Nhớ ngày 20 tháng 1/1975, mọi người ôm nhau khóc...

19 Tháng Giêng 20176:11 CH(Xem: 6402)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 20  JAN  2017


Nhớ ngày 20 tháng 1/1975, mọi người ôm nhau khóc ròng trong lễ  kỷ niệm 1 năm thất thủ Hoàng Sa


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã


Tiến sĩ Sử học

 

image021

Chính Mao Trạch Đông đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa.


Tôi còn rất nhớ  hồi 9 g sáng ngày 20/1/1975  tại Thư Viện Quốc Gia với tính cách Trưởng ban Tổ chức, tôi phát biểu giới thiệu GS Trần Văn Quế , đại diện Năm Bô Lão Chủ Tọa, trong đó có nhà thơ  yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải, đọc lời phát biểu khai mạc Triển lãm “sử liệu Hoàng Sa” và “ra mắt Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa”, tôi rất xúc động không cầm nước mắt, khiến mọi người ôm nhau khóc ròng như Báo Sóng Thần hồi ấy đã đưa tin. Sao tôi lại khóc, vì tôi tủi thân  là dân một nước, đang là nạn nhân của thời cuộc quốc tế. Ngay sau đó ,tôi có trao đổi với Võ sư Trần Huy Phong, đại diện VoviNam Việt Võ Đạo trong Ban Tổ chức rằng làm cách nào chúng ta đối thoại được với thanh niên Miền Bắc.


Đến ngày 16/6/2012 khi tôi cùng GS Thomas Vallely và Luật gia Tạ Văn Tài cùng chủ tọa hội thảo về Biển Đông tại Đại Học Harvard, khi TS Minh Phương, giảng viên của Trường Harvard nhắc đến biến cố ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa , làm tôi lại xúc động rơi lệ. Có người hỏi tại sao, vì nhắc biến cố đó làm xoáy vào trái tim tôi đã từng  rơi lệ và tôi vẫn thường nói rằng Hoàng Sa & Trường Sa là chất men yêu nước. Tôi rất tâm đắc tại buổi nói chuyện về Biển Đông của tôi cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy câu nói phát biểu của một nữ sinh viên tại Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội năm 2011  rằng “bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa & Trường Sa là có tội với Tổ tông và Dân tộc khi nghe tôi nói “ bất cư ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.


 Là chất men yêu nước thì phải làm sao khi nhắc tới Hoàng Sa & Trường Sa,  khiến  cho giới trẻ Việt Nam phải xúc cảm và phải làm một cái gì cho Đất nước này như có một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển.Chỉ khi nào Việt Nam trở thành cường quốc mới làm chủ được vận mệnh mình và có thời cơ mới lây lại Hoàng Sa.


 Tôi cũng thường nói Việt Nam có mặt mạnh nhất là lịch sử xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa. Song tôi đi rất nhiều nơi đều rất vắng bóng tài liệu của Việt Nam và lại tràn ngập các tài liệu của Trung Quốc. Tôi cũng từng nói với các sinh viên cao học sử về chủ quyền biển đảo  tại Đại Học Sài gòn rằng phải hứa trong đời các học viên, ít nhất mỗi người phải hương dẫn  10 hộc trò của mình làm luận văn , luận án vể Biển Đông, trong khi GS Phan Huy Lê cho biết hiện nay Trung Quốc có 1000 luận văn, luận án về Biển Đông.


Muốn trở thành cường quốc biển thì giáo dục phải làm được hai điều: một là giáo dục cho thanh niên Việt Nam có kỹ năng yêu nước như thanh niên Nhật bản từ nhỏ đã có hành động yêu nước khi làm công ty , doanh nhân góp phần xây dựng đất nước hùng cường, những gi hại cho Đất nước nhất định không làm và giáo dục  thanh niên Việt Nam có kỹ năng tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái.


 Và để có một xã hội tốt đẹp nên có hai điều: một là không được nói dối nữa và đối xử tử tế với nhau , không đấu đá nhau nữa  phải xây dựng đòan kết , đại hòa . như tôi đã nói tại San Jose, người Việt Nam phải bừng tỉnh thế kỷ XX, Việt Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế!


Trong thời gian qua, tôi đã sáng lập “Quỹ văn Hóa Giáo Dục  Hãn Nguyên Nguyễn Nhã” với  chủ trương cùng nhau 4 đề án, trong đó đề án đầu tiên là  “Đề án cùng nhau quảng bá chủ quyền của Việt Nam ra thế giới” hy vọng trong năm 2017 sẽ có hai cuốn sách bằng tiếng Anh của tôi xuất bản:  “Vietnam ‘s Sovereignty over the Paracels & Spratlys Islands – A History in Document” do Đại Học Quốc Gia TPHCM  xuất bản và đang vận động một đại học ở Mỹ xuất cuốn “Evidences of Vietnam’s Sovereignty over Paracel Islands and Spratly Islands”  do ông Vinh-The Lam, M.L.S. Librarian Emeritus, University of Saskatchewan, Canada dịch từ cuốn “ Những bằng Chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa” do Nxb Giáo Dục Việt Nam xuất bản. Cũng mong cùng nhau đưa hai cuốn sách này tới các trường đại học trên thế giới có môn học hay ngành học Á Châu.


 Đó cũng là tâm nguyện của tôi và mong được mọi người chia sẻ.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Mỹ phớt lờ để mặc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa


07/01/2014


Theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây, Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.


image021

Sau khi bắt tay với Mỹ, Mao Trạch Đông đã triển khai kế hoạch bành trướng biển Đông bằng hành động nổ súng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu 


Theo bản tin của tờ New York Times (Mỹ) đăng ngày 21.1.1974, mặc dù đã bại trận trước Trung Quốc trong cuộc đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa ngày 19.1.1974, nhưng chính quyền VNCH vẫn không thừa nhận thất bại và đã lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.


Sau khi đã chiếm được Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974, Bắc Kinh đã điều động 43 chiến hạm đến quần đảo này để đề phòng VNCH phản công.


Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa.


Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước.


Chính quyền Tổng thống Thiệu cũng đã nhiều lần thông báo tình hình trận Hoàng Sa với Đại sứ quan Mỹ, nhưng Washington không hề có động thái hỗ trợ gì.

Các nhà quan sát cho rằng do mới “làm lành” với Trung Quốc và cũng không muốn xích mích với Bắc Kinh vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam, nên Washington đã “án binh bất động” trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.


“Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình”, chính quyền VNCH ra tuyên cáo vào ngày 14.2.1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.


Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Thiệu đã không ra lệnh cho chiến đấu cơ xuất kích để oanh tạc tàu chiến Trung Quốc, dù rằng với thực lực F-5 lúc bấy giờ có thể giúp VNCH giành lại được Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.


Nhiều tài liệu quốc tế cho rằng chính Mỹ đã gây áp lực để chính quyền ông Thiệu không ra lệnh xuất kích vì không muốn đụng chạm đến Trung Quốc, lo ngại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân của Mỹ.


 image023

Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu


Phúc Duy - Hoàng Uy

22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6815)
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 10859)
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7463)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, với 44 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8581)
Chương trình phát thanh tiếng Việt của đài VOA dự trù thời lượng sẽ dài 15 phút mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trên một kênh của đài truyền thanh quốc gia Việt Nam có tên là 'VOV Giao Thông', phát thanh trên cả nước - theo tiết lộ của ký giả Steve Peacock trên mạng WND
02 Tháng Mười 2014(Xem: 9684)
PARIS, ngày 17.9.2014 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc kể từ hôm nay, Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ nhất, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HN-HK).
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7640)
PARIS, ngày 17.9.2014 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc kể từ hôm nay, Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ nhất, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTN-HN-HK). Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 10 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10003)
Trong dòng sinh hoạt truyền thông báo chí của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, riêng tại Quận Cam trong tháng 7 vừa qua, đạo diễn điện ảnh kiêm Cameraman Trần Nhật Phong vừa cho ra mắt độc giả Quận Cam tuần báo Đen Trắng. Tuần báo khổ 10.5 x 12.5. Bìa 4 mầu. Ông Trần Nhật Phong cho biết ngay từ số báo đầu tiên, ông đã được thân hữu hết lòng ủng hộ và yêu cầu gởi báo đi xa các tiểu bang khác.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 8137)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường nhà thờ The Church of Jesus Chirst số 10332 Bolsa Ave Thành Phố Westminster, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014 Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc đã long trọng tổ chức Kỷ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập TDKCHH. Hằng trăm đồng hương và thành viên TDKCHH tham dự.