Nhớ ngày 20 tháng 1/1975, mọi người ôm nhau khóc...

19 Tháng Giêng 20176:11 CH(Xem: 6469)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 20  JAN  2017


Nhớ ngày 20 tháng 1/1975, mọi người ôm nhau khóc ròng trong lễ  kỷ niệm 1 năm thất thủ Hoàng Sa


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã


Tiến sĩ Sử học

 

image021

Chính Mao Trạch Đông đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa.


Tôi còn rất nhớ  hồi 9 g sáng ngày 20/1/1975  tại Thư Viện Quốc Gia với tính cách Trưởng ban Tổ chức, tôi phát biểu giới thiệu GS Trần Văn Quế , đại diện Năm Bô Lão Chủ Tọa, trong đó có nhà thơ  yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải, đọc lời phát biểu khai mạc Triển lãm “sử liệu Hoàng Sa” và “ra mắt Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa”, tôi rất xúc động không cầm nước mắt, khiến mọi người ôm nhau khóc ròng như Báo Sóng Thần hồi ấy đã đưa tin. Sao tôi lại khóc, vì tôi tủi thân  là dân một nước, đang là nạn nhân của thời cuộc quốc tế. Ngay sau đó ,tôi có trao đổi với Võ sư Trần Huy Phong, đại diện VoviNam Việt Võ Đạo trong Ban Tổ chức rằng làm cách nào chúng ta đối thoại được với thanh niên Miền Bắc.


Đến ngày 16/6/2012 khi tôi cùng GS Thomas Vallely và Luật gia Tạ Văn Tài cùng chủ tọa hội thảo về Biển Đông tại Đại Học Harvard, khi TS Minh Phương, giảng viên của Trường Harvard nhắc đến biến cố ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa , làm tôi lại xúc động rơi lệ. Có người hỏi tại sao, vì nhắc biến cố đó làm xoáy vào trái tim tôi đã từng  rơi lệ và tôi vẫn thường nói rằng Hoàng Sa & Trường Sa là chất men yêu nước. Tôi rất tâm đắc tại buổi nói chuyện về Biển Đông của tôi cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy câu nói phát biểu của một nữ sinh viên tại Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội năm 2011  rằng “bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa & Trường Sa là có tội với Tổ tông và Dân tộc khi nghe tôi nói “ bất cư ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.


 Là chất men yêu nước thì phải làm sao khi nhắc tới Hoàng Sa & Trường Sa,  khiến  cho giới trẻ Việt Nam phải xúc cảm và phải làm một cái gì cho Đất nước này như có một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển.Chỉ khi nào Việt Nam trở thành cường quốc mới làm chủ được vận mệnh mình và có thời cơ mới lây lại Hoàng Sa.


 Tôi cũng thường nói Việt Nam có mặt mạnh nhất là lịch sử xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa. Song tôi đi rất nhiều nơi đều rất vắng bóng tài liệu của Việt Nam và lại tràn ngập các tài liệu của Trung Quốc. Tôi cũng từng nói với các sinh viên cao học sử về chủ quyền biển đảo  tại Đại Học Sài gòn rằng phải hứa trong đời các học viên, ít nhất mỗi người phải hương dẫn  10 hộc trò của mình làm luận văn , luận án vể Biển Đông, trong khi GS Phan Huy Lê cho biết hiện nay Trung Quốc có 1000 luận văn, luận án về Biển Đông.


Muốn trở thành cường quốc biển thì giáo dục phải làm được hai điều: một là giáo dục cho thanh niên Việt Nam có kỹ năng yêu nước như thanh niên Nhật bản từ nhỏ đã có hành động yêu nước khi làm công ty , doanh nhân góp phần xây dựng đất nước hùng cường, những gi hại cho Đất nước nhất định không làm và giáo dục  thanh niên Việt Nam có kỹ năng tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái.


 Và để có một xã hội tốt đẹp nên có hai điều: một là không được nói dối nữa và đối xử tử tế với nhau , không đấu đá nhau nữa  phải xây dựng đòan kết , đại hòa . như tôi đã nói tại San Jose, người Việt Nam phải bừng tỉnh thế kỷ XX, Việt Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế!


Trong thời gian qua, tôi đã sáng lập “Quỹ văn Hóa Giáo Dục  Hãn Nguyên Nguyễn Nhã” với  chủ trương cùng nhau 4 đề án, trong đó đề án đầu tiên là  “Đề án cùng nhau quảng bá chủ quyền của Việt Nam ra thế giới” hy vọng trong năm 2017 sẽ có hai cuốn sách bằng tiếng Anh của tôi xuất bản:  “Vietnam ‘s Sovereignty over the Paracels & Spratlys Islands – A History in Document” do Đại Học Quốc Gia TPHCM  xuất bản và đang vận động một đại học ở Mỹ xuất cuốn “Evidences of Vietnam’s Sovereignty over Paracel Islands and Spratly Islands”  do ông Vinh-The Lam, M.L.S. Librarian Emeritus, University of Saskatchewan, Canada dịch từ cuốn “ Những bằng Chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa” do Nxb Giáo Dục Việt Nam xuất bản. Cũng mong cùng nhau đưa hai cuốn sách này tới các trường đại học trên thế giới có môn học hay ngành học Á Châu.


 Đó cũng là tâm nguyện của tôi và mong được mọi người chia sẻ.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Mỹ phớt lờ để mặc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa


07/01/2014


Theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây, Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.


image021

Sau khi bắt tay với Mỹ, Mao Trạch Đông đã triển khai kế hoạch bành trướng biển Đông bằng hành động nổ súng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu 


Theo bản tin của tờ New York Times (Mỹ) đăng ngày 21.1.1974, mặc dù đã bại trận trước Trung Quốc trong cuộc đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa ngày 19.1.1974, nhưng chính quyền VNCH vẫn không thừa nhận thất bại và đã lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.


Sau khi đã chiếm được Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974, Bắc Kinh đã điều động 43 chiến hạm đến quần đảo này để đề phòng VNCH phản công.


Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa.


Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước.


Chính quyền Tổng thống Thiệu cũng đã nhiều lần thông báo tình hình trận Hoàng Sa với Đại sứ quan Mỹ, nhưng Washington không hề có động thái hỗ trợ gì.

Các nhà quan sát cho rằng do mới “làm lành” với Trung Quốc và cũng không muốn xích mích với Bắc Kinh vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam, nên Washington đã “án binh bất động” trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.


“Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình”, chính quyền VNCH ra tuyên cáo vào ngày 14.2.1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.


Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Thiệu đã không ra lệnh cho chiến đấu cơ xuất kích để oanh tạc tàu chiến Trung Quốc, dù rằng với thực lực F-5 lúc bấy giờ có thể giúp VNCH giành lại được Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.


Nhiều tài liệu quốc tế cho rằng chính Mỹ đã gây áp lực để chính quyền ông Thiệu không ra lệnh xuất kích vì không muốn đụng chạm đến Trung Quốc, lo ngại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân của Mỹ.


 image023

Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu


Phúc Duy - Hoàng Uy

02 Tháng Chín 2014(Xem: 8207)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường nhà thờ The Church of Jesus Chirst số 10332 Bolsa Ave Thành Phố Westminster, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014 Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc đã long trọng tổ chức Kỷ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập TDKCHH. Hằng trăm đồng hương và thành viên TDKCHH tham dự.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 8860)
Từ mấy ngày qua tại Việt Nam đã rộ lên tin đồn về sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên trung ương đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương bị bệnh nặng đang chữa trị ở Mỹ, thậm chí có tin cho biết ông vừa qua đời sáng nay 29/08/2014. Báo chí trong nước đã cải chính tin xấu về tình hình sức khỏe của nhân vật đang phụ trách công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Hôm Chủ Nhật ngày 2 tháng 8, chị Thế Thuỷ má của cháu Caroline, cùng với em của cháu là Josephine từ Westminster và gia đình người bạn của chị Thế Thuỷ ở Milpitas là anh Đăng Tâm lên thăm chúng tôi.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 7545)
Ngày 4/8/2014, IJAVN đã tổ chức sinh hoạt định kỳ buổi đầu tiên tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dành cho hội viên khu vực miền Nam và một số ở miền Trung. Cuộc họp này vắng mặt hai thành viên là Phạm Chí Dũng - chủ tịch Hội, và Phạm Bá Hải – hội viên, đều do bị cơ quan an ninh tìm cách ngăn chặn.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7677)
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Các báo Chính phủ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VOV, VOH, Vietnamnet, Dân Trí, Vneconomy, Người lao động, An ninh thủ đô… đồng loạt đưa tin giống nhau
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 7412)
Về những hoạt động đầu tiên của Hội Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) xin chung gửi đến quý độc giả và báo giới lời cám ơn chân thành và sâu sắc vì tình cảm và mối quan tâm của quý vị từ ngày 4/7/2014 - thời điểm IJAVN chính thức ra đời – cho tới nay.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 7459)
Hằng nghìn tấm lòng tụ hội ... Hằng triệu con tim dõi theo bước chân người yêu nước ... Rừng cờ, biển người nêu cao chính nghĩa dân tộc ... Già, trẻ, nam, nữ nhập dòng tranh đấu: hô to những khẩu hiệu, hát vang những bài ca ...
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 6892)
Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề?
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7711)
Thuật ngữ ‘compassion fatigue’ (suy giảm lòng thương) được dùng trước tiên trong ngành y tế nói đến việc các y tá và bác sĩ bị trơ lỳ cảm xúc khi phải tiếp xúc với quá nhiều bệnh nhân với cường độ cao. Cho đến một thời điểm nào đó lòng trắc ẩn của họ sẽ không còn, kiểu như nàng Mị trong chuyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, sống trong cái khổ quen rồi thì cũng không biết thế nào là khổ nữa. Hiện tượng này dễ thấy ở mọi ngóc ngách cuộc sống: từ quyên góp tiền ủng hộ lũ lụt cho đến giúp người bị nạn trên đường. Người ta có thể hành động rất hào hiệp trong lần đầu tiên, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba và mọi việc vẫn như cũ, lòng tốt ban đầu sẽ khó được giữ nguyên.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7972)
Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014).
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 7611)
Truyền thông và báo chí Indonesia chọn phe trong mùa tranh cử Tuần qua, khi đang ở Indonesia tôi đọc được nhiều câu chúc lẫn nhau của các bạn nhà báo Việt Nam nhân ‘Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6’. Tôi không biết về ngày 21/6 và cũng không thấy nó liên quan gì đến mình nên chỉ nhân đó theo dõi trao đổi của một số bạn trên mạng về sự thăng trầm của nghề báo thời nay. Nhưng cùng lúc, chuyến công tác tìm hiểu thị trường truyền thông ở Indonesia cho BBC, và qua gặp gỡ các đồng nghiệp bên đó, người Úc, Singapore, Indonesia, khiến tôi thấy chia sẻ ra đây một số nhận xét về nghề báo cũng là chuyện hữu ích.