNCH tham dự, Cụ Trần văn Hương đã nhắc lại vai trò lảnh đạo Quốc gia sau khi được nguyên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao lại trong giai đoạn đất nước vô cùng khó khăn. Cộng với tuổi hạt của Cụ đã cao và sức đã mỏi nên dù muốn dù không cụ củng phải đãm nhận nhưng trong thâm tâm Cụ vẫn mong mỏi có người ra lãnh trách nhiệm thay Cụ. Cho đến khi Cụ tham khảo ý kiến với TT Minh để rồi kết quả ngày này điểm pháp lý đối với việc trao quyền cho TT Minh lên làm Tổng Thống VNCH không còn là điều thắc mắc nữa.


Bằng giọng đầy cảm động của người ra đi nói với người ở lại. Cụ Hương nói rằng, “vấn đề lớn lao hôm nay cho dù gặp khó khăn đến đâu củng phải giử thế nào để bảo toàn danh dự của người VN trang lịch sử đã giở qua và những trang viết tới sẽ do tay Đại tướng Minh viết… tôi thấy Đại tướng cũng gặp khó khăn và nhiệm vụ của Đại tướng rất nặng… Đại tướng không những có thiện chí không mà còn có can trường mới dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm.


Sau khi trao quyền cho Đại tướng Minh, Cụ Hương còn nhắn nhủ ĐT Minh làm sao cho máu đừng đổ, thịt đừng rơi thì công trạng của ĐT Minh lưu hậu thế và cụ Hương còn thành khẩn yêu cầu Tân Tổng thống Minh xoá bỏ những căm thù trong chế độ cũ…”


Tân Tổng thống Dương văn Minh tiếp đó đã lên diễn đàn với giọng nói rất lễ độ và tôn kính thưa Cụ Hương cả 2 chức “Tổng thống và Thầy” đồng thời bày tỏ nỗi cảm kích của TT đối với cụ Hương qua những lời dặn dò của cụ. Theo đó, Tân TT Minh tuyên bố rằng TT không hề nuôi trong lòng sự căm thù nào cả vì lẽ đối với đối phương TT còn mong muốn có sự hoà giải Hoà hợp thì đối với những người cùng trong chiến tuyến thì chắc chắn chuyện đó không bao giờ xảy ra. Đường lối HG và HH của TT đã chứng minh điều đó.


Tiếp đón TT Dương văn Minh loan báo trước chủ toạ về thành phần các yếu nhân lãnh đạo trong Chánh Phủ Hoà giãi và Hoà Hợp Dân Tộc các ông gồm có:


– Phó Tổng Thống Đặc trách Hoà Đàm, cụ Nguyễn văn Huyền – Thủ Tướng Chánh Phủ, Vũ văn Mẫu.


Tân Tổng Thống Minh tuyên bố rằng những ngày tới nội các của TT Mẫu sẻ hình thành sớm tiến đến hoà giãi.


Sau đây là nguyên văn bài nhận chức Tổng Thống VNCH Dương văn Minh:


Kính thưa Quý Vị,


Quốc Hội Lưỡng Viện, trong phiên họp khoáng đại ngày 27 tháng 4 năm 1975, đã được các vị hữu trách trong Chánh Phủ và trong Quân đội, tường trình đầy đủ về tình trạng nguy ngập của Việt Nam Cộng Hoà trên cả hai mặt quân sự và kinh tế. Những điều bi đát mà chúng ta được nghe, người dân miền Nam đang phải gánh chịu từng giờ từng phúc trong thân xác và tâm hồn mình đang phải trả bằng máu và nước mắt. Nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia trong những giờ phút này, thật chẳng có gì là vui sướng.


Tôi đả nhận, vì đó không những là điều kiện thiết yếu để tạo một cơ may tránh được nguy cơ sụp đổ, thực hiện ngưng bắn, mở lại hoà đàm hầu đạt tới một giải pháp chánh trị trong khuôn khổ “Hiệp định Paris” mang lại hoà bình cho nhân dân.


Đó là điều duy nhứt còn có thể làm được, trong hoàn cảnh hôm nay. Nền hoà bình mà tôi đã chủ trương từ lâu, là nền hoà bình dân tộc, căn cứ trên tinh thần hoà giãi, vốn là đức tính cố hữu của người VN.


Điền kiện căn bản để thi hành Hiệp định Paris, cũng là tinh thần hoà giải.


Với tinh thần đó, với tất cả thiện chí và ý thức trách nhiệm với ý muốn chân thành phục vụ đất nước và nhân dân, tôi xin nhận trách vụ Tổng thống VNCH.


Xin cám ơn tất cả quý vị.


Dịp này tân Tổng thống Dương văn Minh đã đọc thông điệp quan trọng trước quốc dân và chiến sĩ. Dưới đây là nguyên văn bản thông điệp đầu tiên của tân Tổng thống Minh.


Đồng bào thân mến,


Trong những ngày qua, trước tình thế cực kỳ nghiêm trọng, nhiều đoàn thể tôn giáo, phong trào nhân dân và Tướng lãnh trong quân đội đã yêu cầu tôi đứng ra lãnh đạo quốc gia, thành lập một Chánh phủ mới.


Tổng Thống Trần văn Hương chiếu các quyết nghị ngày 26 và ngày 27 tháng 4 năm 1975 của Lưỡng viện Quốc hội, đã quyết định trao quyền Tổng Thống lại cho tôi.


Tôi đã nhận trách nhiệm đó.


Sứ mạng giao phó cho tôi tất là rõ rệt:


– Đạt tới một thoả hiệp ngưng bắn càng sớm càng tốt.


– Thương thuyết một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Paris, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình trong tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc.


Vì lẻ đó, Chánh Phủ do tôi lãnh đạo, là một CHÁNH PHỦ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP.


Để hoàn thành sứ mạng trong hoàn cảnh khó khăn hôm nay Chánh phủ phải gồm những nhân vật tiêu biểu cho các đoàn thể tôn giáo và các xu hướng chánh trị tại miền Nam, vừa có đủ khả năng và đức độ để gây lại niềm tin, vừa có một lập trường hoà giải dứt khoát để không ai có thể nghi ngờ thiện chí hoà bình.


Tôi tin tưởng sẻ thành lập được một Chánh Phủ như vậy trong thời gian ngắn nhứt, để có thể mở lại cuộc hoà đàm với Chánh phủ Cách mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Nhận lảnh trách nhiệm trong những giờ phút khẩn trương nầy, tôi chỉ có một ý muốn duy nhứt là đóng góp phần của tôi vào Sự Nghiệp Hoà Giải Của Dân Tộc.


Tôi gọi đó là sự nghiệp của dân tộc, vì hoà giải chỉ có thể thành tựu khi mỗi đoàn thể, mỗi cá nhân dứt khoát chấp nhận con đường hoà giải và dấn bước lên con đường đó, với tất cả thiện chí của mình. Đó là điều mà tình thế đang đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta.


Những ngày sắp tới sẽ vô cùng cam go.


Tôi không hứa hẹn nhiều với đồng bào. Nhưng trong ngắn hạn Chánh phủ sẽ hết sức cố gắng để ổn định các sinh hoạt kinh tế xã hội, cãi thiện đời sống của đồng bào, cứu trợ nạn nhân chiến cuộc.


Chánh phủ bảo đảm tôn trọng các quyền tự do dân chủ được xác định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và nơi điều 11 của Hiệp định Paris. Một trong những biện pháp đầu tiên là trả tự do cho những người bị giam giữ vì lý do chánh trị và chấm dứt chế độ kèm kẹp báo chí.


Quan trọng hơn hết, Chánh phủ hoà giải hoà hợp và riêng tôi sẽ làm hết sức mình để đạt tới một giải pháp hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền sống của mọi thành phần dân tộc và các quyền tự do căn bản của mọi công dân.


Sự thành công của Chánh phủ sẻ tuỳ thuộc một phần lớn nơi sự bình tỉnh sáng suốt của đồng bào, nơi sự hỗ trợ tích cực mà đồng bào sẽ dành cho Chánh phủ.


Tôi kêu gọi tất cả các đoàn thể tôn giáo và chánh trị hãy bỏ âu những tị hiềm, vượt qua những nghi kỵ, đoàn kết với nhau trong tình dân tộc để tạo thành một sức mạnh hoà bình. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến, mọi sáng kiến có lợi cho hoà bình và sẵn sàng hợp tác với mọi người có thiện chí.


Anh em chiến sĩ thân mến,


Tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời trong hàng ngủ của anh em. Hơn ai hết, tôi thông cãm tất cả nhửng gì mà anh em đả phãi gánh chịu trong tuần lễ bi thảm vừa qua.


Giờ đây, trang sử củ sắp lật qua, anh em đứng trước một nhiệm vụ mới: bảo vệ phần đất còn lại, bảo vệ hoà bình. Anh em phải giữ vững tinh thần, anh em phải giữ vững hàng ngủ, anh em phải giữ vững vị trí để hoàn thành nhiệm vụ đó.


Khi nào có lệnh ngưng bắn, anh em phải thi hành nghiêm chỉnh lệnh nầy theo đúng các điều khoản của Hiệp Định Paris, gìn giử trật tự an ninh trên phần đất của mình, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, không bỏ súng không bỏ ngủ, và trong mọi trường hợp, phải tuyệt đối tuân hành chỉ thị của cấp trên. Mọi hành vi vô kỷ luật sẽ bị nghiêm trị tức khắc. Giử vửng hàng ngủ, tôn trọng kỷ luật là góp phần rất lớn vào công cuộc vãn hồi nhanh chóng hoà bình.


Tôi cũng yêu cầu các Công chức, Cán bộ và lực lượng Cảnh sát tiếp tục thi hành nhiệm vụ của mình và canh phòng cẩn mật không cho ai phá hoại.


Sau đây, tôi có đôi lời gởi đến Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN và những người anh em ở phía bên kia.


Chúng tôi thành thật muốn hoà giải, anh em biết rỏ điều đó. Hoà giải đòi hỏi các thành phần dân tộc phải tôn trọng quyền sống với nhau: đó là tinh thần của Hiệp định Paris.


Anh em đã luôn luôn chủ trương thi hành Hiệp định Paris, chúng tôi cũng đã luôn luôn chủ trương như vậy. Căn cứ trên Hiệp định nầy, chúng ta hãy ngồi lại với nhau để cùng nhau tìm một giải pháp có lợi nhứt cho tổ quốc Việt Nam và cho nhân dân miền Nam.


Để biểu dương thiện chí của đôi bên và để chấm dứt nhanh chóng sự đau khổ của binh sỉ và nhân dân, tôi đề nghị chúng ta ngưng tức khắc các cuộc tấn công lẫn nhau.


Tôi mong anh em chấp nhận đề nghị nầy là cuộc thương thảo sẽ khởi sự liền sau khi Chánh phủ được thành lập, để hoà bình sớm được vãn hồi trên đất nước thân yêu của chúng ta.


Đối với các nước bạn, Chánh Phủ VNCH mong muốn duy trì mối giao hảo và hoan nghinh mọi sự giúp đỡ không điều kiện chánh trị trên bình diện kinh tế và nhân đạo.


Chánh phủ cũng sẵn sàng thiết lập liên hệ ngoại giao với mọi quốc gia không phân biệt, ý thức hệ, trên căn bản bình đẳng, đồng quyền lợi và không vào nội bộ của nhau.


Chúng tôi thiết tha kêu gọi tất cả các dân tộc trên thế giới hảy tích cực hổ trợ chúng tôi trong công cuộc vãn hồi hoà bình, thực hiện hoà giải hoà hợp tại Miền Nam Việt Nam.


Đồng bào thân mến,


Trong những ngày qua, đồng bào hoan mang lo sợ trước nhửng diễn tiến của tình hình. Nhiều người đã âm thầm ra đi.


Tôi muốn nói với tất cả đồng bào: đất nầy là quê hương của chúng ta. Hảy cương quyết và can đãm ở lại với thân bằng quyến thuộc, mồ mã ông bà, bàn thờ tổ tiên. Ở lại để cùng với chúng tôi, cùng với tất cả những người có thiện chí, xây dựng một Miền Nam mới cho các thế hệ tương lai. Một Miền Nam độc lập, dân chủ, tự do, thịnh vượng, trên đó người Việt sẽ được sống an lành với người Việt, trong tình huynh đệ.


Xin cám ơn tất cả đồng bào.


Buổi lễ chấm dứt vào hồi 17 giờ 50 phút và mọi người đã rời khỏi dinh Độc Lập dưới cơn mưa đầu mùa nặng hạt và mây đen giăng phủ cả bầu trời…


(theo  SGN 28 tháng 4, 2022)


___________


Huỳnh Minh Hiệp chép lại từ bộ sưu tập báo chí cá nhân.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


MỜI NGHE AUDIO


Phạm Quang Trình: “Thân phận Tứ quý"


https://youtu.be/8BoUvEdLiYA

image144

Vương Mộng Long: “Tháng Tư lại về”


https://www.youtube.com/watch?v=8MZPxIH7U78&t=17s


Phan Nhật Bắc: "Sài gòn giờ phút cuối cùng - Những bí mật lịch sử”


https://youtu.be/dkPxcFehkOg

image145

Vương Mộng Long: “Noel ở Cẩm Nhân”


https://youtu.be/_hz9fwstnBQ

image146

Vương Một Long: “Một lần qua sông Đáy”


https://www.youtube.com/watch?v=0ERbQS7LswY&t=10s

image147